VNR Content
Pearl
2022 là năm đầu tiên Apple sản xuất một số mẫu iPhone cao cấp ngoài lãnh thổ Trung Quốc - một thay đổi nhỏ nhưng đáng để bàn đến đối với một công ty vận hành nhờ một trong những chuỗi cung ứng tinh vi nhất thế giới, hoạt động dưới sự trợ giúp của chính quyền Trung Quốc. Nhưng theo những gì được tiết lộ về quá trình phát triển iPhone 14 vào rạng sáng thứ 5 vừa qua, rời khỏi “vòng tay” Trung Quốc thực sự là một điều không hề dễ dàng.
Thật vậy, chưa bao giờ nguồn nhân lực Trung Quốc lẫn các nhà cung ứng linh kiện nước này lại đóng góp mạnh mẽ cho Apple như trên thế hệ iPhone thứ 15, bao gồm nhiều khâu trong thiết kế sản xuất, loa, và pin. Kết quả là chúng ta có những chiếc iPhone “con chung” của Mỹ và Trung Quốc, thay vì được thiết kế ở California và sản xuất ở Trung Quốc như mọi năm.
Điều đó đã cho chúng ta thấy sự tiến bộ của Trung Quốc trong thập kỷ qua, và tầm quan trọng chưa từng có của đội ngũ kỹ sư nước này trong quá trình phát triển iPhone. Sau khi thu hút vô số công ty trên toàn thế giới đến với những công xưởng có lực lượng lao động rẻ mạt và công suất không đối thủ, các kỹ sư và nhà cung ứng Trung Quốc bắt đầu kiểm soát dần chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ lượng tiền khổng lồ mà các công ty Mỹ đầu tư nhằm chế tạo sản phẩm công nghệ cao.
Tim Cook tại trụ sở Apple ở Trung Quốc
Vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc trong quá trình phát triển iPhone có thể là một thách thức đối với những nỗ lực giảm lệ thuộc vào quốc gia đông dân nhất thế giới của Apple - một mục tiêu được Apple đặt làm ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Đài Loan chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và Mỹ thì liên tục bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của đại kình địch công nghệ Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ vẫn sẽ đóng vai trò trọng yếu trong kế hoạch sản xuất iPhone tại đây. Ở Chennai (Ấn Độ), nhà cung ứng Đài Loan là Foxconn, vốn đang sản xuất iPhone cho Apple tại nhiều nhà máy trên khắp Trung Quốc, sẽ đứng sau dây chuyền lắp ráp thiết bị vận hành bởi công nhân Ấn Độ, với sự hỗ trợ từ các nhà cung ứng Trung Quốc gần đó, bao gồm Lingy iTech (chuyên cung ứng sạc và các linh kiện khác cho iPhone). Ngoài ra, một công ty Trung Quốc khác là BYD cũng đang thiết lập dây chuyền cắt kính màn hình ở Ấn Độ.
“Họ muốn đa dạng hóa, nhưng đó là một con đường khó khăn.” - theo Gene Munster, đối tác quản lý của công ty nghiên cứu công nghệ Loup Ventures. “Họ đã lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”.
Tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid càng làm trầm trọng hơn những khó khăn Apple phải đối mặt. Khi Trung Quốc đóng cửa biên giới vào năm 2020, Apple đã buộc phải sắp xếp lại mô hình hoạt động và ngừng mọi chuyến bay chở đội ngũ kỹ sư từ California sang Trung Quốc để thiết kế quy trình lắp ráp các mẫu iPhone cao cấp.
Thay vì để đội ngũ nhân sự mắc kẹt trong những đợt cách ly dài ngày, Apple bắt đầu khuyến khích tuyển dụng thêm kỹ sư Trung Quốc ở Quảng Đông và Thượng Hải để dẫn dắt các đội thiết kế trọng yếu.
Các đội sản xuất và thiết kế sản phẩm của công ty cũng bắt đầu tổ chức nhiều cuộc gọi video xuyên đêm với các đối tác ở châu Á. Sau khi hoạt động bay được mở lại, Apple tìm cách thuyết phục nhân viên quay lại Trung Quốc bằng cách hỗ trợ đến 1.000 USD mỗi ngày trong 2 tuần cách ly và 4 tuần làm việc. Dù khoản tiền nhận được có thể lên đến 50.000 USD, nhiều kỹ sư vẫn miễn cưỡng bởi không biết chắc họ sẽ phải cách ly trong bao lâu.
Vì không thể đưa nhân sự bay từ Mỹ sang Trung Quốc, công ty đành khuyến khích đội ngũ ở châu Á dẫn dắt những cuộc họp vốn từng là nhiệm vụ của các đồng nghiệp ở California. Đội ngũ này còn đảm nhận luôn nhiệm vụ lựa chọn một số nhà cung ứng linh kiện cho iPhone ở châu Á!
