Bỉ Ngạn Hoa
Writer
Đó là mẫu máy hút ẩm Lumias NWT D3 12L được thiết kế dùng cho các căn phòng diện tích 25 mét vuông trở lại và có giá bán dễ mua chỉ hơn 3 triệu đồng.
Theo chia sẻ của Lumias, đây là một trong máy hút ẩm bán chạy nhất của thương hiệu này. Mình có tham khảo một số hệ thống bán lẻ thì được biết máy hút ẩm 12 lít cũng là dòng máy hút ẩm được ưa chuộng nhất ở thị trường Việt Nam hiện nay.
Nếu là người đã tìm hiểu sơ bộ về thị trường máy hút ẩm, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn vào cái tên của sản phẩm này, tại sao lại có NWT ở đây. New Widetech (NWT) là thương hiệu máy hút ẩm nổi tiếng trong hệ sinh thái Xiaomi và được nhiều người Việt ưa chuộng từ nhiều năm nay. Kể từ năm 2024, máy hút ẩm NWT có sự thay đổi thương hiệu, được bán dưới thương hiệu mới là Lumias. Đó là lý do nhiều máy hút ẩm Lumias vẫn có xuất hiện của cái tên NWT.
Ở thị trường Việt Nam, máy hút ẩm Lumias được phân phối bởi công ty Hợp Long. Mẫu máy Lumias NWT D3 12L hiện có giá 3,29 triệu đồng, bảo hành 18 tháng và chính sách 1 đổi 1 trong 15 ngày đầu.
Về thiết kế, Lumias NWT D3 12L có kiểu dáng hình chữ nhật, màu trắng trang nhã và có kích cỡ nhỏ gọn. Chiều cao, rộng và độ dày lần lượt là 47cm, 30cm và 20cm. Máy nặng khoảng 10kg và có tay xách phía trên để di chuyển linh hoạt giữa các không gian trong nhà.
Máy có kích cỡ nhỏ gọn: cao 47cm, ngang 30cm và độ sâu 20cm
Máy nặng khoảng 10kg, có tay để tiện di chuyển.
Màng lọc thô bên ngoài có thể rửa để vệ sinh
Bảng điều khiển cảm ứng LED được đặt phía trên. Người dùng có thể điều chỉnh giữa 3 mức độ ẩm (40, 50 và 60%) hoặc bật chế độ hút liên tục. Ngoài bảng điều khiển, máy hút ẩm này cũng có thể điều khiển qua ứng dụng Xiaomi Home hoặc Mijia. Trên app thì máy có thêm chức năng hẹn giờ trong 24 tiếng và hiển thị thông tin về mức độ ẩm thực tế trong phòng. Điều đó có nghĩa máy hút ẩm này có cảm biến đo độ ẩm môi trường nhưng chỉ hiển thị trên app, không hiển thị trên bảng điều khiển cảm ứng giống như mẫu Lumias LMD-20L ở phân khúc cao hơn. Máy sẽ dựa vào thông tin độ ẩm từ cảm biến để ngừng chạy khi độ ẩm môi trường đạt ngưỡng bạn thiết lập (40, 50 hoặc 60%) và tiếp tục hoạt động trở lại khi độ ẩm tăng lên.
Bảng điều khiển cảm ứng LED điều chỉnh được 3 mức ẩm (40, 50 và 60%) và chế độ hút ẩm liên tục.
Trên app Xiaomi Home có thêm chức năng hẹn giờ và thông tin độ ẩm thực tế trong phòng.
Lumias NWT D3 12L có bình chứa nước hút ẩm dung tích khá lớn 2,4 lít. Khi bình chứa nước đầy, máy sẽ tự ngưng hoạt động, nháy đèn đỏ cảnh báo phía trên bảng điều khiển và cảnh báo trên app. Bên cạnh đó, máy cũng có đường ống dẫn nước ra ngoài, có thể hút liên tục mà không lo phải đổ nước thủ công.
Mình đã dùng máy trong khoảng 2 tuần, đúng vào giai đoạn thời tiết Hà Nội nồm ẩm khó chịu, độ ẩm trong nhà luôn ở mức trên 80%. Máy hút ẩm hiệu quả, duy trì căn phòng luôn khô ráo.
