Trái Đất hiện nay có 6 lục địa, bạn có biết tại sao không?

__phwq.ahnn

Writer
Một lục địa thường được định nghĩa là một vùng đất rất lớn, gần như được bao quanh bởi biển, đại dương và có một số quốc gia. Tuy nhiên, khi nói đến số lượng lục địa trên Trái Đất, nhiều chuyên gia vẫn còn tranh cãi về vấn đề này. Tùy thuộc vào các tiêu chí đã được xác định từ trước, chúng ta đều đã biết hiện nay Trái Đất có sáu lục địa. Và dưới đây là cách để các nhà khoa học có thể xác định được các lục địa trên Trái Đất.

1720339819957.png

Xác định một lục địa​

"Thuật ngữ Địa chất" - được xuất bản bởi Viện Khoa học Địa chất Hoa Kỳ, định nghĩa một lục địa là "một trong những vùng đất chính của Trái đất, bao gồm cả đất khô và thềm lục địa". Các đặc điểm để xác định đó có phải là một lục địa hay không còn bao gồm: Các khu vực đất được nâng cao so với đáy đại dương xung quanh; một loạt các thành tạo đá, bao gồm đá lửa, biến chất và trầm tích trên đất liền hay lục địa đó có một lớp vỏ dày hơn lớp vỏ của các lớp vỏ đại dương xung quanh. Ví dụ, lớp vỏ lục địa có thể thay đổi độ dày từ khoảng 18 đến 28 dặm ở độ sâu, trong khi lớp vỏ đại dương thường dày khoảng 4 dặm.

Ranh giới được xác định rõ ràng​

Theo Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ, đặc điểm cuối cùng này gây tranh cãi cho các nhà khoa học nhất, gây nên sự nhầm lẫn khi xác định các lục địa trên Trái Đất. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng nào về những đường ranh giới này.

Vậy tại sao các nhà khoa học xác định được có 6 lục địa trên Trái Đất?​

Tại Hoa Kỳ, các học sinh đều được dạy rằng hiện nay có bảy lục địa trên Trái Đất, bao gồm Châu Phi, Nam Cực, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nhưng khi so sánh với các tiêu chí được xác định ở trên, nhiều nhà địa chất nói rằng Trái Đất hiện nay chỉ có sáu lục địa, đó là: Châu Phi, Nam Cực, Châu Úc, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Á-Âu. Những quốc gia khác ở châu Âu thì các học sinh lại được dạy rằng chỉ có sáu lục địa và phần lớn mọi người đều coi Bắc và Nam Mỹ là một lục địa.

Tại sao lại có sự khác biệt này?​

Từ góc độ địa chất, châu Âu và châu Á là một vùng đất rộng lớn. Chia chúng thành hai lục địa riêng biệt là một sự cân nhắc địa chính trị vì Nga chiếm quá nhiều lục địa châu Á và trong lịch sử đã bị cô lập về mặt chính trị với các cường quốc Tây Âu, như Anh, Đức và Pháp.

Gần đây, một số nhà địa chất đã bắt đầu lập luận rằng nên "dành chỗ" cho một lục địa "mới" gọi là Zealandia. Vùng đất này nằm ngoài khơi bờ biển phía đông của Úc. New Zealand và một vài hòn đảo nhỏ là những đỉnh núi duy nhất trên mặt nước; 94% còn lại của lục địa này đều chìm dưới Thái Bình Dương.

Những cách khác để xác định lục địa và các vùng đất​

Các nhà địa lý chia hành tinh chúng ta thành các khu vực nhỏ để dễ nghiên cứu hơn. Họ chia thế giới thành tám khu vực chính: Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi, Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribê, Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và Châu Đại Dương.

Bạn cũng có thể chia các vùng đất chính của Trái Đất theo các mảng kiến tạo, là những phiến đá rắn lớn. Những phiến này bao gồm cả lớp vỏ lục địa và đại dương và được ngăn cách bởi các đường đứt gãy. Có tổng cộng 15 mảng kiến tạo, bảy trong số đó có kích thước khoảng mười triệu dặm vuông trở lên. Không có gì đáng ngạc nhiên, kích thước này gần như tương ứng với hình dạng của các lục địa nằm trên đỉnh chúng. #cáchxácđịnhcáclụcđịatrêntráiđất
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top