Bỉ Ngạn Hoa
Moderator
Cùng với máy giặt và máy giặt sấy, Electrolux vừa giới thiệu ra thị trường Việt Nam loạt máy sấy mới của năm 2024.
Máy sấy của Electrolux có 4 dòng sản phẩm UltimateCare 300, 500, 700 và 900 tương tự máy giặt. Trong đó, dòng UltimateCare 300 là máy sấy thông hơi, còn các dòng UltimateCare 500, 700 và 900 là những máy sấy bơm nhiệt.
Mẫu UltimateCare 900 mình trải nghiệm có tên mã là EDH902R9SC, công suất sấy 9kg và là máy sấy bơm nhiệt cao cấp nhất trong dải sản phẩm máy sấy của Electrolux hiện nay. Sản phẩm đang có giá bán 26,9 triệu đồng, thấp hơn 4 triệu so với giá mở bán của thế hệ UltimateCare 900 tiền nhiệm.
Về thiết kế, máy sấy UltimateCare 900 năm nay được bổ sung 2 thay đổi tương tự mẫu máy giặt UltimateCare 900 thế hệ mới mình đã trải nghiệm cách đây ít ngày.
Thay đổi đáng kể đầu tiên là màn hình màu cảm ứng TFT 2.8 inch hiển thị thông tin về trạng thái sấy rất sắc nét.
Màn hình màu TFT 2.8 inch
Thay đổi đáng chú ý thứ hai là núm vặn điều khiển giờ được thiết kế tối giản, không còn in các chế độ sấy như thế hệ cũ hay các dòng 700, 500 và 300 thấp cấp hơn. Khi vặn nút điều khiển, thông tin về các chế độ sấy với giao diện tiếng Việt sẽ hiển thị trực tiếp ngay trên màn hình. UltimateCare 900 cũng là máy sấy duy nhất sử dụng thiết kế núm vặn tối giản như vậy.
Nút vặn tối giản, thông tin về chế độ sấy và trạng thái sấy sẽ hiển thị trên màn hình màu TFT
Ngoài hai điểm thay đổi trên, máy sấy UltimateCare 900 năm nay vẫn kế thừa kiểu dáng tổng thể của thế hệ trước. Sản phẩm có độ hoàn thiện tốt, thân vỏ chắc chắn, cửa kính hai lớp thiết kế tràn viền, lồng sấy bằng thép không gỉ và có đèn trong lồng sấy để tiện quan sát quần áo bên trong cũng như khi lấy đồ.
Cửa kính hai lớp
Cận cảnh lồng sấy bằng thép không gỉ
Máy có khay chứa bụi vải lớn và bình chứa nước ngưng tụ cũng có dung tích lớn. Người dùng có thể tự đổ nước bình chứa nước ngưng tụ hoặc lắp ống thoát nước được cung cấp kèm để không phải lo đến việc đổ nước sấy nữa.
Bình chứa nước ngưng tụ từ quá trình sấy
Vòi thoát nước sấy, không cần đổ thủ công
Khay chứa bụi vải
Bụi vải thu được sau 3 mẻ sấy quần áo.
Khu vực dàn sấy bơm nhiệt.
Máy sấy bơm nhiệt UltimateCare 900 mới hiện chỉ có phiên bản công suất sấy 9kg và tùy chọn màu xám đen, không có màu trắng như thế hệ tiền nhiệm.
Về tính năng, máy sấy bơm nhiệt UltimateCare 900 mới được trang bị một số công nghệ sấy độc quyền chưa từng có trên sản phẩm của các hãng khác như công nghệ sấy radar 3Dsense và SteamCare.
Với công nghệ sấy radar 3Dsense, máy sấy sẽ phát ra sóng để quét và xác định độ ẩm chính xác trong từng lớp vải, bao gồm cả những lớp vải dày nhất. Theo Electrolux, cảm biến 3Dsense có thể phát hiện những khu vực còn độ ẩm bên trong đồ dày như áo phao và áo khoác lông vũ để điều chỉnh thời gian và nhiệt độ sấy phù hợp không gây hại cho quần áo.