Để dễ hình dung, mình đã đo hiệu quả độ ẩm trong các khung thời gian 1, 2 và 3 giờ bật hút ẩm liên tục. Căn phòng mình sử dụng có diện tích 16 mét vuông và chiều cao trần gần 3 mét. Độ ẩm môi trường khi chưa bật máy hút ẩm là 82,5% và nhiệt độ môi trường là 21,6 độ C. Sau các khung 1, 2 và 3 giờ chạy hút ẩm ở chế độ hút liên tục, độ ẩm trong phòng giảm tương ứng xuống còn 70%, 65,2% và 63,5%. Đây là mức độ ẩm dễ chịu, sàn và đồ vật trong nhà đều khô ráo. Sau 3 giờ chạy hút ẩm, máy "vắt" được 0,8 lít nước từ trong không khí.
Mình đã thử so sánh hiệu quả hút ẩm của Lumias NWT D3 12L với việc bật chế độ hong khô Dry của điều hòa thì thấy máy hút ẩm hiệu quả hơn nhiều. Ở cùng diện tích phòng và độ ẩm môi trường gần tương tự (81%), chế độ Dry của điều hòa chỉ giảm được hơn 5% độ ẩm sau 1 giờ; 7,5% độ ẩm sau 2 giờ và 8% độ ẩm sau giờ. Nếu so sánh, máy hút ẩm giảm được độ ẩm gấp đôi chế độ Dry trong cùng thời gian.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn mà mình nhận thấy là chế độ Dry của điều hòa không giảm được độ ẩm trong phòng về mức tối ưu khoảng trên 60% như máy hút ẩm. Sau mốc 3 giờ, mình bật chế độ Dry thêm vài tiếng nữa mà độ ẩm trong vẫn ở mức trên 70%. Trong khi đó, bật chế độ Dry thì nhiệt độ trong phòng lạnh hơn đáng kể, kết hợp với gió thổi ra từ điều hòa nên càng cảm thấy lạnh hơn rõ rệt khi ở trong phòng. Ngược lại, máy hút ẩm sẽ làm nhiệt độ trong phòng ấm lên vài độ C trong quá trình hút ẩm.
Ngoài phòng ngủ và phòng khách, mình hay dùng máy hút ẩm để hút cho cả nhà tắm. Vào mùa nồm và thời tiết lạnh thì nhà tắm là nơi ẩm ướt nhất trong nhà. Sau khi tắm bằng nước nóng, hơi ẩm thường đọng thành giọt trên tường và cửa nhà tắm. Vì vậy, dùng máy hút ẩm là cách nhanh nhất để đưa nơi này trở nên khô ráo.
Và nếu không có máy sấy, bạn có thể dùng máy hút ẩm để hong khô quần áo vào những ngày nồm ẩm. Tốc độ hong khô quần áo sẽ nhanh hơn nếu bạn phơi quần áo ở phía trên luồng thổi gió khô của máy hút ẩm.
Độ ồn hoạt động khi đo cách máy 1,5 mét
Về độ ồn, Lumias NWT D3 12L không điều chỉnh được các tốc độ hút ẩm như mẫu Lumias LMD-20L và chỉ chạy ổn định ở một tốc độ với độ ồn khoảng 43 dB khi đo cách chỗ đặt máy khoảng 1,5 mét. Đây là mức độ ồn tương đối êm, có thể để trong phòng ngủ được. Để bạn dễ hình dung, theo thang độ ồn tiêu chuẩn thì độ ồn của tiếng thì thầm là 40 dB, 50 dB là độ ồn của tiếng mưa vừa phải và 60 dB là độ ồn của tiếng nói chuyện thông thường.
Máy tiêu thụ 0,56 kWh sau 3 giờ chạy
Về tiêu thụ điện, máy hút ẩm này thường hoạt động ở mức công suất khoảng 185-195W khi sử dụng. Trung bình, máy tiêu thụ gần 0,6 kWh điện sau 3 giờ hút ẩm liên tục. Do máy sẽ tự động ngắt khi độ ẩm trong phòng đạt ngưỡng thiết lập và tự động chạy trở lại khi độ ẩm tăng lên nên mức độ tiêu thụ điện thực tế sẽ thấp hơn khi bạn qua đêm, vì những quãng thời gian ngừng thì máy sẽ không tiêu thụ điện.