Apple hiện ngày càng tìm đến Trung Quốc để tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao nói trên. Chỉ riêng trong năm 2022, công ty đã đăng tin tuyển dụng tại Trung Quốc nhiều hơn 50% so với cả năm 2020. Nhiều trong số các nhân viên mới là công dân Trung Quốc đã qua đào tạo tại phương Tây.
Sự thay đổi trong cách làm việc của Apple dường như phù hợp với số lượng ngày càng cao các nhà cung ứng Trung Quốc được họ lựa chọn. Chỉ hơn một thập kỷ trước thôi, Trung Quốc đóng góp rất ít vào quá trình sản xuất iPhone, chủ yếu cung cấp công nhân giá rẻ cho dây chuyền lắp ráp thiết bị, sử dụng linh kiện nhập hoàn toàn từ Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Tính trung bình, người Trung Quốc đóng góp khoảng 6 USD - hay 3,6% - trong tổng giá trị của iPhone.
Dần dần, các nhà cung ứng Trung Quốc bắt đầu thay thế các nhà cung ứng của Apple trên toàn thế giới. Các công ty Trung Quốc bắt đầu sản xuất loa, cắt kính màn hình, cung cấp pin, và sản xuất cụm camera cho hãng. Hiện các nhà cung ứng Trung Quốc chiếm hơn 25% giá trị của một chiếc iPhone.
Sự gia tăng đáng chú ý đó cho thấy Trung Quốc đã tiến bộ và làm chủ chuỗi cung ứng smartphone như thế nào. “Xu hướng đó chắc chắn chưa đến hồi kết” - theo Dan Wang, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu kinh tế độc lập Gavekal Dragonomics.
Apple khuyến khích đội ngũ ở châu Á dẫn dắt những cuộc họp vốn từng là nhiệm vụ của các đồng nghiệp ở California.
Trong suốt đại dịch, sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc trong hoạt động sản xuất hóa ra lại được đền đáp xứng đáng. Các dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động ổn định - kể cả khi các quốc gia khác đã đóng cửa trong phần lớn năm 2020 và 2021 - giúp Apple gia tăng đáng kể thị phần trên thị trường smartphone, và bán được nhiều iPhone hơn hẳn thời gian trước đó. Một thành tích đáng nhớ đối với một thiết bị điện tử ra đời từ cả thập kỷ trước và đang thay đổi theo hướng hi sinh những đột phá mang tính cách mạng để đổi lấy những cải thiện vững chắc về tổng thể.
Năm nay, các nhà phân tích dự báo Apple sẽ tung ra 4 chiếc iPhone với notch nhỏ hơn, đồng thời sẽ tăng giá các mẫu iPhone 14 Pro thêm 100 USD nhằm bù đắp chi phí linh kiện đang leo thang. Trên thực tế, hãng đã loại bỏ notch trên các mẫu iPhone 14 Pro, đồng thời mang đến tính năng Dynamic Island đầy sáng tạo, và giá bán vẫn không đổi. Được phát triển dựa trên thành công của những năm trước đó, iPhone 14 cho thấy trong khi các nhà sản xuất smartphone khác phải cắt giảm sản xuất để thích ứng với tình hình kinh tế toàn cầu, thì Apple với chuỗi cung ứng bền vững đã làm được điều ngược lại.
Số lượng đơn đặt hàng sản xuất cao hơn trước là minh chứng cho việc Apple hưởng lợi ra sao khi đánh vào nhóm khách hàng giàu có, những người có túi tiền rủng rỉnh, có khả năng mua những chiếc smartphone giá cao mặc cho lạm phát và suy thoái kinh tế.
“Có một khoảng trống kinh tế rất lớn trong số người tiêu dùng trong ngành công nghiệp smartphone. Apple có thể nói là an toàn hơn các đối thủ (vì tiếp cận được nhóm người dùng giàu có)” - theo Wayne Lam, nhà phân tích công nghệ tại CCS Insight.
Khi giới báo chí và nhân viên Apple tập trung tại trụ sở Cupertino, California hôm thứ 4 để theo dõi buổi ra mắt sản phẩm mới, Apple đã tập trung nói về tính năng của điện thoại - chưa bao giờ họ nói về quá trình làm ra chúng như thế nào. Những dấu hiệu duy nhất của sự thay đổi trong quy trình sản xuất chỉ có thể thấy được thông qua những chuyến bay đến và đi từ Sân bay Quốc tế San Francisco gần đó.
