Trung Quốc đưa ra quy định bảo vệ công nghệ lõi viễn thông

nhhgiap

Pearl
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) vừa công bố quy định về bảo mật dữ liệu và quyền kiểm soát thông tin trong lĩnh vực Internet. Những động thái trên hướng tới ngăn chặn dòng dữ liệu công nghiệp và viễn thông quan trọng chảy khỏi đất nước, song nó lại ảnh hưởng đến các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại thị trường này.
Trung Quốc đưa ra quy định bảo vệ công nghệ lõi viễn thông
Quy định mới phản ánh các mục tiêu của Bắc Kinh trong việc cải thiện an ninh dữ liệu của đất nước
Bộ hiện đang trưng cầu ý kiến của người dân phản hồi về dự thảo cho đến cuối tháng 10. Người dân sẽ được giải thích rõ Luật Bảo mật dữ liệu (DSL) kèm theo hướng dẫn để áp dụng trong bản dự thảo.
Theo quy định, tất cả doanh nghiệp xử lý dữ liệu công nghiệp và viễn thông ở Trung Quốc phải phân loại thông tin thành 3 mục. Đó là “thông thường”, “quan trọng” và “cốt lõi”, đồng thời báo cáo danh mục dữ liệu của họ cho các chi nhánh địa phương của MIIT. Những dữ liệu được phân loại “quan trọng” sẽ được chia sẻ với quốc gia nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc, trong khi đó dữ liệu công nghiệp và viễn thông “cốt lõi” đều bị cấm rời khỏi Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào.
Dữ liệu công nghiệp bao gồm tất cả thông tin liên quan đến nguyên liệu thô, máy móc, hàng tiêu dùng, sản xuất điện tử, phần mềm và công nghệ thông tin. Dữ liệu viễn thông đề cập đến thông tin được thu thập và tạo ra từ thị trường mạng truyền thông rộng lớn.
MIIT là cơ quan quản lý đầu tiên của Trung Quốc ban hành các quy tắc chi tiết thuộc thẩm quyền và bộ luật DSL có hiệu lực từ ngày 1/9. Bộ luật quy định rằng việc phân loại dữ liệu phải dựa trên tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của đất nước thông qua một hệ thống quản lý chặt chẽ.
Được thành lập vào năm 2008 bởi Quốc vụ viện Trung Quốc, MIIT chịu trách nhiệm quản lý mảng công nghệ thông tin và nhiều ngành công nghiệp khác.
Theo MIIT, dữ liệu sẽ được dán nhãn là “quan trọng” nếu thông tin đó đe dọa đến an ninh của quốc gia trong lĩnh vực chính trị, đất đai, quân sự, kinh tế, văn hóa, tài nguyên và an ninh hạt nhân,... hoặc ảnh hưởng đến lợi ích ở nước ngoài, trong không gian, vùng cực, biển sâu và trí tuệ nhân tạo.
Dữ liệu “cốt lõi” cũng tạo mối đe dọa trong phạm vi tương tự nhưng nghiêm trọng hơn nhiều dữ liệu "quan trọng". Việc chuyển giao những thông tin đó có thể ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp lớn, cơ sở hạ tầng thông tin và các nguồn lực thiết yếu khác của Trung Quốc.
Một loạt các lỗ hổng an ninh mạng xảy ra trong thời gian qua là nguyên nhân Bắc Kinh phải hành động nhanh chóng. Đó còn là nỗ lực của chính phủ để gia tăng kiểm soát lĩnh vực Internet, vốn rất phức tạp.

Trung Quốc đưa ra quy định bảo vệ công nghệ lõi viễn thông
Trụ sở của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin tại Bắc Kinh
Luật Bảo mật dữ liệu (DSL) làm rõ phạm vi các quốc gia trong đó có Mỹ được phép sử dụng dữ liệu hợp pháp của Trung Quốc ở nước ngoài (đám mây). Khi chưa có những quy định này, Mỹ tự do dùng tất cả các loại dữ liệu bất kể được lưu ở đâu và cơ quan nào chịu trách nhiệm cho nó.
Quy định mới do MIIT đề xuất sẽ củng cố quyền lực của Bắc Kinh trong việc giám sát luồng dữ liệu công nghiệp và viễn thông xuyên biên giới. Tuy nhiên, nó cũng là rào cản với nhiều doanh nghiệp thông tin nước ngoài.
Thực tế, nhiều tập đoàn công nghiệp có trụ sở tại Châu Âu gặp trở ngại tiếp cận dữ liệu từ các chi nhánh đặt tại Trung Quốc. Các cơ quan trung gian như ngân hàng đầu tư, công ty luật hoặc công ty tư vấn ở New York, cũng khó nhận được một số dữ liệu nhất định từ khách hàng của họ ở đại lục. Quy định cụ thể về kinh tế, phúc lợi của người dân và lợi ích công cộng trong lĩnh vực Internet không nằm trong DSL mà được giao cho các bộ và chính quyền địa phương của đất nước.
Ngày 30/9, chính quyền Thượng Hải phát hành dự thảo các quy tắc dữ liệu của riêng họ. Trước đó, trung tâm công nghệ cao Thâm Quyến cũng đã thông qua dự thảo luật sử dụng dữ liệu mới, có hiệu lực vào tháng 1/2022.
Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top