Khi giới thiệu về công nghệ sấy radar 3Dsense trong sự kiện ra mắt ở Hà Nội vào tháng 10/2024, mình thấy Electrolux đã đề mô sự khác biệt về hiệu quả sấy áo len và áo khoác lông vũ. Với chiếc áo khoác lông vũ, lông vũ bên trong áo của máy sấy có 3Dsense tơi, mịn và không bị vón cục như áo khoác được sấy trong máy sấy thông thường. Còn với áo len thì chiếc áo sấy bằng 3Dsense cũng mềm hơn.
Theo Electrolux, máy sấy có 3Dsense giúp sấy áo khoác lông vũ tơi, mịn hơn.
Để trải nghiệm công nghệ sấy radar 3Dsense, mình đã giặt hai chiếc ruột gối bông cũ đã sử dụng nhiều năm để sấy bằng máy sấy UltimateCare 900 mới. Sau mẻ sấy kéo dài hơn 2 giờ, mình thấy hai chiếc gối bông khô và tơi phồng. Trước đó, mình đã nhiều lần giặt và sấy hai chiếc gối này bằng máy sấy thông hơi thì thấy hai gối khô nhưng bị sẹp hơn chút, không tơi phồng nhiều như sấy bằng máy sấy mới này của Electrolux.
Hai ruột gối bông cũ sau khi sấy khô và tơi phồng.
Trước đây, 3Dsense là công nghệ chỉ được Electrolux đưa vào dòng máy sấy UltimateCare 900 cao cấp nhất. Năm nay, công nghệ này đã được mở rộng đến dòng UltimateCare 700.
Bên cạnh 3Dsense, UltimateCare 900 năm nay còn có một công nghệ độc quyền nữa là SteamCare. Đây là công nghệ hiện chỉ được dùng trên dòng UltimateCare 900 thế hệ mới của năm 2024, chưa có trên sản phẩm nào khác. Theo đó, máy sấy sẽ thêm hơi nước ở cuối chu trình cộng việc đảo của lồng sấy giúp cho áo quần phẳng phiu hơn.
Khi trải nghiệm thực tế, mình thấy máy sấy UltimateCare 900 sẽ chạy chu trình “chống nhăn” kéo dài 30 phút ở cuối chu trình sấy. Mình không có máy sấy bơm nhiệt nào khác không có SteamCare để so sánh hiệu quả nhưng thấy những chiếc áo sơ mi tương đối phẳng phiu, ít nhăn. Chu trình “chống nhăn” là dạng tùy chọn, người dùng có thể dừng chương trình và lấy đồ ra trong giai đoạn này nếu không có thời gian chờ đợi.
Chiếc áo sơ mi sau chu trình "chống nhăn" bằng hơi nước SteamCare khá phẳng phiu.
Một tính năng mới nữa của máy sấy UltimateCare 900 là SyncDry, tạo sự liên kết giữa máy giặt và máy sấy của Electrolux thông qua nền tảng đám mây. Sau khi kết nối SyncDry giữa máy giặt và máy sấy, bạn chỉ cần chọn chu trình giặt và SyncDry sẽ tự động đề xuất chương trình sấy phù hợp. Khi sử dụng hàng ngày, bạn chỉ cần chuyển đồ giặt qua máy sấy và khởi động SyncDry. Máy sấy không cần phải bật trong quá trình giặt, nền tảng đám mây sẽ tự đồng bộ dữ liệu sau khi người dùng chọn SyncDry.
Hiện tại, tính năng SyncDry chỉ hỗ trợ trên 2 dòng máy sấy UltimateCare 700 và 900.
Số lượng chế độ sấy của máy sấy UltimateCare 900 năm nay cũng tăng lên tới 17 chế độ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của người dùng hàng ngày. Trong đó, có những chế độ sấy chuyên dành cho các đồ nhạy cảm như đồ len và vải lụa. Máy sấy này cũng đạt chứng nhận Woolmark dành cho việc sấy đồ len, vải mỏng hoặc các đồ dán nhãn khuyến nghị giặt tay.
