Jimmy
Moderator
Nằm sâu 3.000 mét dưới đáy biển, ngoài khơi quần đảo Svalbard của Na Uy thuộc vòng Bắc Cực, một "cánh đồng" lỗ thông thủy nhiệt khổng lồ đã được phát hiện dọc theo Knipovich Ridge, một dãy núi ngầm dài 500 km từng được cho là khá bình thường.
Những dấu hiệu đầu tiên về sự tồn tại của thế giới bí ẩn này xuất hiện vào năm 2022, khi các nhà khoa học phát hiện ra dấu vết của phản ứng hóa học thủy nhiệt trong khu vực.
Một lỗ thông thủy nhiệt ở Jøtul Field, bên dưới vòng Bắc Cực đang giải phóng vật chất trông như khói đen - thực ra đầy khoáng chất cần thiết cho sự sống - vào nước biển - Ảnh: ĐẠI HỌC BREMEN
Tàu ngầm điều khiển từ xa MARUM-QUEST đã được triển khai để khám phá khu vực này ở độ sâu hơn 3 km. Tàu ngầm đã chụp ảnh và lấy mẫu nước, hé lộ sự tồn tại của Jøtul Field - một khu vực rộng lớn dưới đáy biển chứa đầy các lỗ thông thủy nhiệt đang hoạt động và không hoạt động, cùng với ánh sáng lấp lánh đặc trưng của nhiệt núi lửa.
Jøtul Field nằm ngay trên ranh giới giữa hai mảng kiến tạo của Trái đất đang dịch chuyển chậm rãi ra xa nhau, tạo ra sức căng, hình thành nên các thung lũng và dãy núi.
Trong bài báo đăng trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu cho biết Jøtul Field là trường thủy nhiệt đầu tiên được phát hiện dọc theo dãy núi Knipovich. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì nó đại diện cho một mắt xích mới giữa các môi trường thủy nhiệt đã biết trong khu vực.
Các sinh vật giáp xác bám đầy một khu vực có lỗ thông thủy nhiệt - Ảnh: ĐẠI HỌC BREMEN
Đồng tác giả Gerhard Bohrmann, nhà địa chất biển tại Đại học Bremen (Đức), giải thích rằng hệ thống thủy nhiệt hình thành khi nước biển thấm vào đáy đại dương, được nung nóng bởi magma bên dưới và sau đó phun trào trở lại đáy biển qua các khe nứt.
"Trong quá trình phun trào, chất lỏng này mang theo nhiều khoáng chất và vật chất hòa tan từ đáy biển, tạo thành các cấu trúc hình ống", tiến sĩ Bohrmann nói.
Ở độ sâu này, môi trường rất tối, lạnh giá và chịu áp suất cực lớn. Tuy nhiên, hệ thống thủy nhiệt trải dài 1 km và rộng hơn 200 m này lại là một ốc đảo ấm áp, giàu khoáng chất, nơi vô số sinh vật có thể sinh sống.
Được mô tả như một "xứ sở thần tiên", Jøtul Field không chỉ hứa hẹn hé lộ một hệ sinh thái mới lạ ở vùng biển Bắc Cực lạnh giá mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác.
Ví dụ, các nhà cổ sinh vật học tin rằng hệ thống thủy nhiệt có thể là nơi sự sống đầu tiên xuất hiện trong đại dương cổ đại hàng tỷ năm trước, bởi vì áp suất, nhiệt độ và hóa chất ở đây có khả năng tạo ra phản ứng hóa học tạo nên sự sống.
Nghiên cứu hệ thống thủy nhiệt cũng là cách để các nhà khoa học "đi ngược thời gian", tìm hiểu về Trái Đất sơ khai.
Ngoài ra, hệ thống thủy nhiệt còn là nơi các nhà sinh vật học thiên văn hy vọng tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất, đặc biệt là trong các đại dương ngầm trên các thiên thể như mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ.
