Funiki HSIC 09TMU là mẫu điều hòa thuộc dòng SmartCare+ mới ra mắt năm 2022 của Hòa Phát, được bổ sung các tính năng hướng đến chăm sóc sức khỏe và điều khiển thông minh.
Dòng điều hòa Funiki SmartCare+ hiện có 2 model: HSIC 09TMU với mức công suất 9000 BTU dùng cho phòng diện tích dưới 15 mét, là mẫu mình dùng trong bài trải nghiệm này và HSIC 12TMU với mức công suất 12000 BTU dùng cho các phòng từ 15-20 mét vuông, trần không vượt quá 3m. Mình tham khảo giá trên Điện Máy Xanh thì thấy mẫu 9000 BTU có giá 8,79 triệu đồng, còn mẫu 1200 BTU có giá 10,39 triệu đồng. Đây là mức giá đã bao gồm cả công lắp đặt và vật tư cơ bản.
Mẫu điều hòa Funiki SmartCare+ HSIC 09TMU có giá 8,79 triệu đồng cả công lắp đặt.
Có thể thấy mức giá của Funiki HSIC 09TMU thực sự cạnh tranh nếu xét đến những gì mà điều hòa này đem đến cho người dùng. Với Funiki HSIC 09TMU, bạn sẽ có một điều hòa sử dụng máy nén inverter tiết kiệm điện, hỗ trợ Wi-Fi để điều khiển điều hòa qua điện thoại, có tấm lọc Vitamin C và carbon để khử mùi, có lưới lọc nano bạc để hạn chế vi khuẩn trong không khí, có tính năng tự động làm sạch dàn lạnh, có chế độ đảo gió 4 chiều tự động, có tính năng tự chuẩn đoán lỗi, có cảm biến nhiệt độ và đèn báo nhiệt độ ngay trên bề mặt dàn lạnh.
Có thể nói, rất nhiều tính năng mà điều hòa này cung cấp thường chỉ có trên những điều hòa đắt tiền hơn đến từ các hãng khác.
Ở tính năng điều khiển từ xa nhờ khả năng kết nối Wi-Fi, người dùng có thể điều khiển điều hòa Funiki HSIC 09TMU thông qua ứng dụng NetHome Plus hỗ trợ các thiết bị Android và iOS. Sau khi cài ứng dụng lên điện thoại, bạn có thể điều khiển mọi chức năng của điều hòa từ xa như bật tắt, điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió, các chế độ hoạt động… Hàng ngày, mình hay dùng điện thoại để bật điều hòa trước khi đi ngủ khoảng 5-10 phút cho mát phòng.
Điều hòa tích hợp Wi-Fi và có ứng dụng điều khiển bằng điện thoại.
Đặc biệt, trên dàn lạnh của điều hòa, mình còn thấy sự xuất hiện của tấm lọc vitamin C, carbon hoạt tính và tấm lọc nano bạc. Theo nhà sản xuất, tấm lọc Vitamin C và carbon hoạt tính giúp ngăn chặn tia cực tím, khử mùi và hấp thụ khí độc hại trong không khí. Trong khi tấm lọc nano bạc sẽ giải phóng ion bạc để tăng cường khả năng diệt khuẩn. Với tấm lọc Vitamin C, Funiki khuyến nghị cần thay thế sau 2 năm sử dụng.
Funiki trang bị cho điều hòa tấm lọc Vitamin C, carbon hoạt tính và tấm lọc nano bạc.
Tấm lọc Vitamin C, carbon hoạt tính (bên trái) và tấm lọc nano bạc (bên phải).
Các mẫu điều hòa Funiki còn có tính năng tự động làm sạch dàn lạnh khi người dùng kích hoạt trên điều khiển cầm tay. Sau khi điều hòa ngừng chạy, quạt gió của dàn lạnh sẽ tiếp tục thổi giúp sấy khô dàn lạnh, hạn chế vi khuẩn và nấm mốc phát triển, giúp không khí của điều hòa thổi ra được trong lành hơn. Nhưng các bạn lưu ý là chức năng tự động làm sạch dàn lạnh không thể thay thế việc vệ sinh máy lạnh định kỳ.
Các chi tiết như nhiệt độ thiết lập hiển thị trên màn hình của dàn lạnh hay chức năng tự động chuẩn đoán lỗi để cảnh báo ngay trên màn hình cũng mang lại sự tiện lợi trong sử dụng thực tế. Tuy vậy, điểm mình bất ngờ nhất trong thời gian sử dụng Funiki HSIC 09TMU lại đến từ hiệu quả của máy nén inverter, làm mát nhanh và chạy êm hơn mức mình mong đợi.
