Trung Quốc mất ngôi nước đông dân nhất thế giới

Mr. Macho

Writer
Liên Hợp Quốc cho biết với đà gia tăng dân số như hiện nay, Ấn Độ có thể trở thành ngôi nhà của 1,7 tỷ người vào năm 2064. Sự gia tăng dân số này sẽ mang đến những thuận lợi nhất định về lực lượng lao động cho quốc gia Nam Á. Song, bên cạnh đó, chính phủ Ấn Độ cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo lương thực, chỗ ở cũng như điều kiện y tế và giáo dục cho gần 1,5 tỷ người. Theo ước tính, khoảng 800 triệu người dân nước này đang nhận trợ cấp từ chính phủ.
Bihar, một trong những bang kém phát triển nhất của Ấn Độ, lại có tỷ lệ sinh cao nhất là 2,98. Các quan chức y tế bang này ước tính tỷ lệ sinh của thành phố Kishanganj hiện ở mức 4,8 hoặc 4,9. Chính quyền địa phương đã và đang tích cực thực hiện các chương trình nhằm kiềm chế đà tăng dân số. Devendra Kumar, một nhân viên tiêm chủng cho biết, Kishanganj đóng một "vai trò lớn" trong sự gia tăng dân số hiện nay của Ấn Độ.

Ấn Độ, nơi một nửa dân số dưới 30 tuổi, sẽ trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm tới. Để tận dụng tối đa lợi thế của nền dân số trẻ, chính phủ Ấn Độ cần tạo việc làm cho hàng triệu người tham gia lực lượng lao động mỗi năm, khi ngày càng nhiều nông dân ở quốc gia Nam Á này từ bỏ công việc đồng áng.
Trung Quốc mất ngôi nước đông dân nhất thế giới
Chính phủ Ấn Độ từ lâu cũng đã lên kế hoạch tăng cường sản xuất nông nghiệp để phục vụ đà tăng dân số thần tốc của nước này. Hiện tại, Ấn Độ là nhà sản xuất gạo, lúa mì và đường lớn thứ hai, tiêu thụ đường lớn nhất, đồng thời là nước nhập khẩu dầu ăn hàng đầu thế giới.
Trong khi Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng trưởng rất nhanh về dân số thì Trung Quốc lần đầu tiên trong hàng thập kỷ báo cáo dân số giảm trong năm vừa qua do tỉ suất sinh giảm thấp.
Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, dân số quốc gia này đã giảm khoảng 850.000 người vào cuối năm 2022. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc đã giảm từ 7,52 ca sinh trên 1.000 người vào năm 2021 xuống còn 6,77 ca sinh, trong đó nước này hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất trên thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng này được chỉ ra là do chi phí nuôi trẻ tăng cao, thế hệ thanh niên ở Trung Quốc ngày càng do dự trong việc kết hôn và lập gia đình vì kinh tế khó khăn và dịch Covid-19 bùng phát, cùng với những nguyên nhân sâu xa, cốt lõi khác, mà trong đó nổi bật là chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top