Vì vậy, việc tìm hiểu thêm về các hệ thống thủy nhiệt trên Trái Đất cũng là cách để con người tiến gần hơn đến việc khám phá sự sống ngoài hành tinh.
Những dấu hiệu đầu tiên về sự tồn tại của thế giới bí ẩn này xuất hiện vào năm 2022, khi các nhà khoa học phát hiện ra dấu vết của phản ứng hóa học thủy nhiệt trong khu vực.
Một lỗ thông thủy nhiệt ở Jøtul Field, bên dưới vòng Bắc Cực đang giải phóng vật chất trông như khói đen - thực ra đầy khoáng chất cần thiết cho sự sống - vào nước biển - Ảnh: ĐẠI HỌC BREMEN
Tàu ngầm điều khiển từ xa MARUM-QUEST đã được triển khai để khám phá khu vực này ở độ sâu hơn 3 km. Tàu ngầm đã chụp ảnh và lấy mẫu nước, hé lộ sự tồn tại của Jøtul Field - một khu vực rộng lớn dưới đáy biển chứa đầy các lỗ thông thủy nhiệt đang hoạt động và không hoạt động, cùng với ánh sáng lấp lánh đặc trưng của nhiệt núi lửa.
Jøtul Field nằm ngay trên ranh giới giữa hai mảng kiến tạo của Trái đất đang dịch chuyển chậm rãi ra xa nhau, tạo ra sức căng, hình thành nên các thung lũng và dãy núi.
Trong bài báo đăng trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu cho biết Jøtul Field là trường thủy nhiệt đầu tiên được phát hiện dọc theo dãy núi Knipovich. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì nó đại diện cho một mắt xích mới giữa các môi trường thủy nhiệt đã biết trong khu vực.
Các sinh vật giáp xác bám đầy một khu vực có lỗ thông thủy nhiệt - Ảnh: ĐẠI HỌC BREMEN
Đồng tác giả Gerhard Bohrmann, nhà địa chất biển tại Đại học Bremen (Đức), giải thích rằng hệ thống thủy nhiệt hình thành khi nước biển thấm vào đáy đại dương, được nung nóng bởi magma bên dưới và sau đó phun trào trở lại đáy biển qua các khe nứt.
"Trong quá trình phun trào, chất lỏng này mang theo nhiều khoáng chất và vật chất hòa tan từ đáy biển, tạo thành các cấu trúc hình ống", tiến sĩ Bohrmann nói.
Ở độ sâu này, môi trường rất tối, lạnh giá và chịu áp suất cực lớn. Tuy nhiên, hệ thống thủy nhiệt trải dài 1 km và rộng hơn 200 m này lại là một ốc đảo ấm áp, giàu khoáng chất, nơi vô số sinh vật có thể sinh sống.
Được mô tả như một "xứ sở thần tiên", Jøtul Field không chỉ hứa hẹn hé lộ một hệ sinh thái mới lạ ở vùng biển Bắc Cực lạnh giá mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác.
Ví dụ, các nhà cổ sinh vật học tin rằng hệ thống thủy nhiệt có thể là nơi sự sống đầu tiên xuất hiện trong đại dương cổ đại hàng tỷ năm trước, bởi vì áp suất, nhiệt độ và hóa chất ở đây có khả năng tạo ra phản ứng hóa học tạo nên sự sống.
Nghiên cứu hệ thống thủy nhiệt cũng là cách để các nhà khoa học "đi ngược thời gian", tìm hiểu về Trái Đất sơ khai.
Ngoài ra, hệ thống thủy nhiệt còn là nơi các nhà sinh vật học thiên văn hy vọng tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất, đặc biệt là trong các đại dương ngầm trên các thiên thể như mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ.
Vì vậy, việc tìm hiểu thêm về các hệ thống thủy nhiệt trên Trái Đất cũng là cách để con người tiến gần hơn đến việc khám phá sự sống ngoài hành tinh.