Trung Quốc đang “vét sạch” 1 loại linh kiện bán dẫn của thế giới, nhà máy Nhật Bản chạy hết công suất cũng không đủ để bán

Mặc dù suy thoái toàn cầu, tuy nhiên có 1 mặt hàng vẫn đang khan hiếm do nhu cầu quá cao. Theo The Elec, các công ty Trung Quốc đang khiến loại linh kiện dùng để đúc chip trở nên thiếu hụt, bất chấp các dây chuyền đang chạy tối đa công suất. Đó là tấm mặt nạ bình quang, thứ không thể thiếu trong quy trình quang khắc.
Nguồn tin trong ngành cho hay, các hãng Photomask (Mỹ, thị phần thứ 3 thế giới), Toppan (Nhật), Dai Nippon Printing (Nhật, đứng đầu thế giới) đều đang chạy 100% công suất nhà máy vì nhu cầu lớn. 1 số khách hàng Trung Quốc còn sẵn sàng trả thêm tiền để rút ngắn thời gian giao hàng.
Mặt nạ bình quang (photomask) có hoa văn bảng mạch được in lên. Bằng quy trình quang khắc bắn chùm tia đi qua mặt nạ xuống tấm wafer silicon, mẫu mạch được khắc lên bề mặt wafer. Mỗi quy trình cần sử dụng hàng chục mặt nạ như vậy được gọi là 1 bộ. Khi thu nhỏ tiến trình bán dẫn thì số mặt nạ cần cũng tăng lên.
Ví dụ, tiến trình cũ cần 1 bộ gồm 30 mặt nạ nhưng khi nâng cấp tiến trình để chế tạo những con chip tiên tiến hơn, 1 bộ cần từ 70 đến 80 mặt nạ. Như vậy, khi nhu cầu đối với các loại chip tiên tiến tăng cao, các hãng đúc chip lại càng mua nhiều mặt nạ hơn dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.

Trung Quốc đang “vét sạch” 1 loại linh kiện bán dẫn của thế giới, nhà máy Nhật Bản chạy hết công suất cũng không đủ để bán
Mặt trong bối cảnh Mỹ o bế ngành bán dẫn Trung Quốc, 1 số có xu hướng tích trữ loại linh kiện này. Hãng sản xuất SMIC mới đây giới thiệu quy trình DUV 7nm càng khiến nhu cầu mặt nạ bình quang lên cao. Bởi vì công nghệ chế tạo DUV tốn nhiều mặt nạ hơn EUV.
Mặt khác, xu hướng AI tạo sinh bùng nổ khiến tình hình thiếu hụt càng nặng nề hơn.
Hai hãng Nhật Bản dẫn đầu thị trường mặt nạ bình quang tiết lộ trong báo cáo tài chính mới nhất (từ tháng 7 đến tháng 9), rằng nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Do vậy, Toppan thậm chí còn lên kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các nguồn tin trong ngành vẫn thiếu lạc quan về nguồn cung linh kiện. Dù nhà máy đang chạy hết công suất và nhà cung ứng Nhật Bản đã lên kế hoạch mở rộng sản xuất, nhưng vẫn khó có thể đáp ứng hết nhu cầu. Giá loại linh kiện này có thể còn tăng trong tương lai.


>>> Cỗ máy đập tan suy nghĩ “công nghệ Nhật Bản tụt hậu so với Hàn Quốc, Trung Quốc” của nhiều người Việt
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top