Từ thịt bò cho đến bia tươi, người Nhật đau đầu vì giá cả tiêu dùng tăng

nhhgiap

Pearl
Nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng giá, từ cân thịt bò cho tới cốc bia tươi, khiến người Nhật đau đầu khi phải xem lại kế hoạch chi tiêu.
Trong suốt 50 năm điều hành một quán cà phê ở Tokyo, Shizuo Mori chưa bao giờ nhớ có thời điểm nào mà giá cà phê lại cao như hiện tại.
Từ thịt bò cho đến bia tươi, người Nhật đau đầu vì giá cả tiêu dùng tăng
Đó là một trải nghiệm đặc biệt với Nhật Bản vì suốt nhiều thập kỷ, do mức tăng trưởng kinh tế yếu nên giá cả lẫn tiền lương đều không thay đổi đáng kể.
Người đàn ông 78 tuổi sở hữu Heckeln, một cửa hàng cà phê lâu đời ở khu thương mại Toranomon tại Tokyo, cho biết chi phí nguyên liệu chính của ông đã tăng 5% trong ba tháng qua.
Tuy nhiên, ông vẫn chưa có ý định bắt khách hàng của mình chịu mức tăng theo giá thị trường. Giá cà phê ở quán của ông là 400 yên (80,000 VND) một cốc, áp lực giá nguyên liệu đang siết chặt lợi nhuận, còn khách hàng thường xuyên của quán có thể không chịu được những đợt tăng giá thường xuyên.
Mori, ông chủ cửa hàng nổi tiếng với bánh pudding sốt caramel, bánh mì nướng bơ, giăm bông và trứng cho biết:
“Công nhân viên chức không được trả lương nhiều vì vậy họ sẽ dừng uống rượu nếu giá quá cao”.
Từ thịt bò cho đến bia tươi, người Nhật đau đầu vì giá cả tiêu dùng tăng
Trên khắp Nhật Bản, người tiêu dùng và các doanh nghiệp như Heckeln đang phải đối mặt với cú sốc tăng giá của nhiều mặt hàng, từ cà phê, thịt bò cho tới nhiều mặt hàng khác. Vốn dĩ giá của chúng đã từng không nhúc nhích trong nhiều thập kỷ giảm phát của đất nước.
Lạm phát hàng tiêu dùng của Nhật Bản (không bao gồm giá thực phẩm tươi sống) chỉ mới chấm dứt đợt giảm phát dài 12 tháng vào tháng 8 vừa rồi. Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách hy vọng, mức tăng giá gần đây sẽ được phản ánh chi tiết trong dữ liệu chính thức những tháng tới.
Mặc dù lạm phát Nhật Bản vẫn ở mức khiêm tốn so với tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng chi phí nguyên liệu thô tăng cao đã khiến các cơ sở kinh doanh ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới gần như phải chấp nhận tăng giá. Điều mà họ đã cố chống lại nhiều năm qua vì lo sợ mất khách.
Các hộ gia đình, công nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là những người trẻ, đã phản ứng cực dữ dội với việc tăng giá trong thời điểm đang phải vật lộn để thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch.

“Thật là khủng khiếp! Thu nhập không thay đổi còn thuế thì đang tăng. Mọi người ngày càng trở nên nghèo hơn”, Yuka Urakawa, 23 tuổi, nhân viên tại cơ sở chuyên về lĩnh vực làm đẹp nói. Giống như nhiều người dùng trên mạng xã hội, cô đã nhận thấy sự thay đổi về giá của phần thịt bò tại các chuỗi nhà hàng như Matsuya Foods.
Tại hầu hết các cửa hàng, Matsuya đã ngừng bán phần ăn thịt bò “cao cấp” trị giá 380 yên (76,000 VND) và bắt đầu cung cấp các loại khẩu phần ăn thông thường, sử dụng các nguyên liệu rẻ hơn như thịt bò đông lạnh và hành lá Trung Quốc với cùng một mức giá.
Nhà sản xuất sản phẩm từ sữa Meiji Holdings đã tăng giá bơ thực vật lên tới 12,8%, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2008. Nhiều hãng thực phẩm khác cũng đã tăng giá các dòng sản phẩm chính của họ lần đầu tiên sau nhiều năm.
Mặc dù không nhất thiết phải được người tiêu dùng hoan nghênh, nhưng xu hướng này có thể thúc đẩy người Nhật mạnh dạn đầu tư hơn cho các sản phẩm chủ lực của mình.

“Có vẻ như giá cả ở Nhật Bản phát triển quá chậm so với những nước khác”, Nozomi Yuasa, 28 tuổi nhận xét. Cuộc khảo sát kinh doanh hàng quý tại Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong tháng này cho thấy do nhiều công ty phải đối mặt với chi phí đầu vào cao hơn nên họ bắt đầu tăng giá dịch vụ khách hàng.
Phục hồi giá tiêu dùng trì trệ là mục tiêu chính của ngân hàng trung ương trong nhiều năm, chiến lược để đạt được là kích thích nhu cầu. Mặt khác, lạm phát xảy ra do thiếu nguồn cung là dấu hiệu kinh tế tiêu cực, đặc biệt khi tiền lương không tăng. Nhận thức được vấn đề này, nhiều doanh nghiệp trong đó có Aeon Co., nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản quyết định không tăng giá thương hiệu Topvalu của riêng mình (3000 sản phẩm). Họ lựa chọn nhập số lượng lớn để giảm chi phí cho khách hàng.

“Tốc độ phục hồi nhu cầu của Nhật Bản đang bị chậm lại do tình hình dịch Covid-19. Nếu có sự gia tăng giá, nhu cầu tiêu dùng sẽ càng thấp đi", Hiroaki Muto, nhà kinh tế tại Sumitomo Life Insurance Co. nhận định.
Nguồn:
Japan Times
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top