Tổng kết, đây là máy hút ẩm nhỏ gọn có hiệu quả hút ẩm trong thực tế nhanh dành cho các căn phòng nhỏ gọn dưới 25 mét vuông. Máy cung cấp đủ các chức năng cơ bản của một máy hút ẩm như điều khiển qua app, bình chứa nước khá lớn, có đường thoát nước, tự động ngừng khi độ ẩm về ngưỡng thiết lập và tự động chạy khi độ ẩm tăng cao. Mức giá của sản phẩm cũng khá dễ chịu cùng chế độ bảo hành tới 18 tháng. Tuy vậy, sản phẩm cũng có vài điểm hạn chế nhỏ như không hiển tình trạng độ ẩm ngay trên bảng điều khiển và khả năng điều chỉnh tốc độ hút ẩm để giảm độ ồn khi bật trong những căn phòng vào ban đêm. Đây là những tính năng được Lumias đưa vào các sản phẩm ở phân khúc giá cao hơn như chiếc Lumias LMD-20L mình đã giới thiệu vào tuần trước.
Ngoài phiên bản 12 lít, dòng Lumias NWT D3 series còn có các phiên bản Lumias D3 Plus (30 lít, giá 4,389 triệu đồng) và Lumias NWT D3 Pro (50 lít, giá 6,58 triệu đồng) dành cho các không gian cỡ lớn từ 50-100 mét vuông.
Theo chia sẻ của Lumias, đây là một trong máy hút ẩm bán chạy nhất của thương hiệu này. Mình có tham khảo một số hệ thống bán lẻ thì được biết máy hút ẩm 12 lít cũng là dòng máy hút ẩm được ưa chuộng nhất ở thị trường Việt Nam hiện nay.
Nếu là người đã tìm hiểu sơ bộ về thị trường máy hút ẩm, có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn vào cái tên của sản phẩm này, tại sao lại có NWT ở đây. New Widetech (NWT) là thương hiệu máy hút ẩm nổi tiếng trong hệ sinh thái Xiaomi và được nhiều người Việt ưa chuộng từ nhiều năm nay. Kể từ năm 2024, máy hút ẩm NWT có sự thay đổi thương hiệu, được bán dưới thương hiệu mới là Lumias. Đó là lý do nhiều máy hút ẩm Lumias vẫn có xuất hiện của cái tên NWT.
Ở thị trường Việt Nam, máy hút ẩm Lumias được phân phối bởi công ty Hợp Long. Mẫu máy Lumias NWT D3 12L hiện có giá 3,29 triệu đồng, bảo hành 18 tháng và chính sách 1 đổi 1 trong 15 ngày đầu.
Về thiết kế, Lumias NWT D3 12L có kiểu dáng hình chữ nhật, màu trắng trang nhã và có kích cỡ nhỏ gọn. Chiều cao, rộng và độ dày lần lượt là 47cm, 30cm và 20cm. Máy nặng khoảng 10kg và có tay xách phía trên để di chuyển linh hoạt giữa các không gian trong nhà.


Máy có kích cỡ nhỏ gọn: cao 47cm, ngang 30cm và độ sâu 20cm

Máy nặng khoảng 10kg, có tay để tiện di chuyển.

Màng lọc thô bên ngoài có thể rửa để vệ sinh
Bảng điều khiển cảm ứng LED được đặt phía trên. Người dùng có thể điều chỉnh giữa 3 mức độ ẩm (40, 50 và 60%) hoặc bật chế độ hút liên tục. Ngoài bảng điều khiển, máy hút ẩm này cũng có thể điều khiển qua ứng dụng Xiaomi Home hoặc Mijia. Trên app thì máy có thêm chức năng hẹn giờ trong 24 tiếng và hiển thị thông tin về mức độ ẩm thực tế trong phòng. Điều đó có nghĩa máy hút ẩm này có cảm biến đo độ ẩm môi trường nhưng chỉ hiển thị trên app, không hiển thị trên bảng điều khiển cảm ứng giống như mẫu Lumias LMD-20L ở phân khúc cao hơn. Máy sẽ dựa vào thông tin độ ẩm từ cảm biến để ngừng chạy khi độ ẩm môi trường đạt ngưỡng bạn thiết lập (40, 50 hoặc 60%) và tiếp tục hoạt động trở lại khi độ ẩm tăng lên.

