Trên Mặt Trăng có nước nhưng điều bất ngờ là nguồn gốc của nó

Một phân tích mới về bụi thu được từ Mặt Trăng cho thấy, nước kết dính trên bề mặt Mặt trăng có thể bắt nguồn từ Mặt Trời.
Cụ thể hơn, các nhà khoa học cho rằng nó là kết quả của sự bắn phá các ion hydro từ gió Mặt Trời, va vào bề mặt Mặt Trăng, sau đó tương tác với các oxit khoáng chất và liên kết với oxy bị đánh bật. Kết quả là nước có thể ẩn trong đá Mặt Trăng với số lượng đáng kể ở vĩ độ trung bình và cao.
Điều này có ý nghĩa lớn đối với con người khi tìm hiểu về sự phân bố của nước trên Mặt Trăng, thậm chí là về nguồn gốc của nước trên Trái Đất. Bề ngoài Mặt Trăng trông giống như một quả bóng bụi khô nhưng các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có nhiều nước ở trên đó. Nước ở đó bị ràng buộc trong regolith của mặt trăng, có thể ẩn nấp dưới dạng băng trong các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn, cô lập trong các khối thủy tinh núi lửa.

Trên Mặt Trăng có nước nhưng điều bất ngờ là nguồn gốc của nó
Nhưng các chuyên gia tiếp tục đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như chính xác có bao nhiêu nước ở trên đó? Nó được phân phối như thế nào? Và sao nước từ Mặt Trăng thực chất đến từ đâu. Từ đó cũng có những câu trả lời khác nhau, một trong số đó đến từ ác tác động của tiểu hành tinh, cũng có thể là từ Trái Đất.
Thực tế thì Mặt Trời không thực sự nhỏ giọt những hơi ẩm xuống Mặt Trăng nhưng gió của nó chắc chắn là nguồn cung cấp các ion hydro tốc độ cao đáng tin cậy. Bằng chứng từ việc phân tích bụi bẩn trên Mặt Trăng từ các sứ mệnh của tàu Apollo trước đây cũng làm tăng khả năng mạnh mẽ rằng gió Mặt Trời chịu trách nhiệm cho ít nhất một số thành phần tạo nên nước của Mặt Trăng.
Hiện một nhóm các nhà nghiên cứu mới từ Trung Quốc cũng đã tìm thấy chất hóa học trong các loại hạt khoáng chất được sứ mệnh Chang'e-5 thu được hỗ trợ thêm cho nguồn năng lượng Mặt Trời của nước Mặt Trăng. Đồng thời, những mẫu đá bazan núi lửa trẻ nhất được biết đến của Mặt Trăng cũng đã được phát hiện.

Trên Mặt Trăng có nước nhưng điều bất ngờ là nguồn gốc của nó
Họ sử dụng quang phổ Raman và quang phổ tia X tán sắc năng lượng để nghiên cứu thành phần hóa học của vành các hạt này - lớp vỏ 100 nanomet bên ngoài của hạt tiếp xúc nhiều nhất với thời tiết không gian và do đó bị thay đổi nhiều nhất so với phần bên trong hạt.
Phần lớn các vành này có nồng độ hydro rất cao từ 1.116 đến 2.516 phần triệu và tỷ lệ đồng vị deuterium/hydro rất thấp. Các tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ của các nguyên tố này được tìm thấy trong gió mặt trời, cho thấy rằng gió Mặt Trời đã va vào Mặt Trăng, làm lắng đọng hydro trên bề mặt Mặt Trăng.
Để xác định xem hydro có thể được bảo quản trong khoáng chất Mặt Trăng hay không, các nhà nghiên cứu sau đó đã thực hiện các thí nghiệm nung nóng trên một số loại hạt mà họ thu được. Họ phát hiện rằng sau khi bị chôn vùi, các loại hạt khoáng chất này hoàn toàn có thể giữ lại Hydro.
Ngoài ra, các chuyên gia còn lập mô hình cho thấy rằng các vùng cực của Mặt Trăng có thể giàu nước hơn nhiều do gió Mặt Trời tạo ra – thông tin có thể rất hữu ích trong việc lập kế hoạch cho các sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai.

>>>Mặt Trăng có oxy đủ cho 8 tỷ người thở trong 100.000 năm, nhưng lại không ở dạng khí

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top