Khi nói đến nhà thơ kiêm chính trị gia ở Việt Nam, có lẽ Tố Hữu sẽ là cái tên đầu tiên được nhớ đến. Ông xứng danh với danh hiệu nhà cách mạng lão thành, nhà hoạt động chính trị xuất sắc, nhà thơ cách mạng lớn nhất đất nước vào thế kỷ 20. Người Việt Nam hầu như ai cũng từng nghe, đọc thơ của ông. Cái tên Tố Hữu vốn chẳng còn xa lạ gì. Nhưng chưa hẳn ai cũng biết nhà thơ cách mạng vĩ đại này từng là Phó Thủ tướng.
Tố Hữu (1902 – 2002), tên thật là Nguyễn Kinh Thành, sinh ra ở làng Phù Lai, thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, thích sưu tầm ca dao, tục ngữ và thơ văn nên dạy cho con trai làm thơ từ bé. 13 tuổi Tố Hữu đã vào học ở trường Quốc học Huế, tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ. Sau này, ông giác ngộ sớm, gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương (năm 1936), tiếp đó là Đảng Cộng sản Đông Dương (năm 1938).
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Tố Hữu nhiều lần bị địch bắt giữ. Tháng 4/1939, ông bị bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhiều nhà tù khác. 3 năm sau, Tố Hữu vượt ngục Đắc Glêi (nay thuộc Kon Tum) rồi ra Thanh Hóa hoạt động cách mạng.
Khi đất nước giải phóng, Tố Hữu được giao trọng trách giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước như Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đối ngoại.
Đáng chú ý, trước đó Tố Hữu từng 2 lần giữ bức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 23 tuổi, nhà thơ này lần đầu giữ chức vụ này (1943 - 1945), đồng thời tham gia ban lãnh đạo chiến khu Quang Trung. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, Tố Hữu được bầu làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế, sau điều ra Trung ương làm công tác văn hóa và thanh niên. Nhưng 1 năm sau ông lại trở về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa lần thứ hai. Nhiệm vụ lúc này của Tố Hữu là xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh hậu phương chiến lược cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Lại nói về sự nghiệp văn học, thơ ca của Tố Hữu. Nhắc đến ông là nhắc đến tập thơ “Từ ấy”. Tác phẩm này được sáng tác trong khoảng 10 năm (1937 – 1946). “Từ ấy” có 71 bài thơ trong 3 phần tương ứng với 3 giai đoạn lịch sử dân tộc: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài). Riêng bài thơ “Từ ấy” trong tập thơ này đã xuất hiện trong chương trình Ngữ văn THPT và rất nổi tiếng.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”.
Tố Hữu (1902 – 2002), tên thật là Nguyễn Kinh Thành, sinh ra ở làng Phù Lai, thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, thích sưu tầm ca dao, tục ngữ và thơ văn nên dạy cho con trai làm thơ từ bé. 13 tuổi Tố Hữu đã vào học ở trường Quốc học Huế, tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ. Sau này, ông giác ngộ sớm, gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương (năm 1936), tiếp đó là Đảng Cộng sản Đông Dương (năm 1938).
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Tố Hữu nhiều lần bị địch bắt giữ. Tháng 4/1939, ông bị bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhiều nhà tù khác. 3 năm sau, Tố Hữu vượt ngục Đắc Glêi (nay thuộc Kon Tum) rồi ra Thanh Hóa hoạt động cách mạng.
Khi đất nước giải phóng, Tố Hữu được giao trọng trách giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước như Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đối ngoại.
Đáng chú ý, trước đó Tố Hữu từng 2 lần giữ bức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 23 tuổi, nhà thơ này lần đầu giữ chức vụ này (1943 - 1945), đồng thời tham gia ban lãnh đạo chiến khu Quang Trung. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, Tố Hữu được bầu làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế, sau điều ra Trung ương làm công tác văn hóa và thanh niên. Nhưng 1 năm sau ông lại trở về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa lần thứ hai. Nhiệm vụ lúc này của Tố Hữu là xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh hậu phương chiến lược cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Lại nói về sự nghiệp văn học, thơ ca của Tố Hữu. Nhắc đến ông là nhắc đến tập thơ “Từ ấy”. Tác phẩm này được sáng tác trong khoảng 10 năm (1937 – 1946). “Từ ấy” có 71 bài thơ trong 3 phần tương ứng với 3 giai đoạn lịch sử dân tộc: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài). Riêng bài thơ “Từ ấy” trong tập thơ này đã xuất hiện trong chương trình Ngữ văn THPT và rất nổi tiếng.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”.