thuha19051234
Pearl
Theo theo bản kiểm kê công khai đầu tiên về hydrocacbon vừa được công bố, nếu đốt cháy trữ lượng nhiên liệu hóa thạch còn lại trên thế giới, sẽ giải phóng ra 3,5 nghìn tỷ tấn khí thải nhà kính.
Liên hợp quốc ước tính, ngân sách carbon còn lại của Trái đất - lượng ô nhiễm con người có thể thêm vào bầu khí quyển trước khi mốc nhiệt độ 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris lại bị phá vỡ - vào khoảng 360 tỷ tấn CO2 tương đương, hoặc 9 năm ở mức phát thải hiện tại.
Ngoài ra, đánh giá Khoảng cách Sản xuất hàng năm của Liên Hợp Quốc năm ngoái cho thấy, các chính phủ có kế hoạch đốt nhiều hơn 2 lần nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Điều này càng thúc đẩy việc Trái Đất tiến đến giới hạn nóng lên 1,5 độ C.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kiểm kê toàn cầu toàn cầu về lượng dự trữ còn lại của các quốc gia. Cơ quan đăng ký nhiên liệu hóa thạch toàn cầu tìm cách cung cấp thông tin rõ ràng hơn về trữ lượng dầu, khí đốt và than giúp chúng ta có cái nhìn chính xác nhất về nguồn cung toàn cầu và giúp các nhà hoạch định chính sách quản lý tốt hơn các giai đoạn của họ.
Nhiên liệu hóa thạch được ví như quả bom nổ chậm
Với hơn 50.000 cơ sở trên 89 quốc gia, nó cho thấy một số đang nắm giữ đủ lượng carbon đủ để gây ra thảm họa lớn. Chẳng hạn trữ lượng than của Hoa Kỳ chứa 520 tỷ tấn CO2 tương đương. Trung Quốc, Nga và Úc đều dự trữ đủ để nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn 1,5 độ C.
Các nhà nghiên cứu cho biết "Chừng nào chúng ta không đo lường những gì đang được sản xuất, thì thật khó để đo lường hoặc điều chỉnh sản lượng đó."
Ngoài ra họ cũng đang nắm giữ các dữ liệu phát thải cho các dự án dầu, khí đốt hoặc than đá riêng lẻ. Trong số 50.000 cơ sở này, nguồn phát thải mạnh nhất là mỏ dầu Ghawar ở Ả Rập Xê Út, nơi thải ra khoảng 525 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm. Còn 12 địa điểm gây ô nhiễm nhất đều ở vùng Vịnh hoặc Nga.
Những trữ lượng tồn kho này tạo ra áp lực cho các nhà đầu tư ở những quốc gia có trữ lượng hydrocacbon lớn, nhưng lại ít có triển vọng để thoát khỏi nguồn nhiên liệu hóa thạch. Điều này chứng tỏ đó là một thách thức toàn cầu.
Việc kiểm kê cũng cho thấy sự khác biệt lớn về giá carbon giữa các quốc gia, với thuế phát thải tạo ra gần 100 USD/tấn ở Iraq nhưng chỉ 5 USD/tấn ở Anh.
Toàn bộ cơ sở dữ liệu này sẽ giúp các chính phủ, công ty và nhà đầu tư đưa ra quyết định điều chỉnh việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch, nhằm đạt được mục tiêu về giới hạn nhiệt độ toàn cầu đã đề ra.
>>>Chưa đầy 100 năm nữa, nước biển dâng sẽ "nhấn chìm" số tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD của cường quốc số 1 hiện nay
Nguồn sciencealert
Liên hợp quốc ước tính, ngân sách carbon còn lại của Trái đất - lượng ô nhiễm con người có thể thêm vào bầu khí quyển trước khi mốc nhiệt độ 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris lại bị phá vỡ - vào khoảng 360 tỷ tấn CO2 tương đương, hoặc 9 năm ở mức phát thải hiện tại.
Ngoài ra, đánh giá Khoảng cách Sản xuất hàng năm của Liên Hợp Quốc năm ngoái cho thấy, các chính phủ có kế hoạch đốt nhiều hơn 2 lần nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030. Điều này càng thúc đẩy việc Trái Đất tiến đến giới hạn nóng lên 1,5 độ C.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kiểm kê toàn cầu toàn cầu về lượng dự trữ còn lại của các quốc gia. Cơ quan đăng ký nhiên liệu hóa thạch toàn cầu tìm cách cung cấp thông tin rõ ràng hơn về trữ lượng dầu, khí đốt và than giúp chúng ta có cái nhìn chính xác nhất về nguồn cung toàn cầu và giúp các nhà hoạch định chính sách quản lý tốt hơn các giai đoạn của họ.
Với hơn 50.000 cơ sở trên 89 quốc gia, nó cho thấy một số đang nắm giữ đủ lượng carbon đủ để gây ra thảm họa lớn. Chẳng hạn trữ lượng than của Hoa Kỳ chứa 520 tỷ tấn CO2 tương đương. Trung Quốc, Nga và Úc đều dự trữ đủ để nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn 1,5 độ C.
Các nhà nghiên cứu cho biết "Chừng nào chúng ta không đo lường những gì đang được sản xuất, thì thật khó để đo lường hoặc điều chỉnh sản lượng đó."
Ngoài ra họ cũng đang nắm giữ các dữ liệu phát thải cho các dự án dầu, khí đốt hoặc than đá riêng lẻ. Trong số 50.000 cơ sở này, nguồn phát thải mạnh nhất là mỏ dầu Ghawar ở Ả Rập Xê Út, nơi thải ra khoảng 525 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm. Còn 12 địa điểm gây ô nhiễm nhất đều ở vùng Vịnh hoặc Nga.
Những trữ lượng tồn kho này tạo ra áp lực cho các nhà đầu tư ở những quốc gia có trữ lượng hydrocacbon lớn, nhưng lại ít có triển vọng để thoát khỏi nguồn nhiên liệu hóa thạch. Điều này chứng tỏ đó là một thách thức toàn cầu.
Việc kiểm kê cũng cho thấy sự khác biệt lớn về giá carbon giữa các quốc gia, với thuế phát thải tạo ra gần 100 USD/tấn ở Iraq nhưng chỉ 5 USD/tấn ở Anh.
Toàn bộ cơ sở dữ liệu này sẽ giúp các chính phủ, công ty và nhà đầu tư đưa ra quyết định điều chỉnh việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch, nhằm đạt được mục tiêu về giới hạn nhiệt độ toàn cầu đã đề ra.
>>>Chưa đầy 100 năm nữa, nước biển dâng sẽ "nhấn chìm" số tài sản trị giá hơn 100 tỷ USD của cường quốc số 1 hiện nay
Nguồn sciencealert