Bên cạnh sự khác biệt về hiệu quả sấy với quần áo, máy sấy UltimateCare 900 mới này tiêu thụ điện rất tiết kiệm. Các mẻ sấy ở chế độ thông thường (chế độ cotton, sấy được tối đa 9kg công suất) sử dụng khoảng 0,6-0,7 kWh mỗi mẻ ở tùy chọn độ khô ở mức “tăng cường” (máy có 3 tùy chọn về độ khô: tiêu chuẩn, tăng cường và tối đa), bằng khoảng một nửa so với mức tiêu thụ điện của các máy sấy thông hơi.
Một mẻ sấy ở chế độ Cotton kéo dài 2h16 phút sử dụng 0,67 kWh điện.
Về độ ồn, mình thấy máy sấy phát ra độ ồn dao động 55-57dB khi đo cách máy sấy khoảng một mét, êm hơn khá nhiều so với máy sấy thông hơi. Độ ồn của máy sấy bơm nhiệt chủ yếu là độ ồn phát ra từ hoạt động xoay lồng sấy chứa quần áo bên trong, không có tiếng ồn từ quạt thổi khí nóng như máy sấy thông hơi.
Độ ồn lúc hoạt động khi đo cách máy sấy khoảng 1 mét.
Qua một tuần trải nghiệm khoảng 1 tuần, mình thấy những thay đổi nhỏ về thiết kế mang lại trải nghiệm tiện lợi hơn cho thế hệ máy sấy UltimateCare 900 mới. Những công nghệ đặc trưng của Electrolux như 3Dsense và SteamCare cũng giúp đồ sấy phẳng phiu và tơi hơn. Đặc biệt, việc tiêu thụ điện thực sự tiết kiệm điện, chỉ bằng một nửa so với mức tiêu thụ điện của các máy sấy thông hơi.
Không chỉ vượt trội về tiết kiệm điện, việc sấy bằng nhiệt độ thấp của các máy sấy bơm nhiệt như UltimateCare 900 sẽ giúp quần áo sấy mềm hơn, ít co rút và đỡ phai màu hơn so với sấy nhiệt độ cao của máy sấy thông hơi.
Máy sấy của Electrolux có 4 dòng sản phẩm UltimateCare 300, 500, 700 và 900 tương tự máy giặt. Trong đó, dòng UltimateCare 300 là máy sấy thông hơi, còn các dòng UltimateCare 500, 700 và 900 là những máy sấy bơm nhiệt.
Mẫu UltimateCare 900 mình trải nghiệm có tên mã là EDH902R9SC, công suất sấy 9kg và là máy sấy bơm nhiệt cao cấp nhất trong dải sản phẩm máy sấy của Electrolux hiện nay. Sản phẩm đang có giá bán 26,9 triệu đồng, thấp hơn 4 triệu so với giá mở bán của thế hệ UltimateCare 900 tiền nhiệm.
Về thiết kế, máy sấy UltimateCare 900 năm nay được bổ sung 2 thay đổi tương tự mẫu máy giặt UltimateCare 900 thế hệ mới mình đã trải nghiệm cách đây ít ngày.
Thay đổi đáng kể đầu tiên là màn hình màu cảm ứng TFT 2.8 inch hiển thị thông tin về trạng thái sấy rất sắc nét.
Màn hình màu TFT 2.8 inch
Thay đổi đáng chú ý thứ hai là núm vặn điều khiển giờ được thiết kế tối giản, không còn in các chế độ sấy như thế hệ cũ hay các dòng 700, 500 và 300 thấp cấp hơn. Khi vặn nút điều khiển, thông tin về các chế độ sấy với giao diện tiếng Việt sẽ hiển thị trực tiếp ngay trên màn hình. UltimateCare 900 cũng là máy sấy duy nhất sử dụng thiết kế núm vặn tối giản như vậy.
