VNR Content
Pearl
Năm 2021 vừa qua, các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều ví dụ cho thấy sự khốc liệt của cuộc đấu tranh sinh tồn trong thế giới động vật. Dưới đây là 10 sự thật gây sốc nhất về động vật trong năm nay do trang Live Science tổng hợp.
Con ruồi đực này đang muốn trải nghiệm cảm giác "ái tử thi" chăng?
Có một loại nấm ký sinh vô cùng quỷ dị ảnh hưởng đến ruồi nhà đã được phát hiện vào năm 2021. Sau khi xâm nhập, loại nấm này sẽ kiểm soát hệ thần kinh của ruồi, khiến chúng thích đậu ở nơi cao để phân tán bào tử nấm. Những con ruồi bị nhiễm nấm sẽ chết dần chết mòn do bị nấm “ăn” từ bên trong. Không dừng lại ở đó, ngay cả khi những con cái bị nhiễm bệnh đã chết, loài nấm này vẫn phát ra mùi hương dụ ruồi đực giao phối với những con cái đã chết để phân phối bào tử nấm rộng rãi hơn.
2. Hươu mọc lông ở mắt
Lấy khăn lông che mắt thì quá bình thường, hươu đây còn mọc hẳn lông ở nhãn cầu luôn mới ghê
Một con hươu đực ở Tennessee đã xuất hiện tình trạng vô cùng hiếm gặp: một lớp lông dày mọc ra từ nhãn cầu, khiến giác mạc của hươu bị che phủ hoàn toàn. Trên thực tế, con hươu này bị mắc bệnh “u bì kết mạc” (corneal dermoid) - một loại bệnh khiến cơ thể xuất hiện các khối u lành tính ở nhãn cầu. Những khối u này được tạo thành từ mô da có chứa các nang lông. Khi con hươu lớn lên, lông mọc ra từ những mô da này, che khuất tầm nhìn của con vật.
Bướm Melitaea cinxia tội nghiệp không biết rằng bên trong cơ thể mình có thể đang có tới hai loài ký sinh
Năm 1991, một nhà sinh thái học đã thả một quần thể bướm Melitaea cinxia trên một quần đảo ở Phần Lan, mang tới cho nơi đây một hình thức sinh dưỡng vô cùng độc đáo: Ký sinh trong ký sinh. Bên trong sâu bướm là trứng và ấu trùng của ong ký sinh Hyposoter horticola. Và ẩn bên trong ấu trùng Hyposoter là một loài ong ký sinh khác nhỏ hơn tên là Mesochorus stigmaticus. Các loài ong này sinh sôi và phát triển bên trong sâu bướm, cuối cùng chui ra khỏi cơ thể vật chủ, khiến vật chủ tử vong. Kiểu ký sinh đặc biệt này đã được phát hiện và tháng 9 vừa qua.
Có "chiếc ô" to thế này trên người thì kiến ta còn sợ gì mưa nắng
Đầu năm nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra một con kiến thợ 50 triệu năm tuổi được bảo quản trong hổ phách. Mọi chuyện chẳng có gì cho đến khi họ nhận thấy cơ thể của con kiến này có chứa thêm một thứ, đó là các tua của một loại nấm ký sinh. Các tua này mọc ra từ hậu môn của con kiến, tạo thành một một chiếc mũ nấm khá lớn. Phân tích DNA cho thấy loài nấm này chưa từng được biết đến trước đây, được các nhà nghiên cứu đặt tên là Allocordyceps baltica. Nếu con kiến và nấm không bị nhốt trong mảnh hổ phách này, thì các tua nấm thò ra sẽ giúp phát tán bào tử nấm, giúp chúng sinh sôi nảy nở
Trong miệng cá đôi khi không phải là lưỡi cá mà là rận ăn lưỡi
Một loài ký sinh đã được tìm thấy trong miệng của một con cá được đánh bắt gần đây ở Texas, phần lưỡi của cá đã bị con vật “ăn” sạch. Loài ký sinh đó chính là Cymothoa exigua hay còn được gọi là rận ăn lưỡi. Loài này chui vào trong miệng cá qua đường mang, sau đó chúng bám vào lưỡi và cắt nguồn cung cấp máu cho đến khi phần lưỡi khô héo và rụng đi. Loài này sau đó sẽ thay thế lưỡi trong miệng cá. Tuy nhiên, quá trình này không làm cá chết, ngược lại 2 loài còn có thể cùng tồn tại trong nhiều năm.
