Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng đều là những bậc anh tài và là đối thủ không đội trời chung. Tuy nhiên, trong dân gian có câu “Khổng Minh dẫu chết vẫn không tha Trọng Đạt” có nghĩa là gì?
Tư Mã Ý (179-251) tự Trọng Đạt, người Hà Nam, là quan đại thần nước Ngụy, nhà chính trị, quân sự nổi tiếng thời Tam Quốc; người đặt nền móng cho vương triều Tây Tấn. Ông là trọng thần thác cô phụ chính của 4 đời, thời kỳ cuối trở thành quyền thần nhà Ngụy.
Tư Mã Ý đa mưu túc kế, nhiều lần chinh phạt có công, trong đó nổi tiếng nhất là hai lần dẫn đại quân đối phó thành công cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng và đem quân viễn chinh bình định Liêu Đông. Ông cũng được coi là người có cống hiến xuất sắc trong việc lập đồn điền, làm thủy lợi phát triển kinh tế của Tào Ngụy.
Về sau ông phát động cuộc chính biến Cao Bình Lăng, nắm giữ chính quyền Tào Ngụy. Khi con cả Tư Mã Sư xưng công, ông được truy tôn làm Vũ Dương Văn Tuyên Hầu; sau khi con thứ Tư Mã Chiêu xưng vương, ông được truy tôn Tấn Tuyên Vương; đến khi cháu nội Tư Mã Viêm soán ngôi Tào Ngụy xưng đế, lập ra nhà Tấn, ông được truy tôn làm Cao Vũ Tuyên Hoàng Đế, do đó đời sau gọi ông là Tấn Cao Tổ, hoặc Tấn Tuyên Đế.
Là con thứ trong số 8 người con trai của Tư Mã Phòng sinh vào thời loạn, nên Tư Mã Ý “trong lòng thường đau đáu chuyện thiên hạ”. Năm 20 tuổi, Thái thú Nam Dương là Dương Tuấn gặp Tư Mã Ý thấy không phải là người tầm thường nên có ý trọng dụng. Năm Kiến An thứ 6 (201), Ý được tiến cử và được Tào Tháo bổ nhiệm làm Tư Không, cho vào trong phủ giữ chức. Tư Mã Ý thấy vận nhà Hán đã suy, không muốn làm việc dưới trướng Tào Tháo bèn lấy cớ bị bệnh Phong Tý (trúng gió) để cự tuyệt.
Năm 208, trở thành Thừa tướng, Tào Tháo cưỡng bức ép Tư Mã Ý giữ chức Văn Học Duyện với lời đe “nếu không nhận sẽ bắt giam”. Tào Tháo để Ý cùng Thái tử đi du ngoạn mọi nơi, rồi lần lượt giao các chức Hoàng Môn Thị Lang, Nghị Lang, Thừa tướng Đông Tào Thuộc, Thừa tướng Chủ Bạ… Theo sách “Ngụy lược”, Tư Mã Ý hiếu học, Tào Hồng tự nhận mình kém cỏi, muốn Tư Mã Ý giúp mình, nhưng Ý không thích Hồng nên kiếm cớ bị bệnh để từ chối.
Tào Hồng rất hận, bẩm báo với Tào Tháo, Tháo cho triệu Tư Mã Ý đến, Ý chống gậy đến cầu cứu vì bệnh. Dần dần, Tào Tháo thấy Tư Mã Ý là người có chí lớn, lại phát hiện Ý có dị tướng có thể quay đầu về phía sau mà không cần quay người lại nên rất đố kỵ, căn dặn Tào Phi: “Tư Mã Ý là kẻ không cam chịu làm thần, tất sẽ can dự vào việc lớn nhà ta”. Nhưng quan hệ giữa Tào Phi và Tư Mã Ý rất tốt, Ý thường bảo vệ Phi, nên bỏ ngoài tai lời cha dặn. Hay tin, Ý tỏ ra cần cù, làm việc quên mình, dần dần khiến Tào Tháo yên lòng.