Có thời điểm, Apple từng chi hơn 150 triệu USD mỗi năm cho các chuyến bay của hãng United Airlines. Các cựu nhân viên kể rằng trước đại dịch, họ đã bay đến Thượng Hải và Hong Kong trên những chỗ căn phòng hạng thương gia chứa đầy những người làm việc tại Apple.
Hiện nay, United Airlines không còn cung cấp các chuyến bay một chặng từ San Francisco đến Hong Kong nữa. Họ bay thẳng đến Thượng Hải 4 ngày mỗi tuần!
Tham khảo: NYTimes
Thật vậy, chưa bao giờ nguồn nhân lực Trung Quốc lẫn các nhà cung ứng linh kiện nước này lại đóng góp mạnh mẽ cho Apple như trên thế hệ iPhone thứ 15, bao gồm nhiều khâu trong thiết kế sản xuất, loa, và pin. Kết quả là chúng ta có những chiếc iPhone “con chung” của Mỹ và Trung Quốc, thay vì được thiết kế ở California và sản xuất ở Trung Quốc như mọi năm.
Điều đó đã cho chúng ta thấy sự tiến bộ của Trung Quốc trong thập kỷ qua, và tầm quan trọng chưa từng có của đội ngũ kỹ sư nước này trong quá trình phát triển iPhone. Sau khi thu hút vô số công ty trên toàn thế giới đến với những công xưởng có lực lượng lao động rẻ mạt và công suất không đối thủ, các kỹ sư và nhà cung ứng Trung Quốc bắt đầu kiểm soát dần chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ lượng tiền khổng lồ mà các công ty Mỹ đầu tư nhằm chế tạo sản phẩm công nghệ cao.
Vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc trong quá trình phát triển iPhone có thể là một thách thức đối với những nỗ lực giảm lệ thuộc vào quốc gia đông dân nhất thế giới của Apple - một mục tiêu được Apple đặt làm ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại Đài Loan chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và Mỹ thì liên tục bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của đại kình địch công nghệ Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ vẫn sẽ đóng vai trò trọng yếu trong kế hoạch sản xuất iPhone tại đây. Ở Chennai (Ấn Độ), nhà cung ứng Đài Loan là Foxconn, vốn đang sản xuất iPhone cho Apple tại nhiều nhà máy trên khắp Trung Quốc, sẽ đứng sau dây chuyền lắp ráp thiết bị vận hành bởi công nhân Ấn Độ, với sự hỗ trợ từ các nhà cung ứng Trung Quốc gần đó, bao gồm Lingy iTech (chuyên cung ứng sạc và các linh kiện khác cho iPhone). Ngoài ra, một công ty Trung Quốc khác là BYD cũng đang thiết lập dây chuyền cắt kính màn hình ở Ấn Độ.
“Họ muốn đa dạng hóa, nhưng đó là một con đường khó khăn.” - theo Gene Munster, đối tác quản lý của công ty nghiên cứu công nghệ Loup Ventures. “Họ đã lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”.
Tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid càng làm trầm trọng hơn những khó khăn Apple phải đối mặt. Khi Trung Quốc đóng cửa biên giới vào năm 2020, Apple đã buộc phải sắp xếp lại mô hình hoạt động và ngừng mọi chuyến bay chở đội ngũ kỹ sư từ California sang Trung Quốc để thiết kế quy trình lắp ráp các mẫu iPhone cao cấp.
Thay vì để đội ngũ nhân sự mắc kẹt trong những đợt cách ly dài ngày, Apple bắt đầu khuyến khích tuyển dụng thêm kỹ sư Trung Quốc ở Quảng Đông và Thượng Hải để dẫn dắt các đội thiết kế trọng yếu.
Các đội sản xuất và thiết kế sản phẩm của công ty cũng bắt đầu tổ chức nhiều cuộc gọi video xuyên đêm với các đối tác ở châu Á. Sau khi hoạt động bay được mở lại, Apple tìm cách thuyết phục nhân viên quay lại Trung Quốc bằng cách hỗ trợ đến 1.000 USD mỗi ngày trong 2 tuần cách ly và 4 tuần làm việc. Dù khoản tiền nhận được có thể lên đến 50.000 USD, nhiều kỹ sư vẫn miễn cưỡng bởi không biết chắc họ sẽ phải cách ly trong bao lâu.
Vì không thể đưa nhân sự bay từ Mỹ sang Trung Quốc, công ty đành khuyến khích đội ngũ ở châu Á dẫn dắt những cuộc họp vốn từng là nhiệm vụ của các đồng nghiệp ở California. Đội ngũ này còn đảm nhận luôn nhiệm vụ lựa chọn một số nhà cung ứng linh kiện cho iPhone ở châu Á!