Tưởng rằng chỉ có thây ma thích mổ bụng moi nội tạng để ăn, hóa ra rắn Kukri cũng thế
Ếch là thức ăn yêu thích của rất nhiều loài rắn và rắn Kukri cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, trái với tập tính của nhiều loài rắn khác khi nuốt trọn con mồi, rắn Kukri lại thích ăn nội tạng trong khi nạn nhân vẫn còn sống. Loài rắn kỳ lạ này sử dụng những chiếc răng lớn, sắc như dao ở hàm trên để rạch một lỗ nhỏ, sau đó mổ bụng ếch và chui đầu vào đó để ăn nội tạng con mồi mặc cho con ếch vẫn còn sống. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy nhiều trường hợp rắn ăn nội tạng ếch ở Thái Lan, Việt Nam và Hồng Kông. Trong số những con rắn mà họ nhìn thấy, có hai con nuốt chửng con mồi - nhưng đó là sau khi ăn xong nội tạng.
Nôn vào miệng nhau để làm thân chắc cũng chỉ có loài kiến
Nếu như con người kết nối với nhau thông qua mạng xã hội hoặc các cuộc trò chuyện trực tiếp thì loài kiến tạo ra mối liên kết bằng cách… nôn vào miệng của nhau. Phương pháp này được gọi là trophallaxis, cho phép kiến chia sẻ protein và chất dinh dưỡng, đồng thời tăng cường kết nối giữa các thành viên trong đàn. Một đàn kiến có thể chứa hàng nghìn cá thể được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt, gây ảnh hưởng đến chất chứa trong dạ dày của chúng. Nhưng khi những chất này được truyền từ miệng sang miệng, toàn bộ đàn có thể chia sẻ lợi ích dinh dưỡng và nội tiết tố của một cá thể.
Ma cà rồng thì hút máu người, còn bướm bông sữa thì hút "máu" sâu bướm
Cũng trong năm nay, các nhà nghiên cứu ở Indonesia đã theo dõi 7 loài bướm bông sữa có sở thích hút dịch cơ thể của sâu bướm. Những bữa ăn như vậy đôi khi kéo dài tới hàng giờ. Những con bướm đã sử dụng móng vuốt nhỏ ở chân, rạch những vệt dài trên cơ thể của sâu bướm để chất lỏng bên trong chảy ra và sau đó hút lấy. Những con sâu bướm thường ăn cây cỏ sữa nên dịch cơ thể của chúng chứa đầy dưỡng chất từ loài thực vật này. Điều này khiến những con sâu bướm trở thành miếng mồi ngon cho những con bướm đực, chúng sử dụng các hợp chất của cây cỏ sữa để thu hút con cái.
Đừng tưởng cá mập ở ngoài không nguy hiểm như trên phim, chẳng qua là bạn chưa nhìn thấy những lúc chúng hung ác thôi
Vào tháng 8 năm nay, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Massachusetts đã thực hiện một nhiệm vụ gắn máy theo dõi tại Khu bảo tồn Hàng hải Quốc gia Ngân hàng Stellwagen. Khi đang tìm kiếm cá nhám phơi nắng thì họ phát hiện một con cá mập đang "điên cuồng cấu xé" xác của một con cá voi lưng gù trẻ tuổi. Các nhà khoa học đã chụp ảnh, quay lại video và thậm chí còn gắn cảm biến âm thanh vào một số con cá mập trắng khi chúng đang ăn. Bằng cách này, họ có thể tiếp tục theo dõi chuyển động và hành vi của những kẻ săn mồi dưới đáy biển này.
Đằng nào thì thân thể này cũng đang chết dần vì nấm, vậy thì hãy làm một con ve thật "phong lưu" để khỏi phải nuối tiêc
Trong suốt mùa xuân và đến mùa hè năm 2021, những con ve sầu thân đen, mắt đỏ xuất hiện dày đặc ở vùng đông bắc Hoa Kỳ. Đây là một cảnh tượng hiếm có, 17 năm mới có một lần. Đây cũng là mùa sinh sản của một loại nấm nguy hiểm có tên là Massospora cicadina, ký sinh ở ve sầu. Bào tử nấm sau khi thoát ra khỏi lòng đất sẽ bám vào nhộng ve sầu. Sau đó, nấm xâm nhập vào cơ thể ve sầu và nhân lên khi nhộng phát triển thành ve trưởng thành. Lâu dần, nấm trở nên dày đặc đến mức bọc kín phần đuôi của ve sầu bằng một khối bào tử màu vàng, cơ thể của ve sẽ dần phân hủy do bị nấm ăn. Loại nấm này cũng thay đổi hành vi của ve sầu, khiến chúng giao phối thường xuyên hơn, do đó lây nhiễm cho nhiều ve sầu hơn.
