Trung Quốc và TSMC - "cơn ác mộng" đối với lĩnh vực sản xuất của Samsung

Samsung đã lợi dụng cuộc chiến với Apple như một cơ hội để kết hợp các thành tố chính trong mô hình kinh doanh. Cam kết pháp lý với Apple - hiện là một trong những khách hàng doanh nghiệp hàng đầu của Samsung - đã giúp đỡ họ rất nhiều khi theo đuổi chiến lược kinh doanh tích hợp theo chiều dọc. Samsung bắt đầu phản ứng thông qua mua bán và sáp nhập, cùng với quan hệ đối tác để mở rộng lĩnh vực kinh doanh và củng cố hơn nữa thế mạnh sản xuất.
Samsung quan niệm không phải chỉ có phát minh mới dẫn đầu thị trường, mà sự đổi mới tốt hơn cũng là động lực không kém. Đánh giá này đã xác định công ty theo đuổi tư duy "kẻ bám đuôi vĩ đại", hay một số người mô tả đó là "diều hâu". Samsung được cho là rất khôn ngoan khi đợi cho đối thủ gây tiếng vang lớn, sau đó tích cực phát hành với các bản rẻ hơn, nhiều tính năng hơn so với sản phẩm đối thủ.
Đặc biệt, thời gian Samsung ra mắt sản phẩm sau đó cực kì nhanh, thần tốc để nhanh chóng bắt kịp rồi vượt qua đối thủ.

Trung Quốc đang dùng chiến lược của Samsung để cạnh tranh Samsung

Trung Quốc và TSMC - cơn ác mộng đối với lĩnh vực sản xuất của Samsung
Chữ ký của Tổng thống Yoon Suk-yeol, bên trái và Tổng thống Mỹ Joe Biden được nhìn thấy trên tấm wafer mà Samsung sản xuất bằng công nghệ xử lý 3 nanomet
Những nguồn tin nội bộ và một số quan chức giấu tên trong Samsung cho biết, họ đang trên đường tái định vị mình là "nhà cung cấp linh kiện uy tín và đáng tin cậy nhất cho các khách hàng doanh nghiệp." Lý do chính đằng sau mục tiêu này bởi áp lực cạnh tranh đến từ Trung Quốc, dùng chính chiến lược "giá rẻ hơn, nhiều tính năng hơn" để giành thị phần Samsung trong lĩnh vực smartphone và TV.
Theo Hwang Min-seong, trưởng nhóm công nghệ của Samsung Securities, những gì đang diễn ra trên thị trường điện thoại di động và TV gợi nhớ đến nỗ lực Samsung trước đó. Các công ty công nghệ Trung Quốc đang chơi trên sân chơi mà Samsung từng phát triển. Tivi, điện thoại di động, thiết bị gia dụng nói chung không còn là mảng kinh doanh hứa hẹn đối với Samsung nữa. Tiềm năng tăng trưởng không còn, biên lợi nhuận bị đe dọa, trong khi chi phí và logistics đè nặng.

Cạnh tranh với TSMC​

Mô hình kinh doanh của Samsung tập trung tích hợp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng, tăng khối lượng sản xuất để giảm chi phí và giành hợp đồng. Samsung đang dồn lực nhiều hơn vào chất bán dẫn, nhưng lần này, trọng tâm hàng đầu được đặt ra là làm thế nào đảm bảo sản xuất số lượng hàng loạt các chip logic hiệu quả nhất thế giới. Họ không còn chấp nhận "bám đuôi" nữa mà khao khát vượt lên, dẫn trước và áp đảo đổi thủ.
Trung Quốc và TSMC - cơn ác mộng đối với lĩnh vực sản xuất của Samsung
Sự thiếu hụt chất bán dẫn hiện đã giúp cho lĩnh vực sản xuất chip thành một ngành kinh doanh hấp dẫn, cho phép các nhà sản xuất chip tăng giá hơn 20%. TSMC dẫn đầu thị trường đúc chip toàn cầu với doanh thu 17,5 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, tiếp theo là Samsung với 5,28 tỷ USD. Tức công ty Hàn Quốc chưa bằng 1/3 so với đối thủ Đài Loan.
Khi TSMC tuyên bố sắp việc sản xuất hàng loạt chip 5 nanomet, Samsung cho biết chip của họ sẽ sử dụng công nghệ 3nm tốt hơn. Trong sản xuất chip, rãnh nhỏ hơn có nghĩa sẽ hiệu quả hơn, nhanh hơn và tiên tiến hơn.
Samsung thực sự cần động lực tăng trưởng mới và câu hỏi đặt ra là - liệu họ có khả năng đảm bảo sản xuất khối lượng lớn chip 3nm hay không? Sau khi đứng đầu lĩnh vực kinh doanh chip nhớ, Samsung cũng muốn giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh đúc. Song, Samsung gặp phải một số vấn đề về năng suất chip 4nm. Ngoài ra, dây chuyền 5nm cũng bị đặt dấu hỏi về năng suất và hiệu quả.

Nỗ lực ở lĩnh vực đúc chip

Gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm nhà máy bán dẫn Samsung vốn là địa điểm sản xuất chip 3nm. Đại dịch COVID-19 cho thấy rõ tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Tình trạng thiếu chip toàn cầu đang làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp xương sống của Mỹ. Việc thắt chặt quan hệ đối tác với Hàn Quốc - quê nhà Samsung và SK Hynix - có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ chuỗi cung ứng bán dẫn phản ứng linh hoạt.
Trung Quốc và TSMC - cơn ác mộng đối với lĩnh vực sản xuất của Samsung
Sự hiện diện khổng lồ của TSMC có thể khiến chuỗi cung ứng chip toàn cầu dễ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, còn có căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục, cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh. Trong số các khoản chi đầu tư dự kiến trong năm nay, phần lớn chi tiêu sẽ dành cho việc xây dựng các nhà máy chip sử dụng các nút 3nm và 2nm ở Đài Loan.
Vậy nên, nếu Samsung cải thiện tỷ lệ năng suất của chip sử dụng 3nm, họ sẽ có vị thế tốt hơn để giành nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng tên tuổi, cũng như hỗ trợ từ chính phủ. TSMC đang là hãng đúc chip theo hợp đồng chính cho Apple, NVIDIA, Qualcomm, Sony, AMD, được coi là những khách mua hàng đầu trên thị trường đúc. Samsung muốn giành những đơn hàng này.
Dù dẫn đầu ở thị trường đồ gia dụng, TV và điện thoại, Samsung vẫn đang bị tấn công nhiều phía do các đối thủ Trung Quốc. Giờ đây, họ cần tập trung cạnh tranh TSMC để củng cố lĩnh vực đúc chip nhằm tạo ra động lực tăng trưởng lớn hơn cho tương lai.


>>> Netflix khiến người dùng chia sẻ mật khẩu phải mua nhà.
Nguồn koreatimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top