Trung Quốc tức tốc sản xuất máy bay tàng hình “Thần Long” để dằn mặt Mỹ

Trung Quốc mới đây đã quyết định tăng tốc quá trình sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình “Thần Long” (J-20) tại các nhà máy sản xuất hàng đầu nước này, nhằm cạnh tranh với công nghệ của lực lượng không quân Mỹ trong khu vực.
Trang Interesting Engineering dẫn lời các chuyên gia quốc phòng và quân sự Trung Quốc, cho biết Quân đội Nhân dân Trung Hoa hiện đang tận dụng các dây chuyền sản xuất xung “đẳng cấp thế giới” để đẩy nhanh tiến độ bàn giao các mẫu máy bay chiến đấu tối tân của họ.
Việc tức tốc sản xuất máy bay J-20 là nhằm làm đối trọng với việc Mỹ tăng cường triển khai mẫu máy bay F-22 ưu việt và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 thế hệ 5 trong khu vực” - một chuyên gia quân sự giấu tên nói.
Nhờ các dây chuyền sản xuất xung mới và sử dụng động cơ nội địa, số lượng J-20 được sản xuất ra đã ngang bằng, hoặc thậm chí là vượt trội, so với F-22 Raptor của Mỹ”
Trung Quốc tức tốc sản xuất máy bay tàng hình “Thần Long” để dằn mặt Mỹ
Ảnh dựng 3D máy bay J-20 "Thần Long" của Trung Quốc
Dựa trên số seri và những con số được sơn trên máy bay trưng bày tại Triển lãm hàng không Châu Hải (tỉnh Quảng Đông) hồi tháng này, ước tính Trung Quốc có lẽ đã cho ra lò ít nhất 200 chiếc J-20.
Cụ thể, số seri được sơn trên hai trong số bốn chiếc J-20 tại triển lãm cho thấy Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô (CAIG) - công ty phát triển mẫu J-20 - đã bàn giao ít nhất 140 chiếc J-20 trong các đợt hàng gần đây nhất (đợt thứ 3 và thứ 4).
Trong khi đó, vào năm 2017, phía Mỹ đã triển khai hơn 100 máy bay F-35 đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây được cho là nguyên nhân khiến Quân đội Nhân dân Trung Hoa quyết định đẩy nhanh sản xuất J-20.

Dây chuyền sản xuất xung

Một chiếc máy bay có thể được hoàn thiện bằng dây chuyền sản xuất xung trong giai đoạn cuối cùng, vốn là giai đoạn đòi hỏi sự chính xác trong lắp ráp các thành phần cấu trúc cỡ lớn và các hệ thống kiểm soát bay, bao gồm buồng lái, động cơ, cánh, đuôi, thiết bị hạ cánh, và hệ thống vũ khí.
Theo Lockheed Martin, việc hệ thống khớp điện chuẩn hóa và hệ thống căn chỉnh đều được bố trí theo phương dọc với các bệ di chuyển được cho phép hoàn thành được nhiều việc hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Dây chuyền sản xuất xung thường được triển khai trong các nhà máy sản xuất máy bay quân sự lẫn thương mại của Trung Quốc.
Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính xác số lượng máy bay chiến đấu đang có, nhưng tôi tin rằng năng lực chiến đấu của J-20 là ngang ngửa với F-22, và thậm chí còn tiên tiến hơn cả F-35, xét việc nó được thiết kế và phát triển trong thế kỷ mới” - theo Fu Qianshao, chuyên gia trang thiết bị đã nghỉ hưu, từng làm việc trong Không quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ không tán đồng với ý kiến này.
Bởi Quân đội Nhân dân Trung Hoa, không như Không quân và Hải quân Mỹ, yếu về khả năng hợp đồng tác chiến giữa các cánh quân khác nhau, nên giáo sư Stephen Burgess thuộc khoa nghiên cứu an ninh quốc tế của Đại học Không chiến Mỹ tin rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá về tính ưu việt của J-20.
Sự ưu việt trong không chiến của Quân đội Nhân dân Trung Hoa trên bầu trời Trung Quốc là có thể. Còn trên bầu trời phía Tây Thái Bình Dương thì là một dấu chấm hỏi” - ông nói.
Có nhiều yếu tố phải tính đến - phi công, chiến trường mạng, khả năng nạp nhiên liệu trên không, những ưu thế về công nghệ của F-22 và F-35C…”

J-20 lấy cảm hứng từ F-35

Các nhà sản xuất máy bay Trung Quốc được cho là có động lực chế tạo các dây chuyền sản xuất xung của riêng mình từ quá trình phát triển F-35 của Mỹ - theo Zhou Chenming, nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ và khoa học quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh.
Trung Quốc tức tốc sản xuất máy bay tàng hình “Thần Long” để dằn mặt Mỹ
Ảnh dựng 3D máy bay F-35 của Mỹ
Cả CAIG lẫn các nhà phát triển máy bay thuộc sở hữu nhà nước khác hiện đều đã nắm trong tay công nghệ để sản xuất máy bay chiến đấu” - Zhou nói.
Đó là lý do tại sao Quân đội Nhân dân Trung Hoa có thể đẩy nhanh tiến trình thay thế máy bay chiến đấu trong vài năm trở lại đây”
J-20 tiêu tốn gần 110 triệu USD để sản xuất, chưa bằng một nửa so với F-22 Raptor.
Dẫu vậy, cả hai mẫu máy bay này đều đòi hỏi một khoản ngân sách cực lớn để bảo dưỡng và huấn luyện phi công.
Vào tháng 12/2019, loạt video được công bố bởi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã cho thấy mẫu máy bay cảnh báo sớm KJ-500 của Quân đội Nhân dân Trung Hoa được sản xuất bởi Tập đoàn Máy bay Thiểm Tây (SAC) bằng dây chuyền sản xuất quy mô lớn tại nhà máy máy bay lớn nhất châu Á, ở Hán Trung, Thiêm Tây.
Bảy năm sau khi Lockheed Martin tung ra nhiều video clip về dây chuyền sử dụng tại nhà máy F-35 của hãng, đó là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận đang sử dụng dây chuyền sản xuất xung.
142 chiếc F-35 đã được bàn giao vào năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, và 156 chiếc khác dự kiến sẽ được bàn giao trong năm nay - theo báo cáo thường niên của Lockheed Martin.
Công ty quốc phòng này từng tuyên bố rằng phương pháp sản xuất đầy sáng tạo của họ có thể giúp sản xuất được 300 chiếc F-35 mỗi năm!

>>> Nóng: Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ bị rơi tại căn cứ không quân, phi công được giải cứu

Tham khảo: Interesting Engineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top