Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới lấy được mẫu vật từ vùng tối Mặt Trăng

Ngày 25.6, tàu Thường Nga 6 (Chang'e-6) mang theo đất đá từ vùng tối của mặt trăng đã về lại trái đất an toàn, giúp Trung Quốc trở thành nước đầu tiên làm được điều này.

hinh-anh-6-25-24-luc-420ch-17193073918421704211876.jpeg_75.jpg

Ảnh chụp mô đun chứa mẫu vật đáp xuống vùng đồng cỏ Tứ Tử Vương, khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc ngày 25-6 - Ảnh: CCTV

Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), mô đun chứa mẫu vật từ vùng tối của Mặt trăng đã đáp thành công xuống khu vực được chỉ định tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc vào ngày 25-6, trong tràng pháo tay không ngớt từ trung tâm điều khiển.

Sau vài phút kể từ khi đáp xuống Trái đất, nhóm điều khiển đã xác định được vị trí của mô đun chứa mẫu vật trên một đồng cỏ tại khu vực Tứ Tử Vương (Nội Mông), bên cạnh là quốc kỳ Trung Quốc.

“Nhiệm vụ thám hiểm Mặt trăng của tàu Hằng Nga 6 đã thành công mỹ mãn”, ông Zhang Kejian - cục trưởng Cục Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) - tuyên bố.

Theo CNSA, mô đun chở 2kg mẫu vật đã tái nhập khí quyển ở độ cao 120km, với tốc độ 11,2km/giây vào khoảng 13h20 (giờ địa phương).

Giáo sư vật lý thiên văn Martin Barstow từ Đại học Leicester (Anh) đánh giá đây là một thành tựu tuyệt vời của Trung Quốc.

tau-trung-quoc-mang-mau-vat-tu-vung-toi-mat-trang-ve-trai-dat-2-17193132803651544108117_jpg_75.jpg

Một màn hình lớn tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho thấy cảnh quay bề mặt Mặt Trăng được chụp bằng camera hạ cánh trên tàu đổ bộ của tàu thăm dò Thường Nga 6 trong bản tin tối, ngày 4.6.2024

Theo ông Barstow, việc thu thập mẫu vật từ Mặt trăng đã khó, nhưng thu thập mẫu vật từ vùng tối của Mặt trăng còn khó hơn gấp bội vì khu vực này luôn hướng ra xa Trái đất, khiến việc liên lạc trở nên khó khăn.

Chưa một cơ quan vũ trụ nào thực hiện thành công nhiệm vụ này trước đây.

“Việc thu thập các mẫu vật từ vùng tối Mặt trăng là tin vui lớn cho giới khoa học, vì chúng ta có rất ít dữ liệu địa chất tại khu vực này”, ông Barstow chia sẻ.

Theo giáo sư khoa học hành tinh Ian Crawford của Đại học London, những mẫu vật mới có thể làm sáng tỏ bí ẩn lâu đời về lịch sử hình thành và cấu tạo địa chất của Mặt trăng.

hinh-anh-6-25-24-luc-425ch-1719307635149275712521.jpeg_75.jpg

Tàu Hằng Nga 6 đang treo quốc kỳ Trung Quốc bằng cánh tay robot tại vùng tối Mặt trăng ngày 3-6 - Ảnh: WEIBO

Như vậy, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công thu thập các mẫu vật từ vùng tối của Mặt trăng và mang trở về Trái đất. Sự thành công của sứ mệnh Hằng Nga 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong “giấc mơ vĩnh cửu” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong thông điệp chúc mừng ngày 25-6, ông Tập ca ngợi sứ mệnh này là thành tựu mang tính bước ngoặt trong việc hiện thực hóa mục tiêu biến Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu về không gian, khoa học và công nghệ của thế giới.

Vùng tối Mặt trăng luôn là đề tài khơi dậy trí tò mò của giới khoa học kể từ khi Liên Xô công bố những hình ảnh đen trắng đầu tiên về khu vực này từ tàu vũ trụ Luna 3 vào năm 1959.

Theo tuyên bố từ CNSA, các nhà khoa học Trung Quốc sẽ chia sẻ dữ liệu và hợp tác nghiên cứu cùng giới chuyên gia quốc tế sau khi nhận mẫu vật.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top