Nút vặn tối giản, thông tin về chế độ sấy và trạng thái sấy sẽ hiển thị trên màn hình màu TFT
Ngoài hai điểm thay đổi trên, máy sấy UltimateCare 900 năm nay vẫn kế thừa kiểu dáng tổng thể của thế hệ trước. Sản phẩm có độ hoàn thiện tốt, thân vỏ chắc chắn, cửa kính hai lớp thiết kế tràn viền, lồng sấy bằng thép không gỉ và có đèn trong lồng sấy để tiện quan sát quần áo bên trong cũng như khi lấy đồ.
Cửa kính hai lớp
Cận cảnh lồng sấy bằng thép không gỉ
Máy có khay chứa bụi vải lớn và bình chứa nước ngưng tụ cũng có dung tích lớn. Người dùng có thể tự đổ nước bình chứa nước ngưng tụ hoặc lắp ống thoát nước được cung cấp kèm để không phải lo đến việc đổ nước sấy nữa.
Bình chứa nước ngưng tụ từ quá trình sấy
Vòi thoát nước sấy, không cần đổ thủ công
Khay chứa bụi vải
Bụi vải thu được sau 3 mẻ sấy quần áo.
Khu vực dàn sấy bơm nhiệt.
Máy sấy bơm nhiệt UltimateCare 900 mới hiện chỉ có phiên bản công suất sấy 9kg và tùy chọn màu xám đen, không có màu trắng như thế hệ tiền nhiệm.
Về tính năng, máy sấy bơm nhiệt UltimateCare 900 mới được trang bị một số công nghệ sấy độc quyền chưa từng có trên sản phẩm của các hãng khác như công nghệ sấy radar 3Dsense và SteamCare.
Với công nghệ sấy radar 3Dsense, máy sấy sẽ phát ra sóng để quét và xác định độ ẩm chính xác trong từng lớp vải, bao gồm cả những lớp vải dày nhất. Theo Electrolux, cảm biến 3Dsense có thể phát hiện những khu vực còn độ ẩm bên trong đồ dày như áo phao và áo khoác lông vũ để điều chỉnh thời gian và nhiệt độ sấy phù hợp không gây hại cho quần áo.
Khi giới thiệu về công nghệ sấy radar 3Dsense trong sự kiện ra mắt ở Hà Nội vào tháng 10/2024, mình thấy Electrolux đã đề mô sự khác biệt về hiệu quả sấy áo len và áo khoác lông vũ. Với chiếc áo khoác lông vũ, lông vũ bên trong áo của máy sấy có 3Dsense tơi, mịn và không bị vón cục như áo khoác được sấy trong máy sấy thông thường. Còn với áo len thì chiếc áo sấy bằng 3Dsense cũng mềm hơn.
Theo Electrolux, máy sấy có 3Dsense giúp sấy áo khoác lông vũ tơi, mịn hơn.
Để trải nghiệm công nghệ sấy radar 3Dsense, mình đã giặt hai chiếc ruột gối bông cũ đã sử dụng nhiều năm để sấy bằng máy sấy UltimateCare 900 mới. Sau mẻ sấy kéo dài hơn 2 giờ, mình thấy hai chiếc gối bông khô và tơi phồng. Trước đó, mình đã nhiều lần giặt và sấy hai chiếc gối này bằng máy sấy thông hơi thì thấy hai gối khô nhưng bị sẹp hơn chút, không tơi phồng nhiều như sấy bằng máy sấy mới này của Electrolux.
Hai ruột gối bông cũ sau khi sấy khô và tơi phồng.
Trước đây, 3Dsense là công nghệ chỉ được Electrolux đưa vào dòng máy sấy UltimateCare 900 cao cấp nhất. Năm nay, công nghệ này đã được mở rộng đến dòng UltimateCare 700.
Bên cạnh 3Dsense, UltimateCare 900 năm nay còn có một công nghệ độc quyền nữa là SteamCare. Đây là công nghệ hiện chỉ được dùng trên dòng UltimateCare 900 thế hệ mới của năm 2024, chưa có trên sản phẩm nào khác. Theo đó, máy sấy sẽ thêm hơi nước ở cuối chu trình cộng việc đảo của lồng sấy giúp cho áo quần phẳng phiu hơn.
