Từ năm 2050, Việt Nam "khai tử" ô tô sử dụng động cơ xăng, dầu

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định 876/QĐ-TTg 2022 Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.
Trong đó mục tiêu của Chính phủ đặt ra là tiến tới điện hoá lĩnh vực giao thông vận tải bao gồm tất cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và đường không.
Từ năm 2050, Việt Nam khai tử ô tô sử dụng động cơ xăng, dầu

Từ năm 2050, Việt Nam loại bỏ xe sử dụng động cơ đốt trong, sử dụng xe điện​

Giai đoạn từ năm 2022 - 2030, Việt Nam ưu tiên thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện, phát triển hạ tầng sạc điện, khuyến khích các bến xe, trạm dừng chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
Giai đoạn 2031-2050, năm 2040, Việt Nam sẽ từng bước hạn chế, tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch để sử dụng trong nước.
Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như ô tô, xe máy tham gia giao thông phải chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Các loại hình đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không cũng đều đến hạn năm 2050 phải chuyển đổi các phương tiện sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Riêng đối với hàng không, năm 2050 phải chuyển đổi sử dụng 100% năng lượng xanh, nhiên liệu hàng không bền vững cho tàu bay để giảm tối đa lượng phát thải nhà kính. Tuỳ thuộc vào điều kiện công nghệ, lượng phát thải còn lại được thực hiện bằng cách bù đắp cacbon để đạt phát thải ròng bằng "0".
Từ năm 2050, Việt Nam khai tử ô tô sử dụng động cơ xăng, dầu
Về vận tải công cộng, Chính phủ đặt tham vọng điện hoá sớm hơn, trong đó năm 2025, 100% xe bus thay thế, đầu mới mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
Năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%, 100% taxi thay thế, đầu tư mới phải sử dụng điện, năng lượng xanh. Năm 2050, 100% xe bus, taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
Mục tiêu của việc điện hoá, xanh hoá nhiên liệu cho xe hơi tại Việt Nam cũng phù hợp với các cam kết của Chính phủ Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Chính phủ cam kết với cộng đồng quốc tế. Cụ thể, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26), lần đầu tiên Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt mức phát thải ròng bằng "0" (gọi tắt là Net Zero) vào năm 2050.
Như vậy, có thể với tiến trình công bố Việt Nam sẽ dần từ bỏ sử dụng động cơ đốt trong và diễn ra sau các nước EU, Mỹ từ 5 đến 15 năm.

Thách thức chuyển từ ô tô động cơ đốt trong sang ô tô điện

Từ năm 2050, Việt Nam khai tử ô tô sử dụng động cơ xăng, dầu
Mặc dù, quá trình chuyển đổi hoá từ ô tô động cơ đốt trong sang ô tô điện là cần thiết trong tương lai. Nhưng nhìn nhận lại thực tế, quá trình chuyển đổi sẽ gặp phải nhiều khó khăn đến từ phổ cập lắp đặt trạm sạc.
Các hãng xe gia nhập thị trường Việt Nam sẽ còn phải thoả thuận rất nhiều, để người sử dụng dễ dàng có thể sạc xe điện ở mọi nơi và không gặp tình trạng độc quyền cho từng thương hiệu. Khi đó, người sử dụng xe ô tô điện của Hyundai cũng có thể sạc chung với người sử dụng xe ô tô điện của VinFast.
Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất và cũng xảy ra trên toàn cầu là tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất xe ô tô điện như pin, chip, chất bán dẫn,... Những nguyên liệu kể trên thường xuyên phải nhập khẩu và khó sản xuất trong nước vì vậy, khi chuỗi cung ứng đứt gãy quá trình sản xuất xe điện cũng gặp phải khó khăn chung.
Đây cũng là bài toán khiến cho các hãng sản xuất ô tô vẫn còn e ngại khi chuyển dịch dần sang sản xuất xe ô tô điện.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top