Tháng 7, Tôn Quyền muốn chiếm Hợp Phì, quân Ngụy phải điều động xuống Hoài Nam để phòng thủ quân Ngô. Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu thừa cơ dẫn quân đánh Kinh Tương, vây hãm Tào Nhân, dùng thủy công dìm chết 7 đạo quân Vu Cấm, chém Bàng Đức…
Tào Tháo cảm thấy bị uy hiếp, định dời đô về phía Bắc Hoàng Hà, nhưng Tư Mã Ý kịp can: “Vu Cấm bị dìm chết, không phải là sai lầm chiến trận, không gây tổn thất lớn đến đại cục quốc gia, nếu dời đô là thể hiện yếu hèn trước quân địch, lại khiến lòng người Hoài Hà, Hán Thủy bất ổn. Lưu Bị và Tôn Quyền ngoài thì thân, nhưng trong rất sơ, nay Quan Vũ hoành hành thế lực, Tôn Quyền nhất định không vui; hãy thông báo chuyện này cho Quyền biết để kiềm chế Quan Vũ, ắt Phàn Thành sẽ được giải nguy”. Tào Tháo nghe theo, quả nhiên Tôn Quyền cử Lã Mông tập kích chiếm Công An, Quan Vũ bị bắt và giết.
Trận này Tư Mã Ý khuyên Tào Tháo lợi dụng mâu thuẫn Tôn, Lưu, vận dụng mưu lược ngoại giao, ngồi yên hưởng lợi, không chỉ đánh bại thế lực hùng mạnh của Quan Vũ, giải nguy cho Phàn Thành mà còn làm thất bại mưu lược của Gia Cát Lượng định dùng 2 gọng kìm kẹp chặt Trung Nguyên, thay đổi hẳn cục diện chiến trường khi đó, khiến Tào Ngụy nắm được quyền chủ động.
Năm 226, khi Ngụy Văn đế Tào Phi gần chết đã giao phó người kế vị là Tào Duệ cho Tư Mã Ý, Tào Chân và Trần Quần. Tào Dụệ lên ngôi, rất tin tưởng Tư Mã Ý, phong làm Phiêu kỵ Đại tướng quân, quản lý quân quyền ở Kinh Châu và Dự Châu kề cận Đông Ngô để chống Tôn Quyền.
Năm 231, Tào Chân, người chỉ huy việc phòng ngự chống Gia Cát Lượng Bắc phạt bị chết, Tư Mã Ý được giao thay thế. Ông đã chọn cách tránh giao chiến trong mọi tình huống. Khi không thể phòng thủ mãi, ông phải cho đánh nhưng thua nặng.
Năm 234, Gia Cát Lượng lại Bắc phạt, lần này Tư Mã Ý cũng chọn cách giữ thành không nghênh chiến, đợi khi quân Thục hết lương phải rút… Hai bên cầm cự đến khi Gia Cát Lượng bị bệnh rồi chết ở Ngũ Trượng Nguyên. Tư Mã Ý hay tin quân Thục rút, đem quân đuổi đánh thì bị Khương Duy lập kế giả Gia Cát Lượng còn sống, phải rút lui, khiến dân gian có câu “Gia Cát chết đuổi được Trọng Đạt sống”.
Năm 239, Tào Duệ trước khi qua đời gửi gắm con nuôi 8 tuổi là Tào Phương (Ngụy Thiếu đế) cho Tư Mã Ý và Tào Sảng. Lúc đầu, Tào Sảng kính trọng Tư Mã Ý như cha, không dám coi thường. Nhưng sau đó nghe lời thân tín là Đinh Mật, bài xích Ý, giao ông chức Thái Phó hữu danh vô thực, để độc chiếm triều chính.
Năm 249, Tư Mã Ý nhân lúc Tào Sảng tháp tùng Tào Phương rời Lạc Dương đi tảo mộ Tào Duệ ở Cao Bình Lăng, đã phát động cuộc chính biến, khống chế quân đội ở kinh thành, tiêu diệt gia tộc Tào Sảng; từ đó mọi quyền chính trị, quân sự của Tào Ngụy đều rơi vào tay Tư Mã Ý năm đó 70 tuổi. Sau đó Tư Mã Ý được phong làm Thừa tướng, tước An Bình Quận công, hưởng thực ấp vạn hộ, khi tấu sự không cần xưng danh; nhưng ông từ chối, nên quan tước vẫn chỉ là Thái Phó, Vũ Dương hầu.
Năm 249, Thái úy Vương Lăng câu kết với Thích sử Duyện Châu Lệnh Hồ Ngu âm mưu phế bỏ Tào Phương, đưa Tào Bưu, một người con của Tào Tháo khi đó 57 tuổi lên thay. Âm mưu bại lộ, Tư Mã Ý tru di tam tộc Vương Lăng, Lệnh Hồ Ngu, bức tử Tào Bưu.
