TSMC sắp bơm 32 tỷ USD để sản xuất chip 1nm

Trong một cuộc phỏng vấn, Phó Thủ tướng Đài Loan xác nhận TSMC đã đưa ra quyết định chiến lược về nơi xây dựng nhà máy có khả năng sản xuất chip sử dụng công nghệ chế tạo tiến trình 1nm (10 angstrom) trong nửa cuối thập kỷ này. Cơ sở sản xuất chip 1nm này được dự đoán sẽ rất tốn kém.
TSMC sắp bơm 32 tỷ USD để sản xuất chip 1nm
Trong cuộc phỏng vấn giữa Phó Thủ tướng Đài Loan Shen Jong-chin với Economic Daily, các nhà máy sản xuất những con chip tiến trình 1nm của TSMC sẽ được đặt gần Công viên Khoa học Longtan ở Đào Viên. Tất nhiên, các kế hoạch của TSMC phải được công bố chính thức và mọi thứ đều có thể thay đổi vào thời điểm xưởng đúc lớn nhất thế giới cam kết thực hiện kế hoạch. Dẫu thế, có vẻ như công ty đã tiết lộ ý định này với các chính trị gia Đài Loan.
Dự án sản xuất bán dẫn lớn đó được dự đoán sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm với mức lương cực cao, nhưng chúng cũng sẽ cần đến những khoản đầu tư chưa từng có trong ngành công nghiệp sản xuất chip.
Phó Thủ tướng Đài Loan ước tính rằng TSMC sẽ phải đầu tư khoảng 32 tỉ USD cho 1 nhà máy có khả năng sản xuất chip 1nm. Con số này cao hơn mức đầu tư 20 tỉ USD cho các nhà máy N5 và N3 (tiến trình 5nm và 3nm) mà TSMC đang vận hành.
TSMC đã lên kế hoạch bắt đầu sản xuất chip sử dụng công nghệ chế tạo N2 (tiến trình 2nm) trong nửa cuối năm 2025. Điều đó đồng nghĩa rằng chip sử dụng công nghệ 2nm có thể sẽ xuất hiện trên thị trường vào năm 2026. N2 sẽ là một tiến trình dài cho TSMC và công ty sẽ cung cấp nhiều phiên bản đối với tiến trình này.
Tiến trình N1 của TSMC sẽ kế nhiệm N2 trong vài năm sau đó. Hiện vẫn chưa rõ kế hoạch cụ thể về N1 của TSMC, nhưng nhiều khả năng, tiến trình này sẽ được sử dụng để sản xuất chip ra mắt trong khoảng năm 2027 – 2028. Đó cũng là thời điểm ASML tung ra các công cụ in thạch bản cực tím (EUV) High-NA, cũng là những cỗ máy rất đắt tiền. Vì vậy, việc sản xuất những con chip ở tiến trình 10A sẽ trở nên cực kỳ tốn kém. Chắc chắn, không nhiều công ty có thể áp dụng tiến trình 1nm tiên tiến bởi chi phí thiết kế cũng như thành phẩm bị độn lên cao.
Phó Thủ tướng Đài Loan Shen Jong-chin tin rằng các công ty như TSMC, ASML và Micron sẽ đầu tư khoảng 102,5 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan, đảm bảo duy trì vị thế của Đài Loan là trung tâm sản xuất bán dẫn tiên tiến của thế giới.
>>> Ngành công nghệ Đài Loan có nhiều "ngọa hổ tàng long" tầm quan trọng không kém TSMC
Nguồn: Tom’s Hardware
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top