Trợ lý ảo ngày càng khôn hóa ra đáng sợ: Google Assistant, Alexa tác động tiêu cực đến việc phát triển kiến thức bình thường của trẻ em

Những trợ lý ảo như Google Assistant và Alexa từ lâu đã là tâm điểm của vô số quan ngại về quyền riêng tư, ấy thế mà chúng vẫn tiếp tục trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong hàng triệu ngôi nhà trên toàn thế giới. Nhưng có vẻ như trợ lý ảo còn gây ra tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển của trẻ em, cụ thể là giai đoạn phát triển tương tác xã hội và học hỏi những kỹ năng cơ bản cần thiết đối với bất kỳ ai.
Theo một nghiên cứu phân tích từ các chuyên gia tại Trường Y khoa Lâm sàng Cambridge, việc tương tác với các trợ lý AI có thể ảnh hưởng đến trẻ em theo 3 cách. Đầu tiên là gây cản trở đến việc tiếp cận những cơ hội học tập.
Những trợ lý AI của Amazon, Apple, và Google ngày một hoàn thiện với tốc độ đáng sợ chưa từng có, và mỗi năm trôi qua, năng lực tìm kiếm những câu trả lời từ mạng internet cũng càng lúc càng chính xác hơn. Chính vì sự dễ dàng đó, các chuyên gia tin rằng quy trình tìm kiếm và hấp thụ kiến thức truyền thống - thông qua học tập, trao đổi, thảo luận - dần ít được xem trọng hơn.
Trợ lý ảo ngày càng khôn hóa ra đáng sợ: Google Assistant, Alexa tác động tiêu cực đến việc phát triển kiến thức bình thường của trẻ em
Vấn đề thực sự ở đây là khi trẻ em đưa ra một câu hỏi với người lớn tuổi hơn, có thể là cha mẹ hay thầy cô, chúng thường phải giải thích về bối cảnh và lý do đằng sau câu hỏi đó. Thêm nữa, khi một người trực tiếp đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình, họ sẽ vạch ra một hướng đi nghiêm túc, cũng như lý do logic, nhằm chọn lọc được thông tin phù hợp và qua đó khả năng tư duy và tưởng tượng cũng được mở rộng ra.

Ma trận thông tin giả

Trẻ em không hiểu thông tin được lấy từ internet như thế nào, internet nằm ở đâu, và những hạn chế của internet” - các nhà khoa học nói. Vì đặt niềm tin mù quáng vào internet, những bộ óc còn non trẻ rất dễ tiếp thu thông tin sai lệch.
Có lẽ chúng ta chẳng lạ gì về ma trận thông tin giả ngập tràn trên internet nữa, và các nền tảng hiện chưa đưa ra được bất kỳ giải pháp hữu ích nào để giải quyết vấn đề đó - trong khi các trợ lý AI tiếp tục làm mọi thứ tồi tệ hơn. Một dự án nghiên cứu của Đại học Stanford vào năm 2021 phát hiện ra rằng những trợ lý ảo như Alexa, Google Assistant, và Siri đưa ra những câu trả lời và kết quả tìm kiếm rất khác nhau đối với những câu hỏi về sức khỏe mà người dùng đặt ra. Trong những tình huống đó, người trưởng thành có thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm đã qua đào tạo để đưa ra quyết định, nhưng trẻ em thì không, và chúng vô tình đối mặt với một nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng.

Alexa không biết dạy phép lịch sự

Vấn đề tiếp theo là tác động tiêu cực lên sự phát triển tương tác xã hội. Trò chuyện giữa người với người giúp định hình quy tắc giao tiếp xã hội và tạo điều kiện cho trẻ học được cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực tế. Trò chuyện với trợ lý ảo không mang lại giá trị đó.
Các trợ lý AI rất kém trong việc hướng dẫn người dùng học hỏi các phương thức tương tác xã hội, mặc cho những tiến bộ gần đây như khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hệ thống LaMDA của Google. Google Assistant có thể nói chuyện với bạn như người thật, nhưng nó không thể dạy trẻ em phép tắc cơ bản và hướng dẫn chúng tự hành xử như một con người lễ độ.
Trợ lý ảo ngày càng khôn hóa ra đáng sợ: Google Assistant, Alexa tác động tiêu cực đến việc phát triển kiến thức bình thường của trẻ em
Ví dụ, chẳng ai khuyến khích học hỏi và sử dụng các cụm từ lịch sự như “làm ơn” khi nói chuyện với một trợ lý ảo nằm gọn trong một cái loa bé xíu, và bản thân trợ lý ảo cũng chẳng có khả năng đưa ra phản hồi mang tính xây dựng. Trong thời buổi đại dịch hoành hành mà chúng ta đang sống hiện nay, phạm vi tương tác giữa người với người phần nào bị hạn chế hơn trước, tiềm ẩn một nguy cơ thậm chí còn lớn hơn đối với quá trình phát triển xã hội của con trẻ.
Cuối cùng là nỗi lo về những phản hồi không phù hợp với trẻ. Không phải bậc cha mẹ nào cũng có kỹ năng công nghệ cần thiết để cấu hình tính năng kiểm soát trẻ nhỏ (parental control) trong các phần mềm máy tính. Điều này vô tình cho phép trẻ tiếp xúc với những nội dung không phù hợp với độ tuổi và có thể dẫn chúng đến những thông tin độc hại đến mức gây nguy hiểm cho tính mạng. Theo một bản tin của BBC hồi năm 2021, trợ lý ảo Alexa của Amazon đã từng suýt tước đi mạng sống của một cậu nhóc 10 tuổi khi đề nghị cậu chạm vào một mạch điện đang hoạt động bằng một…đồng xu kim loại!
Tham khảo: DigitalTrends
>> Điều gì sẽ xảy ra khi trợ lý ảo thông minh hơn con người?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top