Sau 2 ngày diễn ra, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc về kỹ thuật số lần thứ 5 tại tỉnh Phúc Kiến đã kết thúc vào ngày 24/7.
Đây là cơ hội để Trung Quốc đẩy nhanh việc đổi mới, chuyển đổi kỹ thuật số. Sự phát triển mạnh mẽ từ những công ty công nghệ nội địa đã góp phần quan trọng giúp nước này đẩy nhanh số hóa nền kinh tế. Hiện nay, kinh tế kỹ thuật số chiếm gần 40% GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Theo số liệu từ Cục Quản lý không gian mạng Quốc gia, năm 2021, sản lượng dữ liệu của Trung Quốc chiếm 9,9% tổng sản lượng toàn cầu, đứng thứ hai trên thế giới. Đến giữa năm 2022, Trung Quốc đã xây dựng 1 triệu 850 nghìn trạm 5G gốc, chiếm hơn 2/3 tổng số trạm toàn thế giới. Các ứng dụng Internet công nghiệp đã bao phủ 45 loại hình nền kinh tế. Giao dịch thương mại điện tử đã tăng từ 29.000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 4.300 tỷ USD) vào năm 2017 lên 6.220 tỷ USD trong 5 năm sau đó.
Dẫn đầu sử dụng 5G là thành phố Thượng Hải với 57.000 trạm 5G gốc ngoài trời và trên 200.000 trạm nhỏ trong các tòa nhà. 5G đã góp phần giúp Thượng Hải xây dựng kinh tế kỹ thuật số hàng đầu ở Trung Quốc trong các ngành bán lẻ, quản lý xã hội, hành chính công, xây dựng thành phố thông minh…
Theo các chuyên gia, Trung Quốc có lợi thế trong 5G vì có một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cơ sở người dùng đang phát triển mạnh mẽ.
Tại Trung Quốc, chính quyền các tỉnh thành cũng như doanh nghiệp được tạo điều kiện tối đa tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số để thúc đẩy đổi mới, chuyển đổi nhanh công nghệ, hạ tầng kỹ thuật số, giúp doanh nghiệp giảm chi phí marketing, giảm giá thành sản xuất. Đó cũng là cách hỗ trợ thiết thực nhất của ngành chức năng nước này đối với doanh nghiệp thời khó khăn.
Ngoài ra, các làng xã và địa phương thoát nghèo đều được ưu truy cập vào băng thông rộng để phát triển kinh tế - xã hội. Với số lượng người dùng 5G ở Trung Quốc lên tới 450 triệu dân, tức cứ 3 người lại có một người sử dụng 5G, đây là nền tảng quan trọng giúp người dân vùng nông thôn nước này phát triển mạnh mẽ buôn bán hàng hóa qua thương mại điện tử bằng hình thức livestream.
Đây là cơ hội để Trung Quốc đẩy nhanh việc đổi mới, chuyển đổi kỹ thuật số. Sự phát triển mạnh mẽ từ những công ty công nghệ nội địa đã góp phần quan trọng giúp nước này đẩy nhanh số hóa nền kinh tế. Hiện nay, kinh tế kỹ thuật số chiếm gần 40% GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Theo số liệu từ Cục Quản lý không gian mạng Quốc gia, năm 2021, sản lượng dữ liệu của Trung Quốc chiếm 9,9% tổng sản lượng toàn cầu, đứng thứ hai trên thế giới. Đến giữa năm 2022, Trung Quốc đã xây dựng 1 triệu 850 nghìn trạm 5G gốc, chiếm hơn 2/3 tổng số trạm toàn thế giới. Các ứng dụng Internet công nghiệp đã bao phủ 45 loại hình nền kinh tế. Giao dịch thương mại điện tử đã tăng từ 29.000 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 4.300 tỷ USD) vào năm 2017 lên 6.220 tỷ USD trong 5 năm sau đó.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc có lợi thế trong 5G vì có một hệ sinh thái hoàn chỉnh và cơ sở người dùng đang phát triển mạnh mẽ.
Tại Trung Quốc, chính quyền các tỉnh thành cũng như doanh nghiệp được tạo điều kiện tối đa tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số để thúc đẩy đổi mới, chuyển đổi nhanh công nghệ, hạ tầng kỹ thuật số, giúp doanh nghiệp giảm chi phí marketing, giảm giá thành sản xuất. Đó cũng là cách hỗ trợ thiết thực nhất của ngành chức năng nước này đối với doanh nghiệp thời khó khăn.
Ngoài ra, các làng xã và địa phương thoát nghèo đều được ưu truy cập vào băng thông rộng để phát triển kinh tế - xã hội. Với số lượng người dùng 5G ở Trung Quốc lên tới 450 triệu dân, tức cứ 3 người lại có một người sử dụng 5G, đây là nền tảng quan trọng giúp người dân vùng nông thôn nước này phát triển mạnh mẽ buôn bán hàng hóa qua thương mại điện tử bằng hình thức livestream.