Năm 251, Tư Mã Ý chết vì bệnh, hưởng thọ 73 tuổi. Ông di chúc từ chối lễ tang dành cho quận công, chôn ở núi Thủ Dương, không trồng cây, không xây lăng. Năm 265, cháu nội ông là Tư Mã Viêm tiếm ngôi Tào Phương, xưng đế, lập nên triều Tây Tấn, truy tôn ông là Cao Tổ Tuyên Đế.
Về cái chết của Tư Mã Ý, trong dân gian lan truyền giai thoại “Khổng Minh dẫu chết vẫn không tha Trọng Đạt”. Chuyện rằng, trước khi chết, Gia Cát Lượng đã bỏ ra mấy đêm liền thức dùng thuốc độc tẩm vào từng trang binh thư của mình. Ông biết Tư Mã Ý có thói quen khi xem sách thường đưa ngón tay lên thấm nước bọt để lật trang nên cố ý đầu độc. Quả nhiên, sau Tư Mã Ý tìm mọi cách đoạt lấy cuốn binh thư đó để đọc nên đã trúng độc mà chết.
Tuy nhiên, Tư Mã Ý chết sau Gia Cát Lượng hơn chục năm, hiển nhiên cái chết của hai người chả liên quan gì đến nhau. Có lẽ do người đời quá yêu Gia Cát Lượng và ghét Tư Mã Ý đã gián tiếp gây nên cái chết của ông ở Ngũ Trượng Nguyên nên mới bịa ra chuyện này…
Nguồn: Dân Việt
Tư Mã Ý (179-251) tự Trọng Đạt, người Hà Nam, là quan đại thần nước Ngụy, nhà chính trị, quân sự nổi tiếng thời Tam Quốc; người đặt nền móng cho vương triều Tây Tấn. Ông là trọng thần thác cô phụ chính của 4 đời, thời kỳ cuối trở thành quyền thần nhà Ngụy.
Về sau ông phát động cuộc chính biến Cao Bình Lăng, nắm giữ chính quyền Tào Ngụy. Khi con cả Tư Mã Sư xưng công, ông được truy tôn làm Vũ Dương Văn Tuyên Hầu; sau khi con thứ Tư Mã Chiêu xưng vương, ông được truy tôn Tấn Tuyên Vương; đến khi cháu nội Tư Mã Viêm soán ngôi Tào Ngụy xưng đế, lập ra nhà Tấn, ông được truy tôn làm Cao Vũ Tuyên Hoàng Đế, do đó đời sau gọi ông là Tấn Cao Tổ, hoặc Tấn Tuyên Đế.
Xuất thân quan lại nhà Hán
Cao tổ phụ Tư Mã Quân là Chinh Tây tướng quân thời Hán An Đế; tằng tổ phụ Tư Mã Lượng là Thái thú Dự Chương, ông nội Tư Mã Tuyển là Thái thú Dĩnh Xuyên, cha Tư Mã Phòng là quan Triệu Doãn ở kinh thành.Là con thứ trong số 8 người con trai của Tư Mã Phòng sinh vào thời loạn, nên Tư Mã Ý “trong lòng thường đau đáu chuyện thiên hạ”. Năm 20 tuổi, Thái thú Nam Dương là Dương Tuấn gặp Tư Mã Ý thấy không phải là người tầm thường nên có ý trọng dụng. Năm Kiến An thứ 6 (201), Ý được tiến cử và được Tào Tháo bổ nhiệm làm Tư Không, cho vào trong phủ giữ chức. Tư Mã Ý thấy vận nhà Hán đã suy, không muốn làm việc dưới trướng Tào Tháo bèn lấy cớ bị bệnh Phong Tý (trúng gió) để cự tuyệt.
Năm 208, trở thành Thừa tướng, Tào Tháo cưỡng bức ép Tư Mã Ý giữ chức Văn Học Duyện với lời đe “nếu không nhận sẽ bắt giam”. Tào Tháo để Ý cùng Thái tử đi du ngoạn mọi nơi, rồi lần lượt giao các chức Hoàng Môn Thị Lang, Nghị Lang, Thừa tướng Đông Tào Thuộc, Thừa tướng Chủ Bạ… Theo sách “Ngụy lược”, Tư Mã Ý hiếu học, Tào Hồng tự nhận mình kém cỏi, muốn Tư Mã Ý giúp mình, nhưng Ý không thích Hồng nên kiếm cớ bị bệnh để từ chối.