Khi trải nghiệm thực tế, mình thấy máy sấy UltimateCare 900 sẽ chạy chu trình “chống nhăn” kéo dài 30 phút ở cuối chu trình sấy. Mình không có máy sấy bơm nhiệt nào khác không có SteamCare để so sánh hiệu quả nhưng thấy những chiếc áo sơ mi tương đối phẳng phiu, ít nhăn. Chu trình “chống nhăn” là dạng tùy chọn, người dùng có thể dừng chương trình và lấy đồ ra trong giai đoạn này nếu không có thời gian chờ đợi.
Chiếc áo sơ mi sau chu trình "chống nhăn" bằng hơi nước SteamCare khá phẳng phiu.
Một tính năng mới nữa của máy sấy UltimateCare 900 là SyncDry, tạo sự liên kết giữa máy giặt và máy sấy của Electrolux thông qua nền tảng đám mây. Sau khi kết nối SyncDry giữa máy giặt và máy sấy, bạn chỉ cần chọn chu trình giặt và SyncDry sẽ tự động đề xuất chương trình sấy phù hợp. Khi sử dụng hàng ngày, bạn chỉ cần chuyển đồ giặt qua máy sấy và khởi động SyncDry. Máy sấy không cần phải bật trong quá trình giặt, nền tảng đám mây sẽ tự đồng bộ dữ liệu sau khi người dùng chọn SyncDry.
Hiện tại, tính năng SyncDry chỉ hỗ trợ trên 2 dòng máy sấy UltimateCare 700 và 900.
Số lượng chế độ sấy của máy sấy UltimateCare 900 năm nay cũng tăng lên tới 17 chế độ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của người dùng hàng ngày. Trong đó, có những chế độ sấy chuyên dành cho các đồ nhạy cảm như đồ len và vải lụa. Máy sấy này cũng đạt chứng nhận Woolmark dành cho việc sấy đồ len, vải mỏng hoặc các đồ dán nhãn khuyến nghị giặt tay.
Bên cạnh sự khác biệt về hiệu quả sấy với quần áo, máy sấy UltimateCare 900 mới này tiêu thụ điện rất tiết kiệm. Các mẻ sấy ở chế độ thông thường (chế độ cotton, sấy được tối đa 9kg công suất) sử dụng khoảng 0,6-0,7 kWh mỗi mẻ ở tùy chọn độ khô ở mức “tăng cường” (máy có 3 tùy chọn về độ khô: tiêu chuẩn, tăng cường và tối đa), bằng khoảng một nửa so với mức tiêu thụ điện của các máy sấy thông hơi.
Một mẻ sấy ở chế độ Cotton kéo dài 2h16 phút sử dụng 0,67 kWh điện.
Về độ ồn, mình thấy máy sấy phát ra độ ồn dao động 55-57dB khi đo cách máy sấy khoảng một mét, êm hơn khá nhiều so với máy sấy thông hơi. Độ ồn của máy sấy bơm nhiệt chủ yếu là độ ồn phát ra từ hoạt động xoay lồng sấy chứa quần áo bên trong, không có tiếng ồn từ quạt thổi khí nóng như máy sấy thông hơi.
Độ ồn lúc hoạt động khi đo cách máy sấy khoảng 1 mét.
Qua một tuần trải nghiệm khoảng 1 tuần, mình thấy những thay đổi nhỏ về thiết kế mang lại trải nghiệm tiện lợi hơn cho thế hệ máy sấy UltimateCare 900 mới. Những công nghệ đặc trưng của Electrolux như 3Dsense và SteamCare cũng giúp đồ sấy phẳng phiu và tơi hơn. Đặc biệt, việc tiêu thụ điện thực sự tiết kiệm điện, chỉ bằng một nửa so với mức tiêu thụ điện của các máy sấy thông hơi.
Không chỉ vượt trội về tiết kiệm điện, việc sấy bằng nhiệt độ thấp của các máy sấy bơm nhiệt như UltimateCare 900 sẽ giúp quần áo sấy mềm hơn, ít co rút và đỡ phai màu hơn so với sấy nhiệt độ cao của máy sấy thông hơi.