Trăn Miến Điện đối đầu trăn gấm, lần đầu tiên khoa học ghi nhận rắn khổng lồ ăn thịt lẫn nhau trong thực tế

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận một trường hợp hiếm hoi về việc trăn Miến Điện tấn công và nuốt chửng trăn gấm tại Trang trại động vật hoang dã Akiz ở Chittagong, Bangladesh. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên giới khoa học quan sát được hai loài rắn lớn nhất thế giới săn mồi lẫn nhau.
Năm 2020, nhóm nghiên cứu ở Ấn Độ đã chứng kiến cảnh tượng khác thường này và ghi lại khoảnh khắc trăn Miến Điện (Python bivittatus) bắt đầu nuốt dần con trăn gấm (Malayopython reticulatus) từ phần đuôi, bất chấp con mồi vẫn còn sống. Quá trình nuốt chửng kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ.
"Việc tìm thấy hai loài trăn này trong cùng một khu vực là một tình huống thực sự bất thường", Ashikur Rahman Shome, nhà sinh thái học động vật hoang dã tại Đại học Dhaka ở Bangladesh và là đồng tác giả nghiên cứu, nhận xét.

1725852545668.png


1725852558439.png


Khi nhóm nghiên cứu đến hiện trường, con trăn Miến Điện dài 3 mét đang quấn chặt quanh đuôi con trăn gấm lớn hơn một chút. Trăn gấm đã cố gắng phản đòn bằng cách siết chặt kẻ thù, nhưng cuối cùng vòng siết của nó lỏng dần và bị trăn Miến Điện nuốt chửng. Trăn Miến Điện có thể dài tới 5,8 mét, trong khi trăn gấm có thể đạt chiều dài tối đa 7,6 mét.
Trang trại động vật hoang dã Akiz là một trong số ít nơi mà phạm vi sinh sống của trăn Miến Điện và trăn gấm trùng nhau. Cả hai loài trăn đều săn mồi những con vật tương tự như động vật có vú, chim và thằn lằn. Các nhà nghiên cứu chưa rõ lý do tại sao trăn gấm lại bị ăn thịt, bởi vì có nhiều lựa chọn thức ăn tốt hơn trong khu vực. Có thể đây là một cuộc tranh giành lãnh thổ và ăn thịt đối thủ là cách dễ dàng để kết thúc trận chiến.
"Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận được cảnh tượng trăn Miến Điện (P. bivittatus) ăn thịt trăn gấm (M. reticulatus)", nhóm nghiên cứu kết luận.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top