Theo Live Science
1. Nấm ký sinh trên ruồi nhà
Có một loại nấm ký sinh vô cùng quỷ dị ảnh hưởng đến ruồi nhà đã được phát hiện vào năm 2021. Sau khi xâm nhập, loại nấm này sẽ kiểm soát hệ thần kinh của ruồi, khiến chúng thích đậu ở nơi cao để phân tán bào tử nấm. Những con ruồi bị nhiễm nấm sẽ chết dần chết mòn do bị nấm “ăn” từ bên trong. Không dừng lại ở đó, ngay cả khi những con cái bị nhiễm bệnh đã chết, loài nấm này vẫn phát ra mùi hương dụ ruồi đực giao phối với những con cái đã chết để phân phối bào tử nấm rộng rãi hơn.
Một con hươu đực ở Tennessee đã xuất hiện tình trạng vô cùng hiếm gặp: một lớp lông dày mọc ra từ nhãn cầu, khiến giác mạc của hươu bị che phủ hoàn toàn. Trên thực tế, con hươu này bị mắc bệnh “u bì kết mạc” (corneal dermoid) - một loại bệnh khiến cơ thể xuất hiện các khối u lành tính ở nhãn cầu. Những khối u này được tạo thành từ mô da có chứa các nang lông. Khi con hươu lớn lên, lông mọc ra từ những mô da này, che khuất tầm nhìn của con vật.
3. Ký sinh trong ký sinh
Năm 1991, một nhà sinh thái học đã thả một quần thể bướm Melitaea cinxia trên một quần đảo ở Phần Lan, mang tới cho nơi đây một hình thức sinh dưỡng vô cùng độc đáo: Ký sinh trong ký sinh. Bên trong sâu bướm là trứng và ấu trùng của ong ký sinh Hyposoter horticola. Và ẩn bên trong ấu trùng Hyposoter là một loài ong ký sinh khác nhỏ hơn tên là Mesochorus stigmaticus. Các loài ong này sinh sôi và phát triển bên trong sâu bướm, cuối cùng chui ra khỏi cơ thể vật chủ, khiến vật chủ tử vong. Kiểu ký sinh đặc biệt này đã được phát hiện và tháng 9 vừa qua.
4. Nấm mọc ra từ hậu môn của kiến
Đầu năm nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra một con kiến thợ 50 triệu năm tuổi được bảo quản trong hổ phách. Mọi chuyện chẳng có gì cho đến khi họ nhận thấy cơ thể của con kiến này có chứa thêm một thứ, đó là các tua của một loại nấm ký sinh. Các tua này mọc ra từ hậu môn của con kiến, tạo thành một một chiếc mũ nấm khá lớn. Phân tích DNA cho thấy loài nấm này chưa từng được biết đến trước đây, được các nhà nghiên cứu đặt tên là Allocordyceps baltica. Nếu con kiến và nấm không bị nhốt trong mảnh hổ phách này, thì các tua nấm thò ra sẽ giúp phát tán bào tử nấm, giúp chúng sinh sôi nảy nở
5. Rận ăn lưỡi
Một loài ký sinh đã được tìm thấy trong miệng của một con cá được đánh bắt gần đây ở Texas, phần lưỡi của cá đã bị con vật “ăn” sạch. Loài ký sinh đó chính là Cymothoa exigua hay còn được gọi là rận ăn lưỡi. Loài này chui vào trong miệng cá qua đường mang, sau đó chúng bám vào lưỡi và cắt nguồn cung cấp máu cho đến khi phần lưỡi khô héo và rụng đi. Loài này sau đó sẽ thay thế lưỡi trong miệng cá. Tuy nhiên, quá trình này không làm cá chết, ngược lại 2 loài còn có thể cùng tồn tại trong nhiều năm.
