Khôi Nguyên
Moderator
Từ 1/7, Quyết định 2345/QĐ-NHNN nhằm triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, có một số thay đổi mà đáng chú ý nhất chính là các giao dịch lớn từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày đều buộc phải xác thực sinh trắc học.
Ngoài ra, khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều yêu cầu phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo.
Các giao dịch thanh toán ở các đơn vị chấp nhận tin cậy đã được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác thực sẽ không phải thực hiện sinh trắc học như thanh toán điện, nước, viện phí học phí. Để đảm bảo an toàn, nếu tổng mức giá trị thanh toán trên 10 triệu đồng, các giao dịch thanh toán tiếp theo sẽ được yêu cầu thực hiện sinh trắc học.
Lưu ý, dữ liệu sinh trắc học này phải trùng khớp hoàn toàn với dữ liệu trên thẻ căn cước công dân gắn chip.
Theo Quyết định 2345, dữ liệu sinh trắc học mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) do chính cơ quan công an công an cấp; hoặc xác thực bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do hệ thống định danh điện tử tạo lập; hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu của tổ chức cung ứng dịch vụ đã được kiểm tra, đối chiếu với căn cước công dân gắn chip, VneID.
Như vậy, từ ngày 1/7/2024, các khách hàng sẽ buộc phải ra quầy giao dịch ngân hàng để thực hiện chuyển tiền trong các trường hợp sau:
- Khách hàng chưa có căn cước công dân gắn chip, chỉ có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân cũ.
- Khách hàng chưa thể cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng và được xác thực đã hoàn thành do lỗi kỹ thuật từ hệ thống.
- Khách hàng đã xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học trên app ngân hàng. Tuy nhiên, từ sau 1/7, khi thực hiện giao dịch, dữ liệu sinh trắc học khuôn mặt của khách hàng nếu không khớp với dữ liệu trong căn cước công dân gắn chip (do thay đổi một số nét trên khuôn mặt dẫn tới dữ liệu không trùng khớp) tại thời điểm thực hiện giao dịch chuyển tiền, nạp tiền vào ví điện tử hay chuyển tiền liên ngân hàng, hoặc thanh toán các giao dịch khác với giá trị lớn, khách hàng cũng buộc phải ra quầy giao dịch.
- Trường hợp ách tắc giao dịch trong một số ngày đầu tiên khi Quyết định 2345 chính thức có hiệu lực khiến giao dịch chuyển tiền giá trị lớn bị nghẽn, khách hàng cũng phải ra quầy nếu có nhu cầu.
Các ngân hàng, ví điện tử và người dùng đang chạy đua cập nhật dữ liệu sinh trắc học trước khi Quyết định 2345/QĐ-NHNN định có hiệu lực.
Theo hướng dẫn, người dùng có thể chủ động thực hiện trên smartphone theo ba bước: Chụp ảnh mặt trước và sau của CCCD gắn chip; Quét NFC trên CCCD gắn chip; Quét gương mặt và xác thực OTP.
Nhiều người cho biết quá trình này diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, trên các hội nhóm công nghệ, một số người phản ánh tình trạng gặp khó khăn trong việc đăng ký dữ liệu sinh trắc học, trên các ứng dụng (app) ngân hàng, phần lớn ở khâu quét NFC trên CCCD.
Theo các chuyên gia, xác thực sinh trắc học là công nghệ hạn chế tối đa khả năng làm giả với tính năng an toàn và bảo mật cao nhất hiện nay. Các chuyên gia công nghệ cho rằng các biện pháp xác thực giao dịch truyền thống như mật khẩu và mã xác thực một lần (OTP) ngày càng dễ bị tấn công. Trong khi đó, xác thực bằng sinh trắc học, có những đặc điểm độc nhất của mỗi người, hoàn toàn có thể hạn chế tối đa khả năng làm giả, gian lận của đối tượng xấu.
Giải pháp này cho phép cơ quan quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ xác định được chính xác chủ tài khoản, người thực hiện giao dịch, người thụ hưởng. Điều này không chỉ bảo vệ tài khoản của khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro gian lận.
Hiện đã có 60 tổ chức tín dụng triển khai xác thực khách hàng thông qua căn cước công dân gắn chip tại quầy; 49 tổ chức tín dụng thực hiện xác thực căn cước công dân gắn chip qua ứng dụng trên thiết bị di động; 22 đơn vị tham gia triển khai ứng dụng Định danh và xác thực điện tử công dân (VNeID).
Khách hàng có thể bắt đầu bổ sung thông tin sinh trắc học (khuôn mặt) tại các điểm giao dịch hoặc trên ứng dụng ngân hàng điện tử, đồng bộ với dữ liệu được lưu trong chip trên CCCD. Việc cập nhật sớm thông tin sinh trắc học giúp người dùng tăng cường bảo mật, chủ động các kế hoạch tài chính và tránh ảnh hưởng giao dịch trong tương lai.