Bảng điều khiển cảm ứng LED điều chỉnh được 3 mức ẩm (40, 50 và 60%) và chế độ hút ẩm liên tục.

Trên app Xiaomi Home có thêm chức năng hẹn giờ và thông tin độ ẩm thực tế trong phòng.
Lumias NWT D3 12L có bình chứa nước hút ẩm dung tích khá lớn 2,4 lít. Khi bình chứa nước đầy, máy sẽ tự ngưng hoạt động, nháy đèn đỏ cảnh báo phía trên bảng điều khiển và cảnh báo trên app. Bên cạnh đó, máy cũng có đường ống dẫn nước ra ngoài, có thể hút liên tục mà không lo phải đổ nước thủ công.
![]() |
Bình chứa nước dung tích 2,4 lít; chất liệu nhựa trong nhìn được mực nước.
![]() | ![]() |
Khi bình chứa nước đầy, máy sẽ tự tắt và hiện đèn màu đỏ cảnh báo trên bảng điều khiển và trên app.
Ống thoát nước để có thể hút liên tục, không cần đổ nước thủ công.

Ống thoát nước để có thể hút liên tục, không cần đổ nước thủ công.
Mình đã dùng máy trong khoảng 2 tuần, đúng vào giai đoạn thời tiết Hà Nội nồm ẩm khó chịu, độ ẩm trong nhà luôn ở mức trên 80%. Máy hút ẩm hiệu quả, duy trì căn phòng luôn khô ráo.
Để dễ hình dung, mình đã đo hiệu quả độ ẩm trong các khung thời gian 1, 2 và 3 giờ bật hút ẩm liên tục. Căn phòng mình sử dụng có diện tích 16 mét vuông và chiều cao trần gần 3 mét. Độ ẩm môi trường khi chưa bật máy hút ẩm là 82,5% và nhiệt độ môi trường là 21,6 độ C. Sau các khung 1, 2 và 3 giờ chạy hút ẩm ở chế độ hút liên tục, độ ẩm trong phòng giảm tương ứng xuống còn 70%, 65,2% và 63,5%. Đây là mức độ ẩm dễ chịu, sàn và đồ vật trong nhà đều khô ráo. Sau 3 giờ chạy hút ẩm, máy "vắt" được 0,8 lít nước từ trong không khí.
![]() | ![]() | ![]() | ![]() |
Từ trái qua: ảnh 1 - độ ẩm lúc chưa bật máy; ảnh 2 - sau 1 giờ hút ẩm; ảnh 3 - sau 2 giờ hút ẩm; ảnh 4 - sau 3 giờ hút ẩm.
Mình đã thử so sánh hiệu quả hút ẩm của Lumias NWT D3 12L với việc bật chế độ hong khô Dry của điều hòa thì thấy máy hút ẩm hiệu quả hơn nhiều. Ở cùng diện tích phòng và độ ẩm môi trường gần tương tự (81%), chế độ Dry của điều hòa chỉ giảm được hơn 5% độ ẩm sau 1 giờ; 7,5% độ ẩm sau 2 giờ và 8% độ ẩm sau giờ. Nếu so sánh, máy hút ẩm giảm được độ ẩm gấp đôi chế độ Dry trong cùng thời gian.
![]() | ![]() | ![]() | ![]() |
Từ trái qua: ảnh 1 - độ ẩm lúc chưa chế độ Dry của điều hòa; ảnh 2 - sau 1 giờ bật chế độ Dry ảnh 3 - sau 2 giờ bật Dry; ảnh 4 - sau 3 giờ bật Dry.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn mà mình nhận thấy là chế độ Dry của điều hòa không giảm được độ ẩm trong phòng về mức tối ưu khoảng trên 60% như máy hút ẩm. Sau mốc 3 giờ, mình bật chế độ Dry thêm vài tiếng nữa mà độ ẩm trong vẫn ở mức trên 70%. Trong khi đó, bật chế độ Dry thì nhiệt độ trong phòng lạnh hơn đáng kể, kết hợp với gió thổi ra từ điều hòa nên càng cảm thấy lạnh hơn rõ rệt khi ở trong phòng. Ngược lại, máy hút ẩm sẽ làm nhiệt độ trong phòng ấm lên vài độ C trong quá trình hút ẩm.
