Triều Tiên lao đao khi COVID-19 tăng lên 1,4 triệu ca; nhiều nước muốn giúp mà không được

nhhgiap

Pearl
Số ca nhiễm COVID-19 mà các kênh thông tin ở Triều Tiên gọi là “sốt” đã lên đến con số 1,4 triệu ca trong tuần qua. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un miêu tả đợt dịch chính là biến động lớn của đất nước.
Bình Nhưỡng chính thức thừa nhận sự gia tăng các ca nhiễm biến chủng Omicron vào ngày 12/5, sau hơn hai năm âm thầm chịu đựng. Tuy nhiên, dịch bệnh có lẽ đã lây lan trước đó một thời gian nhưng vì thiếu năng lực xét nghiệm nên dẫn đến phát hiện trễ.

Triều Tiên lao đao khi COVID-19 tăng lên 1,4 triệu ca; nhiều nước muốn giúp mà không được
Tính đến 6 giờ chiều theo giờ địa phương ngày 16/5, Triều Tiên đã ghi nhận 269.510 bệnh nhân bị "sốt", số người chết tăng lên 56 người, trích báo cáo của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA).
Theo hãng tin, tổng số người bị sốt (triệu chứng phổ biến của COVID) đã lên tới 1.483.060 người kể từ "cuối tháng 4", với hơn 660.000 người vẫn đang được cách ly điều trị. Số lượng người xét nghiệm dương tính với COVID hiện không rõ ràng, một phần vì nghèo nàn trong trang bị xét nghiệm.
Tại cuộc họp với Bộ Chính trị Đảng Lao động, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã phải huy động quân đội để ổn định việc phân phối thuốc. Khoảng 11.000 giáo viên, sinh viên và quan chức y tế cũng tham gia hỗ trợ tại thủ đô Bình Nhưỡng, nơi được xem là tâm dịch của cả nước.
Việc đảng cầm quyền thừa nhận đã theo dõi các trường hợp sốt từ cuối tháng trước chứng minh rằng, đợt bùng dịch đã nhen nhóm trong quân đội từ sau cuộc duyệt binh ngày 25/4.
Hãng tin cho biết ông Kim đã nghiêm khắc chỉ trích các lãnh đạo cấp cao của đảng trong suốt cuộc gặp đầu tuần này, vì thất bại trong việc đảm bảo hiệu thuốc mở cửa 24/7.
Các quan chức nội cát và y tế đảm nhận nhiệm vụ phân phát thuốc cho công chúng
“đã không xắn tay áo, không nhìn nhận đúng về cuộc khủng hoảng hiện tại mà chỉ nói suông về tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân", trích lời phát biểu của ông Kim.
Cơn thịnh nộ của mũi tàu đất nước vẫn chưa dừng lại, ông này sau đó đã chỉ trích công tố viên hàng đầu quốc gia vì “sự lười biếng và cẩu thả" khi không bắt các quan chức lãnh trách nhiệm phải giải trình.
Được biết, nhà lãnh đạo Kim sau đó đã đến thăm một số hiệu thuốc ở Bình Nhưỡng.

Triều Tiên lao đao khi COVID-19 tăng lên 1,4 triệu ca; nhiều nước muốn giúp mà không được
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thăm một nhà thuốc ở Bình Nhưỡng vào ngày 15/5.
Triều Tiên đã nhận được lời đề nghị hỗ trợ vaccine từ Trung Quốc và cơ chế chia sẻ vaccine COVAX của WHO, nhưng nhà lãnh đạo đã từ chối cơ hội tiêm chủng cho 25 triệu người dân trong nước vào năm ngoái. Điều này có nghĩa Triều Tiên là một trong hai quốc gia duy nhất trên thế giới (nước còn lại là Eritrea) chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, theo thông báo chính thức của WHO vào đầu tuần.
Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, giám đốc khu vực Đông Nam Á của cơ quan LHQ, cho biết WHO luôn sẵn sàng trợ giúp.
“Vì người dân ở đó vẫn chưa được tiêm vaccine nên nguy cơ lây lan nguồn bệnh sẽ rất cao, trừ khi chính phủ tìm ra cách ngăn chặn thích hợp và tức thì”, tiến sĩ cho biết.
Bắc Kinh cam kết "hỗ trợ đầy đủ" cho Bình Nhưỡng vào tuần trước, thứ ba tuần này họ cho biết vẫn bảo toàn đề nghị đó.
Kwon Young-se, người vừa đắc cử vị trí lãnh đạo Bộ Thống Nhất Hàn Quốc, tuyên bố Seoul sẵn sàng viện trợ cho phía Bắc trong một tin nhắn vào thứ hai, bao gồm việc cung cấp khẩu trang, bộ dụng cụ xét nghiệm và vaccine. Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn chưa nhận được phản hồi từ Triều Tiên.
Các chuyên gia nhận định nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng và hệ thống y tế của Triều Tiên vẫn bất lực giải quyết, thì đợt bùng phát dịch có thể phát triển thành cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Liz Throssell, người phát ngôn của Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ ba rằng:
"Virus đã tấn công bộ phận người dân không được cung cấp cơ hội tiêm chủng, điều này có thể tác động nghiêm trọng đến tình hình nhân quyền trong nước".
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top