Tốc độ thổi gió của Funiki HSIC 09TMU mạnh hơn những điều hòa công suất tương tự mình từng trải nghiệm. Trên điều hoà thường có hai tốc độ thổi gió là tốc độ thường (chia làm các mức 20% - 40% - 100%) và tốc độ thổi gió ở chế độ làm lạnh nhanh Turbo (sẽ mạnh hơn tốc độ thường ở mức 100%).
Theo kết quả test của mình, tốc độ thổi gió ở mức 100% của điều hòa Funiki HSIC 09TMU đạt 3,7 mét/giây, ở mức 40% là 2,1 mét/giây và ở mức 20% là 1,74 mét/giây. Đặc biệt, ở chế độ làm lạnh nhanh Turbo, tốc độ thổi gió của điều hòa Funiki lên tới 4,14 mét/giây. Trong cùng 1 điều kiện test ở chế độ Turbo thì tốc độ gió của mẫu điều hòa Daikin FTKM25SVMV là 3,2 mét/giây và Panasonic CU/CS-WPU12WKH-8M là 4,01 mét/giây.
Tốc độ quạt gió ở chế độ Turbo
Tốc độ quạt gió ở mức 100%.
Tốc độ quạt gió ở mức trung bình (40%).
Tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất (20%)
Tốc độ thổi gió mạnh nên hiệu quả lan tỏa hơi mát của điều này cũng rất nhanh. Ở chế độ Turbo, mình test trên căn phòng chung cư 14 mét vuông lúc 2 chiều trong ngày Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm 37-38 độ C vào tuần thứ ba của tháng 6 này thì thấy nhiệt độ phòng giảm tới 6 độ C sau 15 phút và 9 độ C sau nửa giờ. Chế độ làm lạnh thông thường với thiết lập quạt gió tự động thì điều hòa cũng làm mát khá nhanh, thường chỉ sau 10 phút là nhiệt độ phòng bắt đầu mát mẻ dễ chịu.
Nhiệt độ môi trường khi chưa bật điều hòa.
Nhiệt độ phòng sau khi bật điều hòa 15 phút.
Nhiệt độ phòng sau khi bật điều hòa 30 phút.
Trong quá trình bật điều hòa, độ ẩm của phòng cũng được duy trì ổn định ở ngưỡng trên dưới 60%. Đây là mức độ ẩm tối ưu nhất cho sức khỏe, vừa dễ chịu cho làn da vừa không gây ra các vấn đề về hô hấp.
Mặc dù tốc độ thổi gió mạnh và làm mát nhanh nhưng điều hòa này lại chạy khá êm. Độ ồn cao nhất là khi điều hòa bật chế độ làm lạnh nhanh Turbo, dao động từ 47-48dB. Độ ồn giảm xuống còn 45dB khi bật mức quạt gió 100%, 43dB khi bật quạt gió mức 80%, 41dB khi quạt gió chạy ở mức 60%, 40dB khi quạt gió ở mức 40% và 39dB khi giảm quạt xuống mức thấp nhất là 20%.
Độ ồn hoạt động của điều hòa ở chế độ Turbo.
Độ ồn khi bật mức quạt gió 100%.
Độ ồn khi bật quạt gió mức 80%.
Độ ồn khi bật quạt gió mức trên trung bình (60%).
Độ ồn khi chạy quạt gió mức trung bình (40%).
Độ ồn khi bật quạt gió mức thấp nhất (20%).
Nếu so sánh thì mình thấy các kết quả đo độ ồn thực tế của Funiki HSIC 09TMU tương đương với một số điều hòa của Panasonic và LG ở tầm giá cao hơn mình từng trải nghiệm. Trong sử dụng thực tế, mình thấy đa phần thời gian điều hòa chạy ở quạt gió trung bình 40%. Độ ồn 39,5dB ở mức quạt gió này khá nhỏ, không gây chú ý ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo thang độ ồn, 40dB là độ ồn tương đương với tiếng thì thầm trong căn phòng yên tĩnh.
Về tiêu thụ điện, Funiki HSIC 09TMU đạt chỉ số năng lượng 5 sao và có chỉ số hiệu suất toàn mùa (CSPF) là 4.48.
Trong quá trình trải nghiệm điều hòa này, mình đã test chạy ở nhiều khung thời gian trong các điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau trong căn phòng chung cư 14 mét vuông ở Hà Nội. Nhìn chung, việc tiêu thụ điện của điều hòa sẽ phụ thuộc nhiều vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ thiết lập làm mát.