Ngoài phòng ngủ và phòng khách, mình hay dùng máy hút ẩm để hút cho cả nhà tắm. Vào mùa nồm và thời tiết lạnh thì nhà tắm là nơi ẩm ướt nhất trong nhà. Sau khi tắm bằng nước nóng, hơi ẩm thường đọng thành giọt trên tường và cửa nhà tắm. Vì vậy, dùng máy hút ẩm là cách nhanh nhất để đưa nơi này trở nên khô ráo.
![]() | ![]() |
Hình ảnh góc cửa sổ nhà tắm trước (trái) và sau 1 giờ bật máy hút ẩm.
Và nếu không có máy sấy, bạn có thể dùng máy hút ẩm để hong khô quần áo vào những ngày nồm ẩm. Tốc độ hong khô quần áo sẽ nhanh hơn nếu bạn phơi quần áo ở phía trên luồng thổi gió khô của máy hút ẩm.

Độ ồn hoạt động khi đo cách máy 1,5 mét
Về độ ồn, Lumias NWT D3 12L không điều chỉnh được các tốc độ hút ẩm như mẫu Lumias LMD-20L và chỉ chạy ổn định ở một tốc độ với độ ồn khoảng 43 dB khi đo cách chỗ đặt máy khoảng 1,5 mét. Đây là mức độ ồn tương đối êm, có thể để trong phòng ngủ được. Để bạn dễ hình dung, theo thang độ ồn tiêu chuẩn thì độ ồn của tiếng thì thầm là 40 dB, 50 dB là độ ồn của tiếng mưa vừa phải và 60 dB là độ ồn của tiếng nói chuyện thông thường.

Máy tiêu thụ 0,56 kWh sau 3 giờ chạy
Về tiêu thụ điện, máy hút ẩm này thường hoạt động ở mức công suất khoảng 185-195W khi sử dụng. Trung bình, máy tiêu thụ gần 0,6 kWh điện sau 3 giờ hút ẩm liên tục. Do máy sẽ tự động ngắt khi độ ẩm trong phòng đạt ngưỡng thiết lập và tự động chạy trở lại khi độ ẩm tăng lên nên mức độ tiêu thụ điện thực tế sẽ thấp hơn khi bạn qua đêm, vì những quãng thời gian ngừng thì máy sẽ không tiêu thụ điện.
Tổng kết, đây là máy hút ẩm nhỏ gọn có hiệu quả hút ẩm trong thực tế nhanh dành cho các căn phòng nhỏ gọn dưới 25 mét vuông. Máy cung cấp đủ các chức năng cơ bản của một máy hút ẩm như điều khiển qua app, bình chứa nước khá lớn, có đường thoát nước, tự động ngừng khi độ ẩm về ngưỡng thiết lập và tự động chạy khi độ ẩm tăng cao. Mức giá của sản phẩm cũng khá dễ chịu cùng chế độ bảo hành tới 18 tháng. Tuy vậy, sản phẩm cũng có vài điểm hạn chế nhỏ như không hiển tình trạng độ ẩm ngay trên bảng điều khiển và khả năng điều chỉnh tốc độ hút ẩm để giảm độ ồn khi bật trong những căn phòng vào ban đêm. Đây là những tính năng được Lumias đưa vào các sản phẩm ở phân khúc giá cao hơn như chiếc Lumias LMD-20L mình đã giới thiệu vào tuần trước.
Ngoài phiên bản 12 lít, dòng Lumias NWT D3 series còn có các phiên bản Lumias D3 Plus (30 lít, giá 4,389 triệu đồng) và Lumias NWT D3 Pro (50 lít, giá 6,58 triệu đồng) dành cho các không gian cỡ lớn từ 50-100 mét vuông.