Trung Quốc mở phòng thí nghiệm ngầm lớn nhất thế giới, độ sâu tới 2.400 mét dưới lòng đất để đi tìm "vật chất tối"

dadieu008

Pearl
Đất nước tỉ dân Trung Quốc vừa khánh thành và đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm khoa học ngầm sâu và lớn nhất thế giới. Các nhà khoa học tin rằng phòng thí nghiệm này sẽ cung cấp một không gian “sạch” để tăng cường khả năng phát hiện vật chất tối (dark matter).
Trung Quốc mở phòng thí nghiệm ngầm lớn nhất thế giới, độ sâu tới 2.400 mét dưới lòng đất để đi tìm vật chất tối
Phòng thí nghiệm DURF (tạm dịch: cơ sở nền bức xạ cực thấp, dưới lòng đất sâu dành cho các thí nghiệm vật lý) nằm dưới núi Cận Bình ở khu tự trị Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Nơi này tọa lạc ở độ sâu 2.400m với tổng thể tích phòng là 330.000 m3. Được biết, phòng thí nghiệm bắt đầu được xây dựng vào tháng 12/2020 bởi Đại học Thanh Hoa và Công ty TNHH Phát triển Thủy điện Sông Yalong, bắt đầu đi vào hoạt động hôm 7/12, trở thành phòng thí nghiệm dưới lòng đất sâu nhất và lớn nhất thế giới.
Yue Qian, giáo sư tại Đại học Thanh Hoa nói rằng nhờ vị trí “đắc địa”, thông lượng tia vũ trụ trong phòng thí nghiệm chỉ bằng một phần trăm triệu so với bề mặt Trái đất. Ngoài ra nó cũng có nhiều ưu điểm khác như nồng độ radon, bức xạ môi trường, thông lượng tia vũ trụ đều cực thấp hay không gian siêu sạch…từ đó giúp tăng cường khả năng phát hiện vật chất tối. Theo các nhà khoa học, vật chất nhìn thấy chỉ chiếm khoảng 5% vũ trụ, trong khi khoảng 95% vũ trụ được tạo thành từ vật chất tối và năng lượng tối.
Trung Quốc mở phòng thí nghiệm ngầm lớn nhất thế giới, độ sâu tới 2.400 mét dưới lòng đất để đi tìm vật chất tối
Sẽ có tổng cộng 10 nhóm dự án từ các trường đại học và tổ chức nghiên cứu Trung Quốc, như Đại học Thanh Hoa, Đại học Giao thông Thượng Hải, Viện Nghiên cứu cơ học Nham Địa Vũ Hán (Viện Khoa học Trung Quốc)... sẽ đến phòng thí nghiệm này để triển khai thí nghiệm khoa học. Hiện có một số nhóm đã có mặt tại DURF để tiến hành các nghiên cứu.
Giáo sư Yue nói rằng DURF sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên sâu và đẳng cấp thế giới, tích hợp nhiều ngành, bao gồm vật lý hạt, vật lý thiên văn hạt nhân, khoa học đời sống,...từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghiên cứu của Trung Quốc trong đa lĩnh vực.
Trung Quốc mở phòng thí nghiệm ngầm lớn nhất thế giới, độ sâu tới 2.400 mét dưới lòng đất để đi tìm vật chất tối
Giai đoạn đầu tiên của Phòng thí nghiệm ngầm Cận Bình được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2010, với sức chứa khoảng 4.000 m3. Giai đoạn này đã đạt được một số thành tựu khoa học, nâng các thí nghiệm phát hiện trực tiếp vật chất tối của Trung Quốc lên trình độ tiên tiến trên toàn cầu.
>> Bên trong phòng thí nghiệm lưu giữ hơn 1.500 chủng virus ở Vũ Hán
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top