Cụ thể, vào ngày cuối tuần nắng nóng đỉnh điểm tới 37 độ C, mình chạy điều hòa thông 8 giờ liên tục từ lúc 9h sáng đến 5h chiều ở nhiệt độ thiết lập trên điều hòa là 26 độ C, chế độ làm mát (Cool) và quạt gió để tự động tùy chỉnh thì máy tiêu hao hết 3,8 kWh.
Điện tiêu thụ sau 8h bật điều hòa ở điều kiện môi trường nắng nóng 37 độ C và nhiệt độ thiết lập 26 độ C, chế độ làm mát (Cool) và quạt gió tự động.
Nhưng khi chuyển sang khung thời gian ban đêm mát mẻ hơn với nền nhiệt khoảng 32 độ C, cũng với nhiệt độ thiết lập trên điều hòa tương tự (26 độ C, chế độ Cool, và quạt gió tự động) và thời gian chạy điều hòa liên tục tới 9 giờ thì tiêu thụ điện giảm xuống còn 2,4 kWh, tương đương 4.072 đ theo giá điện hiện nay.
Điện tiêu thụ sau 8h bật điều hòa ở điều kiện nhiệt độ môi trường 32 độ C và nhiệt độ thiết lập 26 độ C, chế độ làm mát (Cool) và quạt gió tự động.
Còn với chế độ Eco, cũng với nền nhiệt khoảng 32 độ C và thời gian chạy 9 tiếng thì mức tiêu thụ điện thực tế là 2,1 kWh.
Điện tiêu thụ ở chế độ Eco sau 9 giờ hoạt động ở điều kiện nhiệt độ môi trường 32 độ C, thấp hơn đáng kể so với chế độ Tự động thông thường.
Tổng kết lại, Funiki HSIC 09TMU khiến mình thực sự bất ngờ ở hiệu quả làm mát nhanh, độ ẩm duy trì ổn định và chạy êm. Đặc biệt, điều này lại có được ở một sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung, có mức giá rất cạnh tranh. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có nhiều chức năng hỗ trợ cho sức khỏe như tấm lọc Vitamin C, carbon hoạt tính, nano bạc và tự động làm sạch dàn lạnh, có thể điều khiển qua điện thoại và có màn hình hiển thị thông số nhiệt độ ngay trên dàn lạnh tiện lợi.
Dòng điều hòa Funiki SmartCare+ hiện có 2 model: HSIC 09TMU với mức công suất 9000 BTU dùng cho phòng diện tích dưới 15 mét, là mẫu mình dùng trong bài trải nghiệm này và HSIC 12TMU với mức công suất 12000 BTU dùng cho các phòng từ 15-20 mét vuông, trần không vượt quá 3m. Mình tham khảo giá trên Điện Máy Xanh thì thấy mẫu 9000 BTU có giá 8,79 triệu đồng, còn mẫu 1200 BTU có giá 10,39 triệu đồng. Đây là mức giá đã bao gồm cả công lắp đặt và vật tư cơ bản.
Mẫu điều hòa Funiki SmartCare+ HSIC 09TMU có giá 8,79 triệu đồng cả công lắp đặt.
Có thể thấy mức giá của Funiki HSIC 09TMU thực sự cạnh tranh nếu xét đến những gì mà điều hòa này đem đến cho người dùng. Với Funiki HSIC 09TMU, bạn sẽ có một điều hòa sử dụng máy nén inverter tiết kiệm điện, hỗ trợ Wi-Fi để điều khiển điều hòa qua điện thoại, có tấm lọc Vitamin C và carbon để khử mùi, có lưới lọc nano bạc để hạn chế vi khuẩn trong không khí, có tính năng tự động làm sạch dàn lạnh, có chế độ đảo gió 4 chiều tự động, có tính năng tự chuẩn đoán lỗi, có cảm biến nhiệt độ và đèn báo nhiệt độ ngay trên bề mặt dàn lạnh.
Có thể nói, rất nhiều tính năng mà điều hòa này cung cấp thường chỉ có trên những điều hòa đắt tiền hơn đến từ các hãng khác.
Ở tính năng điều khiển từ xa nhờ khả năng kết nối Wi-Fi, người dùng có thể điều khiển điều hòa Funiki HSIC 09TMU thông qua ứng dụng NetHome Plus hỗ trợ các thiết bị Android và iOS. Sau khi cài ứng dụng lên điện thoại, bạn có thể điều khiển mọi chức năng của điều hòa từ xa như bật tắt, điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió, các chế độ hoạt động… Hàng ngày, mình hay dùng điện thoại để bật điều hòa trước khi đi ngủ khoảng 5-10 phút cho mát phòng.
