Trái Đất vừa có thêm 1 Mặt Trăng mới

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Một "mặt trăng mini" mới, tiểu hành tinh 2024 PT5, sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm Trái Đất từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 11, theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Tây Ban Nha. Tuy nhiên, "mặt trăng" này quá nhỏ và mờ để có thể quan sát bằng mắt thường.

2024 PT5 là một tiểu hành tinh thuộc vành đai tiểu hành tinh Arjuna, quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo tương tự Trái Đất. Tuy nhiên, do lực hấp dẫn của Trái Đất, nó sẽ bị "bắt tạm" và quay quanh hành tinh của chúng ta trong khoảng 53 ngày, từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 11.

Theo dữ liệu mới nhất từ hệ thống Horizons của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực NASA, "mặt trăng mini" này sẽ xuất hiện từ 15:54 EDT (12h giờ Hà Nội, ngày 29/9) và biến mất vào lúc 24h ngày 25/11. Sau đó, 2024 PT5 sẽ tiếp tục quay quanh Mặt Trời.

Mặc dù xuất hiện trên bầu trời đêm của Trái Đất trong hơn nửa tháng, nhưng 2024 PT5 sẽ không thể quan sát được đối với người quan sát bầu trời thông thường. Điều này là do kích thước cực kỳ nhỏ bé của nó. Trong khi Mặt Trăng có đường kính khoảng 3.475km, thì 2024 PT5 chỉ rộng khoảng 10 mét, nhỏ hơn Mặt Trăng thực sự tới 308.108 lần.

1727755249401.png


"Vật thể này quá nhỏ và mờ đối với các kính viễn vọng và ống nhòm nghiệp dư thông thường", Giáo sư Raúl de la Fuente Marcos kết luận. Ông khuyên người dùng cần sử dụng kính viễn vọng có đường kính ít nhất 30 inch kết hợp với máy dò CCD hoặc CMOS để quan sát.

2024 PT5 không phải là tiểu hành tinh đầu tiên bị lực hấp dẫn của Trái Đất hút vào. Các nhà khoa học đã từng ghi nhận hai lần trước đây, một lần kéo dài khoảng một tuần và ước tính xảy ra vài lần mỗi thập kỷ. Ngoài ra, cũng có những trường hợp hiếm hơn khi việc "bắt tạm" kéo dài nhiều năm, cho phép tiểu hành tinh hoàn thành một hoặc nhiều vòng quỹ đạo quanh Trái Đất.

Tuy nhiên, "mặt trăng mini" 2024 PT5 sẽ chỉ tồn tại trong vài tuần và không thể quan sát được bằng mắt thường. Dù vậy, sự kiện này vẫn là một lời nhắc nhở thú vị về sức hút hấp dẫn của hành tinh chúng ta và sự đa dạng của vũ trụ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top