Tào Hồng rất hận, bẩm báo với Tào Tháo, Tháo cho triệu Tư Mã Ý đến, Ý chống gậy đến cầu cứu vì bệnh. Dần dần, Tào Tháo thấy Tư Mã Ý là người có chí lớn, lại phát hiện Ý có dị tướng có thể quay đầu về phía sau mà không cần quay người lại nên rất đố kỵ, căn dặn Tào Phi: “Tư Mã Ý là kẻ không cam chịu làm thần, tất sẽ can dự vào việc lớn nhà ta”. Nhưng quan hệ giữa Tào Phi và Tư Mã Ý rất tốt, Ý thường bảo vệ Phi, nên bỏ ngoài tai lời cha dặn. Hay tin, Ý tỏ ra cần cù, làm việc quên mình, dần dần khiến Tào Tháo yên lòng.
Giỏi mưu lược, khéo dùng kế
Năm 217, Tào Phi được phong Thái tử Ngụy Vương, năm 219, Tư Mã Ý được thăng làm Thái tử Trung Yên Tử, phò tá Tào Phi, cùng Trần Quần, Ngô Chất, Chu Thước tạo thành “Tứ Hữu” của thái tử, thường xuyên “mưu quốc sự, xuất kế sách” với Phi. Ít lâu sau, Ý làm Tư Mã của Thừa tướng, đề xuất lập đồn điền để giải quyết vấn đề lương thực, được Tào Tháo nghe theo. Tháng 6 cùng năm, Lưu Bị sau khi chiếm Hán Trung, cử Lưu Phong, Mạnh Đạt đánh chiếm phía Đông, thế lực ngày càng mạnh.Tháng 7, Tôn Quyền muốn chiếm Hợp Phì, quân Ngụy phải điều động xuống Hoài Nam để phòng thủ quân Ngô. Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu thừa cơ dẫn quân đánh Kinh Tương, vây hãm Tào Nhân, dùng thủy công dìm chết 7 đạo quân Vu Cấm, chém Bàng Đức…
Tào Tháo cảm thấy bị uy hiếp, định dời đô về phía Bắc Hoàng Hà, nhưng Tư Mã Ý kịp can: “Vu Cấm bị dìm chết, không phải là sai lầm chiến trận, không gây tổn thất lớn đến đại cục quốc gia, nếu dời đô là thể hiện yếu hèn trước quân địch, lại khiến lòng người Hoài Hà, Hán Thủy bất ổn. Lưu Bị và Tôn Quyền ngoài thì thân, nhưng trong rất sơ, nay Quan Vũ hoành hành thế lực, Tôn Quyền nhất định không vui; hãy thông báo chuyện này cho Quyền biết để kiềm chế Quan Vũ, ắt Phàn Thành sẽ được giải nguy”. Tào Tháo nghe theo, quả nhiên Tôn Quyền cử Lã Mông tập kích chiếm Công An, Quan Vũ bị bắt và giết.
Trận này Tư Mã Ý khuyên Tào Tháo lợi dụng mâu thuẫn Tôn, Lưu, vận dụng mưu lược ngoại giao, ngồi yên hưởng lợi, không chỉ đánh bại thế lực hùng mạnh của Quan Vũ, giải nguy cho Phàn Thành mà còn làm thất bại mưu lược của Gia Cát Lượng định dùng 2 gọng kìm kẹp chặt Trung Nguyên, thay đổi hẳn cục diện chiến trường khi đó, khiến Tào Ngụy nắm được quyền chủ động.
Phò tá Tào Ngụy, chống Thục Hán
Năm 220, Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý quản việc tang, tham gia giúp Tào Phi loại bỏ em trai là Tào Thực để kế vị. Tào Phi lên ngôi Ngụy Vương, phong Tư Mã Ý làm Hà Tân Đình hầu, chuyển làm Thừa tướng Trưởng sử. Lúc đó, Tôn Quyền đem quân sang phía Tây, triều thần cho rằng Phàn Thành, Tương Dương thiếu lương không thể chống cự nên đề nghị Tào Nhân rút về Uyển Thành. Tư Mã Ý can: “Tôn Quyền vừa đánh bại Quan Vũ, giờ muốn hòa hiếu với Ngụy, nhất định không dám gây chuyện. Tương Dương là yếu địa giao thông thủy bộ, không thể bỏ rơi”. Tào Phi không nghe, ra lệnh cho Tào Nhân phóng hỏa đốt 2 thành rồi rút. Sau quả nhiên Tôn Quyền không đánh, Tào Phi hối hận thì đã muộn.Năm 226, khi Ngụy Văn đế Tào Phi gần chết đã giao phó người kế vị là Tào Duệ cho Tư Mã Ý, Tào Chân và Trần Quần. Tào Dụệ lên ngôi, rất tin tưởng Tư Mã Ý, phong làm Phiêu kỵ Đại tướng quân, quản lý quân quyền ở Kinh Châu và Dự Châu kề cận Đông Ngô để chống Tôn Quyền.