Điều hòa tích hợp Wi-Fi và có ứng dụng điều khiển bằng điện thoại.
Đặc biệt, trên dàn lạnh của điều hòa, mình còn thấy sự xuất hiện của tấm lọc vitamin C, carbon hoạt tính và tấm lọc nano bạc. Theo nhà sản xuất, tấm lọc Vitamin C và carbon hoạt tính giúp ngăn chặn tia cực tím, khử mùi và hấp thụ khí độc hại trong không khí. Trong khi tấm lọc nano bạc sẽ giải phóng ion bạc để tăng cường khả năng diệt khuẩn. Với tấm lọc Vitamin C, Funiki khuyến nghị cần thay thế sau 2 năm sử dụng.
Funiki trang bị cho điều hòa tấm lọc Vitamin C, carbon hoạt tính và tấm lọc nano bạc.
Tấm lọc Vitamin C, carbon hoạt tính (bên trái) và tấm lọc nano bạc (bên phải).
Các mẫu điều hòa Funiki còn có tính năng tự động làm sạch dàn lạnh khi người dùng kích hoạt trên điều khiển cầm tay. Sau khi điều hòa ngừng chạy, quạt gió của dàn lạnh sẽ tiếp tục thổi giúp sấy khô dàn lạnh, hạn chế vi khuẩn và nấm mốc phát triển, giúp không khí của điều hòa thổi ra được trong lành hơn. Nhưng các bạn lưu ý là chức năng tự động làm sạch dàn lạnh không thể thay thế việc vệ sinh máy lạnh định kỳ.
Các chi tiết như nhiệt độ thiết lập hiển thị trên màn hình của dàn lạnh hay chức năng tự động chuẩn đoán lỗi để cảnh báo ngay trên màn hình cũng mang lại sự tiện lợi trong sử dụng thực tế. Tuy vậy, điểm mình bất ngờ nhất trong thời gian sử dụng Funiki HSIC 09TMU lại đến từ hiệu quả của máy nén inverter, làm mát nhanh và chạy êm hơn mức mình mong đợi.
Tốc độ thổi gió của Funiki HSIC 09TMU mạnh hơn những điều hòa công suất tương tự mình từng trải nghiệm. Trên điều hoà thường có hai tốc độ thổi gió là tốc độ thường (chia làm các mức 20% - 40% - 100%) và tốc độ thổi gió ở chế độ làm lạnh nhanh Turbo (sẽ mạnh hơn tốc độ thường ở mức 100%).
Theo kết quả test của mình, tốc độ thổi gió ở mức 100% của điều hòa Funiki HSIC 09TMU đạt 3,7 mét/giây, ở mức 40% là 2,1 mét/giây và ở mức 20% là 1,74 mét/giây. Đặc biệt, ở chế độ làm lạnh nhanh Turbo, tốc độ thổi gió của điều hòa Funiki lên tới 4,14 mét/giây. Trong cùng 1 điều kiện test ở chế độ Turbo thì tốc độ gió của mẫu điều hòa Daikin FTKM25SVMV là 3,2 mét/giây và Panasonic CU/CS-WPU12WKH-8M là 4,01 mét/giây.
Tốc độ quạt gió ở chế độ Turbo
Tốc độ quạt gió ở mức 100%.
Tốc độ quạt gió ở mức trung bình (40%).
Tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất (20%)
Tốc độ thổi gió mạnh nên hiệu quả lan tỏa hơi mát của điều này cũng rất nhanh. Ở chế độ Turbo, mình test trên căn phòng chung cư 14 mét vuông lúc 2 chiều trong ngày Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm 37-38 độ C vào tuần thứ ba của tháng 6 này thì thấy nhiệt độ phòng giảm tới 6 độ C sau 15 phút và 9 độ C sau nửa giờ. Chế độ làm lạnh thông thường với thiết lập quạt gió tự động thì điều hòa cũng làm mát khá nhanh, thường chỉ sau 10 phút là nhiệt độ phòng bắt đầu mát mẻ dễ chịu.
Nhiệt độ môi trường khi chưa bật điều hòa.
Nhiệt độ phòng sau khi bật điều hòa 15 phút.
Nhiệt độ phòng sau khi bật điều hòa 30 phút.
