Trung Quốc kêu gọi tầng lớp giàu có đóng góp cho xã hội nhiều hơn nữa

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tại một cuộc họp kinh tế và tài chính mới đây, rằng tất cả mọi người đều phải được hỗ trợ để trở nên giàu có. Nói đúng hơn, đây là ý tưởng về một sự “thịnh vượng chung", mà các nhà phân tích cho là đứng đằng sau các cuộc đàn áp mới nhất nhắm vào các công ty công nghệ.
Đáng chú ý, cuộc họp trên là lần đầu tiên ông Tập chủ trì công khai kể từ thời kỳ im lặng kéo dài hai tuần. Thông thường, đầu tháng 8 hàng năm là thời gian các nhà lãnh đạo Trung Quốc dành cho các cuộc thảo luận chính trị bí mật tại một khu nghỉ dưỡng ở Bắc Đới Hà, cách Bắc Kinh khoảng 3 giờ lái xe về phía đông.
Cuộc họp kêu gọi “điều chỉnh hợp lý những cá nhân có thu nhập quá mức và khuyến khích các nhóm thu nhập cao và các doanh nghiệp trở lại hỗ trợ xã hội nhiều hơn”.
Các nhà lãnh đạo cũng chỉ rõ, thịnh vượng chung không có nghĩa thịnh vượng chỉ dành cho số ít và cũng không phải là hình thức phân phối bình đẳng. Tiến trình để đạt được mục tiêu “tất cả mọi người đều giàu có” sẽ diễn ra theo từng giai đoạn.

Trung Quốc kêu gọi tầng lớp giàu có đóng góp cho xã hội nhiều hơn nữa
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Mang lại “sự thịnh vượng chung” cho dân chúng đã nổi lên trong những tháng gần đây như một chủ đề cơ bản của các cuộc thảo luận chính trị ở Trung Quốc. Thuật ngữ này thường được hiểu là sự giàu có vừa phải cho tất cả mọi người, thay vì chỉ một số ít. Nhưng nó vẫn là một khẩu hiệu mơ hồ, song lại được sử dụng thường xuyên.
Yue Su, nhà kinh tế chính tại The Economist Intelligence Unit, cho biết trong một tuyên bố, bà hy vọng các nhà chức trách sẽ “thực tế hơn”.
Bất bình đẳng thu nhập giữa 1,4 tỷ người của Trung Quốc đã tăng lên trong vài thập kỷ qua. 10% dân số hàng đầu chiếm 41% thu nhập quốc dân vào năm 2015, tăng từ 27% vào năm 1978, theo ước tính được công bố vào năm 2019.
Tuy nhiên, một nửa dân số có thu nhập thấp hơn đã chứng kiến tỷ trọng thu nhập của họ giảm xuống còn khoảng 15%, giảm từ khoảng 27% vào năm 1978.
Năm nay, người dân thành thị ở thành phố ven biển Thượng Hải có thu nhập khả dụng bình quân đầu người là 7.058 nhân dân tệ (1.091 USD) một tháng, cao hơn nhiều so với 4.021 nhân dân tệ của người dân ở các thành phố trên toàn quốc và cao hơn hẳn mức thu nhập 1.541 nhân dân tệ đối với cư dân nông thôn.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ đã xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực ở nước này vào cuối năm ngoái. Điều đó đánh dấu bước đầu tiên thực hiện các cam kết lâu dài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng đã kỷ niệm 100 năm thành lập vào hồi tháng Bảy.
"Xây dựng mục tiêu 'thịnh vượng chung', Trung Quốc khẳng định sẽ nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế theo hướng lao động, giải quyết bất bình đẳng xã hội bằng phân phối lại, phúc lợi xã hội, thuế và giáo dục hòa nhập" nhằm mục tiêu “tăng tỷ trọng của nhóm thu nhập trung bình trong nền kinh tế”.
Căn cứ vào cuộc họp chính sách kinh tế hàng đầu, các nhà phân tích cho biết họ mong đợi Trung Quốc có các biện pháp bổ sung để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Dữ liệu tháng 7 cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm hơn dự kiến của các nhà phân tích, bao gồm cả số liệu về chi tiêu của từng người tiêu dùng.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế lưu ý rằng tăng trưởng không quan trọng đối với Bắc Kinh trong năm nay bằng việc giải quyết các vấn đề dài hạn như nợ nần chồng chất và rủi ro trên thị trường bất động sản rộng lớn.
"Tài chính là cốt lõi của nền kinh tế hiện đại, có mối quan hệ với phát triển và an ninh", hãng tin CNBC trích dẫn nhận xét của ông Tập Cận Bình tại cuộc họp hôm 17/8. “Nó phải tuân theo các nguyên tắc thị trường hóa và pháp quyền, đồng thời phối hợp ngăn ngừa và giải quyết các rủi ro tài chính lớn”.
Nguồn:
CNBC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top