Toshiba sắp chia tách thành 3 công ty độc lập, nỗ lực tìm lại ánh hào quang

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Tập đoàn Nhật Bản dự kiến sẽ chia tách thành ba công ty độc lập, tập trung vào ba lĩnh vực chuyên môn là cơ sở hạ tầng, linh kiện bán dẫn (bộ nhớ) và thiết bị. Việc chia tách này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2023. Theo Nikkei, 3 công ty này cũng sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán, lần lượt trong vòng 2 năm sau khi chia tách. Đây là nỗ lực nhằm nâng cao giá trị cổ phiếu của các nhà đầu tư, khi tạo ra 3 công ty có cấu trúc lợi nhuận, chiến lược tăng trưởng khác nhau.
Đây là động thái nằm trong kế hoạch kinh doanh trung hạn của công ty, với mục tiêu cao nhất là nâng cao giá trị doanh nghiệp, khôi phục vị thế. Toshiba là 1 ông lớn Nhật Bản, kinh doanh trải dài từ trạm năng lượng cho tới đồ gia dụng, từng là những động lực tăng trưởng quan trọng của công ty. Tuy nhiên, đó đã là quá khứ khi giờ đây, doanh nghiệp này vẫn đang phải vật lộn tái cấu trúc nhằm củng cố nguồn thu, lợi nhuận.
Toshiba đã bị hạ thấp định giá doanh nghiệp, khi họ tham gia nhiều ngành nghề nhưng trong đó lại có nhiều hoạt động phải chịu nhiều rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả. Các nhà đầu tư lo ngại việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất chung của công ty. Điển hình như việc tham gia ngành năng lượng hạt nhân, đã gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng cho tập đoàn Nhật Bản.

Toshiba sắp chia tách thành 3 công ty độc lập, nỗ lực tìm lại ánh hào quang
Cơ cấu doanh thu của Toshiba (ảnh: Nikkei)
Thế nhưng, Toshiba vẫn còn nhiều hoạt động khác như vận hành nhà máy nhiệt điện, hệ thống giao thông vận tải, lắp đặt thang máy, điều hòa, ổ cứng và chất bán dẫn,... Chính vì quy mô đầu tư dàn trải nhưng quản lí yếu kém, họ đã để thất thoát hàng tỷ USD của các nhà đầu tư. Trong năm tài chính gần nhất, Toshiba đạt doanh thu thuần 26,9 tỷ USD. Việc chia tách được cho là giúp minh bạch hơn trong quản trị, giúp hãng phân bổ nguồn lực chính xác hơn.
Toshiba sẽ tách trạm năng lượng và các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng thành 1 nhóm riêng, chịu quản lí bởi 1 công ty duy nhất. Các sản phẩm như ổ cứng sẽ nằm dưới 1 doanh nghiệp khác. Và cuối cùng, đơn vị sản xuất chip nhớ là công ty độc lập thứ 3 - Kioxia Holdings. Toshiba đang có 40% cổ phần ở đơn vị bộ nhớ này, còn lại là các nhà đầu tư nước ngoài.
Mỗi công ty lại tham gia 1 ngành nghề riêng với những đặc thù khác nhau. Việc chia tách sẽ giúp quy trình ra quyết định trở nên phù hợp hơn, nhanh chóng hơn. Ví dụ khi muốn thực hiện 1 vụ M&A để mở rộng kinh doanh. Nếu thành công, nó sẽ giúp các công ty trong Toshiba chịu trách nhiệm cao hơn với những quyết định của mình, phản ứng nhanh hơn với môi trường kinh doanh để nâng cao hiệu quả chung. Từ đó, khôi phục lại giá trị doanh nghiệp của tập đoàn.
Theo Nikkei, động thái mới này của Toshiba có thể gây ra 1 làn sóng chấn động trong giới doanh nghiệp Nhật Bản. Rất hiếm có 1 công ty Nhật nào lại chọn tách ra thành các thực thể độc lập, sau đó đều niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nguồn:
Nikkei.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top