Trong quá trình bật điều hòa, độ ẩm của phòng cũng được duy trì ổn định ở ngưỡng trên dưới 60%. Đây là mức độ ẩm tối ưu nhất cho sức khỏe, vừa dễ chịu cho làn da vừa không gây ra các vấn đề về hô hấp.
Mặc dù tốc độ thổi gió mạnh và làm mát nhanh nhưng điều hòa này lại chạy khá êm. Độ ồn cao nhất là khi điều hòa bật chế độ làm lạnh nhanh Turbo, dao động từ 47-48dB. Độ ồn giảm xuống còn 45dB khi bật mức quạt gió 100%, 43dB khi bật quạt gió mức 80%, 41dB khi quạt gió chạy ở mức 60%, 40dB khi quạt gió ở mức 40% và 39dB khi giảm quạt xuống mức thấp nhất là 20%.
Độ ồn hoạt động của điều hòa ở chế độ Turbo.
Độ ồn khi bật mức quạt gió 100%.
Độ ồn khi bật quạt gió mức 80%.
Độ ồn khi bật quạt gió mức trên trung bình (60%).
Độ ồn khi chạy quạt gió mức trung bình (40%).
Độ ồn khi bật quạt gió mức thấp nhất (20%).
Nếu so sánh thì mình thấy các kết quả đo độ ồn thực tế của Funiki HSIC 09TMU tương đương với một số điều hòa của Panasonic và LG ở tầm giá cao hơn mình từng trải nghiệm. Trong sử dụng thực tế, mình thấy đa phần thời gian điều hòa chạy ở quạt gió trung bình 40%. Độ ồn 39,5dB ở mức quạt gió này khá nhỏ, không gây chú ý ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo thang độ ồn, 40dB là độ ồn tương đương với tiếng thì thầm trong căn phòng yên tĩnh.
Về tiêu thụ điện, Funiki HSIC 09TMU đạt chỉ số năng lượng 5 sao và có chỉ số hiệu suất toàn mùa (CSPF) là 4.48.
Trong quá trình trải nghiệm điều hòa này, mình đã test chạy ở nhiều khung thời gian trong các điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau trong căn phòng chung cư 14 mét vuông ở Hà Nội. Nhìn chung, việc tiêu thụ điện của điều hòa sẽ phụ thuộc nhiều vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ thiết lập làm mát.
Cụ thể, vào ngày cuối tuần nắng nóng đỉnh điểm tới 37 độ C, mình chạy điều hòa thông 8 giờ liên tục từ lúc 9h sáng đến 5h chiều ở nhiệt độ thiết lập trên điều hòa là 26 độ C, chế độ làm mát (Cool) và quạt gió để tự động tùy chỉnh thì máy tiêu hao hết 3,8 kWh.
Điện tiêu thụ sau 8h bật điều hòa ở điều kiện môi trường nắng nóng 37 độ C và nhiệt độ thiết lập 26 độ C, chế độ làm mát (Cool) và quạt gió tự động.
Nhưng khi chuyển sang khung thời gian ban đêm mát mẻ hơn với nền nhiệt khoảng 32 độ C, cũng với nhiệt độ thiết lập trên điều hòa tương tự (26 độ C, chế độ Cool, và quạt gió tự động) và thời gian chạy điều hòa liên tục tới 9 giờ thì tiêu thụ điện giảm xuống còn 2,4 kWh, tương đương 4.072 đ theo giá điện hiện nay.
Điện tiêu thụ sau 8h bật điều hòa ở điều kiện nhiệt độ môi trường 32 độ C và nhiệt độ thiết lập 26 độ C, chế độ làm mát (Cool) và quạt gió tự động.
Còn với chế độ Eco, cũng với nền nhiệt khoảng 32 độ C và thời gian chạy 9 tiếng thì mức tiêu thụ điện thực tế là 2,1 kWh.
Điện tiêu thụ ở chế độ Eco sau 9 giờ hoạt động ở điều kiện nhiệt độ môi trường 32 độ C, thấp hơn đáng kể so với chế độ Tự động thông thường.
Tổng kết lại, Funiki HSIC 09TMU khiến mình thực sự bất ngờ ở hiệu quả làm mát nhanh, độ ẩm duy trì ổn định và chạy êm. Đặc biệt, điều này lại có được ở một sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung, có mức giá rất cạnh tranh. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có nhiều chức năng hỗ trợ cho sức khỏe như tấm lọc Vitamin C, carbon hoạt tính, nano bạc và tự động làm sạch dàn lạnh, có thể điều khiển qua điện thoại và có màn hình hiển thị thông số nhiệt độ ngay trên dàn lạnh tiện lợi.