Trung Quốc thử nghiệm phản ứng nhiệt hạch, giải mã bí ẩn về ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ hơn 13 tỷ năm

Trong một phòng thí nghiệm dưới lòng đất, các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện một phản ứng quan trọng để làm sáng tỏ bí ẩn của những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ.
Các nhà khoa học cho rằng, thế hệ sao ban đầu từng tỏa sáng trong vũ trụ tồn tại đâu đó khoảng 100 đến 250 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, trước khi chúng cháy hết và bùng nổ như những siêu tân tinh khổng lồ.
Con người chắc chắn chưa bao giờ nhìn thấy những ngôi sao này (được gọi là quần thể III), nhưng các nhà khoa học về vũ trụ đã phát hiện những ngôi sao được sinh ra từ tro của những ngôi sao trưởng thành này. Một trong số chúng, ngôi sao gọi là SMSS0313-6708, đã tỏa sáng trong 13,6 tỷ năm đáng kinh ngạc, khiến nó trở thành một trong những ngôi sao lâu đời nhất từng được phát hiện.
Ngôi sao này cách Trái đất chỉ 6.000 năm ánh sáng, khiến các nhà khoa học bối rối vì nó chứa hàm lượng canxi nguyên tố cao hơn dự kiến.

Trung Quốc thử nghiệm phản ứng nhiệt hạch, giải mã bí ẩn về ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ hơn 13 tỷ năm
Phòng thí nghiệm sâu nhất thế giới
Hiện tại, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc dẫn đầu là Liyong Zhang, nhà nghiên cứu tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đã tái tạo một phản ứng hạt nhân quan trọng tạo điều kiện sản xuất các nguyên tố nặng hơn, chẳng hạn canxi, trong các ngôi sao cổ đại.
Nhóm tiến hành các thử nghiệm bên trong Phòng thí nghiệm ngầm nằm dưới Dãy núi Cận Bình của Trung Quốc. Hầm thí nghiệm này nằm dưới lòng đất, là phòng thí nghiệm hoạt động sâu nhất cho các thí nghiệm vật lý hạt và hạt nhân trên thế giới.
Họ đã phát hiện một phản ứng cụ thể phổ biến hơn ở các ngôi sao xưa nhất của vũ trụ so với các ước tính trước đó. Phát hiện giải thích hàm lượng canxi cao của SMSS0313-6708, cung cấp một phép đo về một phản ứng quan trọng mà trước đây không thể tiếp cận trong các phòng thí nghiệm trên mặt đất.

Trung Quốc thử nghiệm phản ứng nhiệt hạch, giải mã bí ẩn về ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ hơn 13 tỷ năm
Giải mã bí ẩn cách hình thành ngôi sao đầu tiên của vũ trụ
Nhóm kết luận rằng "Những ngôi sao này được ví như lò rèn hạt nhân của vũ trụ, chịu trách nhiệm tạo ra hầu hết các nguyên tố nặng hơn helium trong vũ trụ. Một số nguyên tố được tạo trong lòng các ngôi sao qua hàng tỷ năm, còn những nguyên tố khác hình thành chỉ sau vài giây trong quá trình bùng nổ cái chết của các ngôi sao lớn."
Những nguyên tố này có vai trò quan trọng trong vũ trụ, cho phép hình thành phân tử và bụi phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm lạnh và ngưng tụ các đám mây phân tử, giúp hình thành ngôi sao mới như Mặt trời của chúng ta.
SMSS0313-6708 là một ngôi sao siêu nghèo kim loại, được suy đoán là hậu duệ trực tiếp của thế hệ sao đầu tiên trong vũ trụ, hình thành sau Big Bang. Nó đóng vai trò như một viên nang thời gian trước khi các thiên hà đầu tiên hình thành.


>>>Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công hệ thống tàu siêu tốc giống Hyperloop của Elon Musk

Nguồn Vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top