Năm 231, Tào Chân, người chỉ huy việc phòng ngự chống Gia Cát Lượng Bắc phạt bị chết, Tư Mã Ý được giao thay thế. Ông đã chọn cách tránh giao chiến trong mọi tình huống. Khi không thể phòng thủ mãi, ông phải cho đánh nhưng thua nặng.
Năm 234, Gia Cát Lượng lại Bắc phạt, lần này Tư Mã Ý cũng chọn cách giữ thành không nghênh chiến, đợi khi quân Thục hết lương phải rút… Hai bên cầm cự đến khi Gia Cát Lượng bị bệnh rồi chết ở Ngũ Trượng Nguyên. Tư Mã Ý hay tin quân Thục rút, đem quân đuổi đánh thì bị Khương Duy lập kế giả Gia Cát Lượng còn sống, phải rút lui, khiến dân gian có câu “Gia Cát chết đuổi được Trọng Đạt sống”.
Năm 239, Tào Duệ trước khi qua đời gửi gắm con nuôi 8 tuổi là Tào Phương (Ngụy Thiếu đế) cho Tư Mã Ý và Tào Sảng. Lúc đầu, Tào Sảng kính trọng Tư Mã Ý như cha, không dám coi thường. Nhưng sau đó nghe lời thân tín là Đinh Mật, bài xích Ý, giao ông chức Thái Phó hữu danh vô thực, để độc chiếm triều chính.
Năm 249, Tư Mã Ý nhân lúc Tào Sảng tháp tùng Tào Phương rời Lạc Dương đi tảo mộ Tào Duệ ở Cao Bình Lăng, đã phát động cuộc chính biến, khống chế quân đội ở kinh thành, tiêu diệt gia tộc Tào Sảng; từ đó mọi quyền chính trị, quân sự của Tào Ngụy đều rơi vào tay Tư Mã Ý năm đó 70 tuổi. Sau đó Tư Mã Ý được phong làm Thừa tướng, tước An Bình Quận công, hưởng thực ấp vạn hộ, khi tấu sự không cần xưng danh; nhưng ông từ chối, nên quan tước vẫn chỉ là Thái Phó, Vũ Dương hầu.
Năm 249, Thái úy Vương Lăng câu kết với Thích sử Duyện Châu Lệnh Hồ Ngu âm mưu phế bỏ Tào Phương, đưa Tào Bưu, một người con của Tào Tháo khi đó 57 tuổi lên thay. Âm mưu bại lộ, Tư Mã Ý tru di tam tộc Vương Lăng, Lệnh Hồ Ngu, bức tử Tào Bưu.
Năm 251, Tư Mã Ý chết vì bệnh, hưởng thọ 73 tuổi. Ông di chúc từ chối lễ tang dành cho quận công, chôn ở núi Thủ Dương, không trồng cây, không xây lăng. Năm 265, cháu nội ông là Tư Mã Viêm tiếm ngôi Tào Phương, xưng đế, lập nên triều Tây Tấn, truy tôn ông là Cao Tổ Tuyên Đế.
Về cái chết của Tư Mã Ý, trong dân gian lan truyền giai thoại “Khổng Minh dẫu chết vẫn không tha Trọng Đạt”. Chuyện rằng, trước khi chết, Gia Cát Lượng đã bỏ ra mấy đêm liền thức dùng thuốc độc tẩm vào từng trang binh thư của mình. Ông biết Tư Mã Ý có thói quen khi xem sách thường đưa ngón tay lên thấm nước bọt để lật trang nên cố ý đầu độc. Quả nhiên, sau Tư Mã Ý tìm mọi cách đoạt lấy cuốn binh thư đó để đọc nên đã trúng độc mà chết.
Tuy nhiên, Tư Mã Ý chết sau Gia Cát Lượng hơn chục năm, hiển nhiên cái chết của hai người chả liên quan gì đến nhau. Có lẽ do người đời quá yêu Gia Cát Lượng và ghét Tư Mã Ý đã gián tiếp gây nên cái chết của ông ở Ngũ Trượng Nguyên nên mới bịa ra chuyện này…
Nguồn: Dân Việt