Apple hiện ngày càng tìm đến Trung Quốc để tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao nói trên. Chỉ riêng trong năm 2022, công ty đã đăng tin tuyển dụng tại Trung Quốc nhiều hơn 50% so với cả năm 2020. Nhiều trong số các nhân viên mới là công dân Trung Quốc đã qua đào tạo tại phương Tây.
Sự thay đổi trong cách làm việc của Apple dường như phù hợp với số lượng ngày càng cao các nhà cung ứng Trung Quốc được họ lựa chọn. Chỉ hơn một thập kỷ trước thôi, Trung Quốc đóng góp rất ít vào quá trình sản xuất iPhone, chủ yếu cung cấp công nhân giá rẻ cho dây chuyền lắp ráp thiết bị, sử dụng linh kiện nhập hoàn toàn từ Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Tính trung bình, người Trung Quốc đóng góp khoảng 6 USD - hay 3,6% - trong tổng giá trị của iPhone.
Dần dần, các nhà cung ứng Trung Quốc bắt đầu thay thế các nhà cung ứng của Apple trên toàn thế giới. Các công ty Trung Quốc bắt đầu sản xuất loa, cắt kính màn hình, cung cấp pin, và sản xuất cụm camera cho hãng. Hiện các nhà cung ứng Trung Quốc chiếm hơn 25% giá trị của một chiếc iPhone.
Sự gia tăng đáng chú ý đó cho thấy Trung Quốc đã tiến bộ và làm chủ chuỗi cung ứng smartphone như thế nào. “Xu hướng đó chắc chắn chưa đến hồi kết” - theo Dan Wang, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu kinh tế độc lập Gavekal Dragonomics.
Trong suốt đại dịch, sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc trong hoạt động sản xuất hóa ra lại được đền đáp xứng đáng. Các dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động ổn định - kể cả khi các quốc gia khác đã đóng cửa trong phần lớn năm 2020 và 2021 - giúp Apple gia tăng đáng kể thị phần trên thị trường smartphone, và bán được nhiều iPhone hơn hẳn thời gian trước đó. Một thành tích đáng nhớ đối với một thiết bị điện tử ra đời từ cả thập kỷ trước và đang thay đổi theo hướng hi sinh những đột phá mang tính cách mạng để đổi lấy những cải thiện vững chắc về tổng thể.
Năm nay, các nhà phân tích dự báo Apple sẽ tung ra 4 chiếc iPhone với notch nhỏ hơn, đồng thời sẽ tăng giá các mẫu iPhone 14 Pro thêm 100 USD nhằm bù đắp chi phí linh kiện đang leo thang. Trên thực tế, hãng đã loại bỏ notch trên các mẫu iPhone 14 Pro, đồng thời mang đến tính năng Dynamic Island đầy sáng tạo, và giá bán vẫn không đổi. Được phát triển dựa trên thành công của những năm trước đó, iPhone 14 cho thấy trong khi các nhà sản xuất smartphone khác phải cắt giảm sản xuất để thích ứng với tình hình kinh tế toàn cầu, thì Apple với chuỗi cung ứng bền vững đã làm được điều ngược lại.
Số lượng đơn đặt hàng sản xuất cao hơn trước là minh chứng cho việc Apple hưởng lợi ra sao khi đánh vào nhóm khách hàng giàu có, những người có túi tiền rủng rỉnh, có khả năng mua những chiếc smartphone giá cao mặc cho lạm phát và suy thoái kinh tế.
“Có một khoảng trống kinh tế rất lớn trong số người tiêu dùng trong ngành công nghiệp smartphone. Apple có thể nói là an toàn hơn các đối thủ (vì tiếp cận được nhóm người dùng giàu có)” - theo Wayne Lam, nhà phân tích công nghệ tại CCS Insight.
Khi giới báo chí và nhân viên Apple tập trung tại trụ sở Cupertino, California hôm thứ 4 để theo dõi buổi ra mắt sản phẩm mới, Apple đã tập trung nói về tính năng của điện thoại - chưa bao giờ họ nói về quá trình làm ra chúng như thế nào. Những dấu hiệu duy nhất của sự thay đổi trong quy trình sản xuất chỉ có thể thấy được thông qua những chuyến bay đến và đi từ Sân bay Quốc tế San Francisco gần đó.
Có thời điểm, Apple từng chi hơn 150 triệu USD mỗi năm cho các chuyến bay của hãng United Airlines. Các cựu nhân viên kể rằng trước đại dịch, họ đã bay đến Thượng Hải và Hong Kong trên những chỗ căn phòng hạng thương gia chứa đầy những người làm việc tại Apple.
Hiện nay, United Airlines không còn cung cấp các chuyến bay một chặng từ San Francisco đến Hong Kong nữa. Họ bay thẳng đến Thượng Hải 4 ngày mỗi tuần!
Tham khảo: NYTimes