6. Rắn mổ bụng ếch để ăn nội tạng
Ếch là thức ăn yêu thích của rất nhiều loài rắn và rắn Kukri cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, trái với tập tính của nhiều loài rắn khác khi nuốt trọn con mồi, rắn Kukri lại thích ăn nội tạng trong khi nạn nhân vẫn còn sống. Loài rắn kỳ lạ này sử dụng những chiếc răng lớn, sắc như dao ở hàm trên để rạch một lỗ nhỏ, sau đó mổ bụng ếch và chui đầu vào đó để ăn nội tạng con mồi mặc cho con ếch vẫn còn sống. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy nhiều trường hợp rắn ăn nội tạng ếch ở Thái Lan, Việt Nam và Hồng Kông. Trong số những con rắn mà họ nhìn thấy, có hai con nuốt chửng con mồi - nhưng đó là sau khi ăn xong nội tạng.
7. Kiến nôn vào miệng đồng loại để làm thân
Nếu như con người kết nối với nhau thông qua mạng xã hội hoặc các cuộc trò chuyện trực tiếp thì loài kiến tạo ra mối liên kết bằng cách… nôn vào miệng của nhau. Phương pháp này được gọi là trophallaxis, cho phép kiến chia sẻ protein và chất dinh dưỡng, đồng thời tăng cường kết nối giữa các thành viên trong đàn. Một đàn kiến có thể chứa hàng nghìn cá thể được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt, gây ảnh hưởng đến chất chứa trong dạ dày của chúng. Nhưng khi những chất này được truyền từ miệng sang miệng, toàn bộ đàn có thể chia sẻ lợi ích dinh dưỡng và nội tiết tố của một cá thể.
8. Bướm ăn sâu bướm
Cũng trong năm nay, các nhà nghiên cứu ở Indonesia đã theo dõi 7 loài bướm bông sữa có sở thích hút dịch cơ thể của sâu bướm. Những bữa ăn như vậy đôi khi kéo dài tới hàng giờ. Những con bướm đã sử dụng móng vuốt nhỏ ở chân, rạch những vệt dài trên cơ thể của sâu bướm để chất lỏng bên trong chảy ra và sau đó hút lấy. Những con sâu bướm thường ăn cây cỏ sữa nên dịch cơ thể của chúng chứa đầy dưỡng chất từ loài thực vật này. Điều này khiến những con sâu bướm trở thành miếng mồi ngon cho những con bướm đực, chúng sử dụng các hợp chất của cây cỏ sữa để thu hút con cái.
9. Cá mập xé xác cá voi lưng gù
Vào tháng 8 năm nay, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Massachusetts đã thực hiện một nhiệm vụ gắn máy theo dõi tại Khu bảo tồn Hàng hải Quốc gia Ngân hàng Stellwagen. Khi đang tìm kiếm cá nhám phơi nắng thì họ phát hiện một con cá mập đang "điên cuồng cấu xé" xác của một con cá voi lưng gù trẻ tuổi. Các nhà khoa học đã chụp ảnh, quay lại video và thậm chí còn gắn cảm biến âm thanh vào một số con cá mập trắng khi chúng đang ăn. Bằng cách này, họ có thể tiếp tục theo dõi chuyển động và hành vi của những kẻ săn mồi dưới đáy biển này.
10. Nấm ký sinh khiến ve sầu thèm khát tình dục
Trong suốt mùa xuân và đến mùa hè năm 2021, những con ve sầu thân đen, mắt đỏ xuất hiện dày đặc ở vùng đông bắc Hoa Kỳ. Đây là một cảnh tượng hiếm có, 17 năm mới có một lần. Đây cũng là mùa sinh sản của một loại nấm nguy hiểm có tên là Massospora cicadina, ký sinh ở ve sầu. Bào tử nấm sau khi thoát ra khỏi lòng đất sẽ bám vào nhộng ve sầu. Sau đó, nấm xâm nhập vào cơ thể ve sầu và nhân lên khi nhộng phát triển thành ve trưởng thành. Lâu dần, nấm trở nên dày đặc đến mức bọc kín phần đuôi của ve sầu bằng một khối bào tử màu vàng, cơ thể của ve sẽ dần phân hủy do bị nấm ăn. Loại nấm này cũng thay đổi hành vi của ve sầu, khiến chúng giao phối thường xuyên hơn, do đó lây nhiễm cho nhiều ve sầu hơn.
Theo Live Science