Theo đó, có một số thay đổi mà đáng chú ý nhất chính là các giao dịch lớn từ 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày đều buộc phải xác thực sinh trắc học.
Ngoài ra, khách hàng nạp tiền vào ví điện tử từ trên 10 triệu đồng hoặc giao dịch liên ngân hàng ra nước ngoài đều yêu cầu phải xác thực với dấu hiệu sinh trắc học được kiểm tra đảm bảo.
Các giao dịch thanh toán ở các đơn vị chấp nhận tin cậy đã được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác thực sẽ không phải thực hiện sinh trắc học như thanh toán điện, nước, viện phí học phí. Để đảm bảo an toàn, nếu tổng mức giá trị thanh toán trên 10 triệu đồng, các giao dịch thanh toán tiếp theo sẽ được yêu cầu thực hiện sinh trắc học.
Lưu ý, dữ liệu sinh trắc học này phải trùng khớp hoàn toàn với dữ liệu trên thẻ căn cước công dân gắn chip.
Theo Quyết định 2345, dữ liệu sinh trắc học mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ căn cước công dân (CCCD) do chính cơ quan công an công an cấp; hoặc xác thực bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do hệ thống định danh điện tử tạo lập; hoặc khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu của tổ chức cung ứng dịch vụ đã được kiểm tra, đối chiếu với căn cước công dân gắn chip, VneID.
Như vậy, từ ngày 1/7/2024, các khách hàng sẽ buộc phải ra quầy giao dịch ngân hàng để thực hiện chuyển tiền trong các trường hợp sau:
- Khách hàng chưa có căn cước công dân gắn chip, chỉ có chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân cũ.
- Khách hàng chưa thể cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng và được xác thực đã hoàn thành do lỗi kỹ thuật từ hệ thống.
- Khách hàng đã xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học trên app ngân hàng. Tuy nhiên, từ sau 1/7, khi thực hiện giao dịch, dữ liệu sinh trắc học khuôn mặt của khách hàng nếu không khớp với dữ liệu trong căn cước công dân gắn chip (do thay đổi một số nét trên khuôn mặt dẫn tới dữ liệu không trùng khớp) tại thời điểm thực hiện giao dịch chuyển tiền, nạp tiền vào ví điện tử hay chuyển tiền liên ngân hàng, hoặc thanh toán các giao dịch khác với giá trị lớn, khách hàng cũng buộc phải ra quầy giao dịch.
- Trường hợp ách tắc giao dịch trong một số ngày đầu tiên khi Quyết định 2345 chính thức có hiệu lực khiến giao dịch chuyển tiền giá trị lớn bị nghẽn, khách hàng cũng phải ra quầy nếu có nhu cầu.
Các ngân hàng, ví điện tử và người dùng đang chạy đua cập nhật dữ liệu sinh trắc học trước khi Quyết định 2345/QĐ-NHNN định có hiệu lực.
Theo hướng dẫn, người dùng có thể chủ động thực hiện trên smartphone theo ba bước: Chụp ảnh mặt trước và sau của CCCD gắn chip; Quét NFC trên CCCD gắn chip; Quét gương mặt và xác thực OTP.
Nhiều người cho biết quá trình này diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, trên các hội nhóm công nghệ, một số người phản ánh tình trạng gặp khó khăn trong việc đăng ký dữ liệu sinh trắc học, trên các ứng dụng (app) ngân hàng, phần lớn ở khâu quét NFC trên CCCD.
Theo các chuyên gia, xác thực sinh trắc học là công nghệ hạn chế tối đa khả năng làm giả với tính năng an toàn và bảo mật cao nhất hiện nay. Các chuyên gia công nghệ cho rằng các biện pháp xác thực giao dịch truyền thống như mật khẩu và mã xác thực một lần (OTP) ngày càng dễ bị tấn công. Trong khi đó, xác thực bằng sinh trắc học, có những đặc điểm độc nhất của mỗi người, hoàn toàn có thể hạn chế tối đa khả năng làm giả, gian lận của đối tượng xấu.
Giải pháp này cho phép cơ quan quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ xác định được chính xác chủ tài khoản, người thực hiện giao dịch, người thụ hưởng. Điều này không chỉ bảo vệ tài khoản của khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro gian lận.
Hiện đã có 60 tổ chức tín dụng triển khai xác thực khách hàng thông qua căn cước công dân gắn chip tại quầy; 49 tổ chức tín dụng thực hiện xác thực căn cước công dân gắn chip qua ứng dụng trên thiết bị di động; 22 đơn vị tham gia triển khai ứng dụng Định danh và xác thực điện tử công dân (VNeID).
Khách hàng có thể bắt đầu bổ sung thông tin sinh trắc học (khuôn mặt) tại các điểm giao dịch hoặc trên ứng dụng ngân hàng điện tử, đồng bộ với dữ liệu được lưu trong chip trên CCCD. Việc cập nhật sớm thông tin sinh trắc học giúp người dùng tăng cường bảo mật, chủ động các kế hoạch tài chính và tránh ảnh hưởng giao dịch trong tương lai.