Trung Quốc đã giải được "bài toán" mang tên máy in thạch bản, không cần dựa dẫm phương Tây?

Kiều My

Editor
Thành viên BQT
Trong bản danh sách những thách thức mà ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đang phải đối mặt, sự vắng mặt khó hiểu của máy in thạch bản – thiết bị sản xuất chip tối quan trọng – khiến nhiều người băn khoăn.

Mới đây, Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (CAST) đã công bố danh sách những thách thức mà ngành công nghiệp bán dẫn nước này đang đối mặt. Điều đáng chú ý là máy in thạch bản lại không được nhắc đến. Trang DigiTimes Asia nhận định, việc loại bỏ máy in thạch bản khỏi danh sách, hơn là minh chứng cho thấy Trung Quốc đã có những bước tiến trong việc tự sản xuất thiết bị, lại là một động thái nhằm giảm nhẹ tác động của lệnh cấm vận từ Mỹ lên ngành sản xuất chip của nước này.

1720659943660.png

ASML gần như "độc chiếm" thị trường máy in thạch bản với 93% thị phần toàn cầu

Đây không phải lần đầu tiên Bắc Kinh đánh giá thấp vai trò của máy in thạch bản từ các nhà sản xuất nước ngoài, chẳng hạn như ASML của Hà Lan. Hiện tại, nhà sản xuất máy in thạch bản Shanghai Micro Electronics Equipment Group (SMEE) và công ty Naura Technology (Nhật Bản) đang đặt mục tiêu phát triển công cụ quang khắc đầu tiên.

Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa thiết bị chip của Trung Quốc trong toàn bộ quy trình sản xuất bán dẫn chỉ khoảng 20% và con số này ở mảng máy in thạch bản nội địa thậm chí còn thấp hơn, chưa đến 1%, trong khi đó, ASML đang chiếm lĩnh tới 93% thị phần toàn cầu. Các công cụ in thạch bản EUV là vô cùng quan trọng đối với thế hệ chip tiếp theo.

Mặc dù một khách hàng có thể mua được máy in thạch bản trước khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận, họ vẫn cần đến dịch vụ bảo trì và hỗ trợ liên tục trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, do Mỹ hiện đã cấm cả những dịch vụ hậu mãi này, nên các công cụ in thạch bản có thể trở nên vô dụng ngay cả khi đã được đưa vào hoạt động.

Trừ khi Trung Quốc đạt được bước đột phá trong lĩnh vực công nghiệp máy in thạch bản, đây sẽ vẫn là rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp trong nước phải vượt qua nếu muốn sản xuất chip cao cấp. Hiện tại, một số nhà lãnh đạo trong ngành thậm chí còn đề nghị các hãng bán dẫn nên tập trung vào chip cũ (legacy) và đóng gói 3D thay vì cố gắng bám đuổi các quy trình sản xuất tiên tiến nhất.

Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn đang nỗ lực hết mình để tìm ra những đổi mới nhằm đối phó với lệnh cấm vận từ Washington. Chẳng hạn, Huawei đang xây dựng một trung tâm R&D quy mô lớn dành cho thiết bị đúc chip và máy in thạch bản. Một số doanh nghiệp khác của Trung Quốc đang thử nghiệm các công nghệ theo tiêu chuẩn mở như RISC-V.

Phát biểu tại Hội nghị Internet Trung Quốc khai mạc vào ngày 9/7, ông Wu Hequan – cựu Phó Chủ tịch Viện Kỹ thuật Trung Quốc – cho rằng, những hạn chế trong việc tiếp cận chip hiện đại đã "gây ra những ảnh hưởng nhất định" đến công nghệ của nước này, nhưng cuối cùng, họ có thể vượt qua những trở ngại này bằng cách huy động nguồn lực điện toán.

Vị kỹ sư 81 tuổi thừa nhận việc không được tiếp cận "chip ngoại tiên tiến" sẽ làm chậm quá trình mở rộng năng lực điện toán của Trung Quốc, nhưng họ đã phát triển đủ cơ sở hạ tầng điện toán cho tham vọng AI của mình. Ông cũng lưu ý rằng, Bắc Kinh hiện chỉ đứng sau Washington về sức mạnh tính toán.

Ngay cả khi một số tổ chức loại bỏ một hoặc nhiều công nghệ khỏi danh sách khó khăn, thì điều đó cũng không thể thay đổi những thách thức thực tế mà ngành bán dẫn Trung Quốc đang gặp phải. Sẽ mất nhiều năm, thậm chí là hàng thập kỷ, nghiên cứu và phát triển để nước này có thể bắt kịp các nhà sản xuất như ASML.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top