TV trong suốt của LG, Samsung hoạt động như thế nào?

Lan Thanh

Moderator
Tại Triển lãm Hàng công nghệ Tiêu dùng (CES) hồi tháng 1, cả LG và Samsung đều trình làng những mẫu TV trong suốt đầy ấn tượng. Những thiết bị kỳ diệu này vừa có thể hiển thị hình ảnh như một chiếc TV thông thường, vừa cho phép người xem nhìn xuyên qua chúng, tạo cảm giác hình ảnh như lơ lửng giữa không trung. Khi tắt nguồn, chúng hòa nhập hoàn hảo vào không gian nội thất.

Trong tương lai gần, những mẫu TV này nhiều khả năng sẽ chỉ là món đồ chơi dành cho giới siêu giàu. Tuy nhiên, công chúng có thể sẽ bắt gặp các màn hình trong suốt ở nhiều môi trường thương mại khác nhau.

1716783421007.png


Vậy nguyên lý hoạt động của những chiếc TV trong suốt này là gì? Chuyên trang Cnet đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Jacky Qiu từ OTI Lumionics, công ty đã nghiên cứu về công nghệ màn hình này trong nhiều năm, gần đây nhất là hợp tác với LG.

Về cơ bản, TV trong suốt có nhiều điểm tương đồng với TV thông thường. Nhìn chung, đây là một bước tiến hóa chứ không phải một cuộc cách mạng.

Để hiển thị hình ảnh, TV cần sử dụng các điểm ảnh (pixel). Về mặt kỹ thuật, cấu tạo của pixel sẽ khác nhau tùy thuộc vào công nghệ màn hình. Ví dụ, màn hình OLED là một tập hợp các thành phần hữu cơ phát sáng khi được cấp điện, trong khi màn hình MicroLED có cấu trúc tương tự nhưng sử dụng vật liệu khác.

Mỗi pixel bao gồm ba (hoặc bốn) tiểu pixel, mỗi tiểu pixel tạo ra màu đỏ, lục, lam và đôi khi cả màu trắng. Khi cần một pixel cụ thể sáng lên, bộ xử lý của TV sẽ gọi ra giá trị tương ứng (ví dụ "E6") và pixel ở vị trí đó sẽ phát sáng. Trên thực tế, quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều và lặp lại hàng nghìn lần mỗi giây trên hàng triệu pixel của TV.

Thách thức khi chế tạo TV trong suốt nằm ở chỗ các pixel và dây dẫn đều không trong suốt. Vì vậy, cần giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, phải làm cho các pixel sáng hơn, từ đó phần phát sáng có thể nhỏ hơn mà vẫn duy trì độ sáng như cũ hoặc tương đương. Thứ hai, phải làm cho các dây dẫn và các phần khác của pixel trở nên trong suốt.

1716783395082.png


Đa số dây dẫn được làm từ đồng, nhôm hoặc hợp kim của chúng. Tuy nhiên, các vật liệu như oxit thiếc indi (ITO, cũng được dùng trong màn hình cảm ứng) sẽ cho phép dòng điện đi qua mà vẫn giữ được độ trong suốt.

Như vậy, TV trong suốt thực chất là một "ảo thuật" tinh vi. Nếu đứng ở khoảng cách đủ xa, người xem có thể nhìn xuyên qua hoàn toàn, nhưng khi đến gần, ta có thể nhìn thấy các sợi dây mỏng.

Phía sau màn hình TV thông thường là các cổng kết nối, bảng mạch, v.v. Chúng có thể được đặt bên dưới màn hình hoặc trong một bộ phận riêng, kết nối qua cáp. Việc còn lại chỉ là loại bỏ tấm nền mờ đục, và kết quả trông thật kỳ diệu.

Cuối cùng, không có chiếc TV nào thực sự tạo ra màu đen. Trên TV trong suốt, tất cả những gì có màu đen đều trở nên rõ ràng. Ví dụ, nguyên mẫu của LG tại CES có một tấm chống phản chiếu có thể cuộn vào, biến TV trong suốt thành TV thường bằng cách thêm màn hình đen phía sau.

1716783401551.png


Dự kiến trong tương lai gần, TV trong suốt sẽ có giá rất đắt. Không thể phủ nhận rằng ngoài sự hấp dẫn, một chiếc TV trong suốt cao cấp sẽ không phải dành cho số đông.

Bên cạnh giá thành, vấn đề khác là hiệu năng. Cho dù các pixel trên TV trong suốt có sáng đến đâu, chúng vẫn luôn thua kém so với TV thông thường sử dụng cùng công nghệ. TV thường sẽ sáng hơn và có tỷ lệ tương phản tốt hơn.

1716783406517.png


Hơn nữa, TV trong suốt sẽ không được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình. Chúng sẽ được ứng dụng chủ yếu cho mục đích thương mại như: hiển thị tốc độ và chỉ dẫn GPS trên kính chắn gió, trưng bày tên và giá sản phẩm tại các cửa hàng, v.v.

Ngoài ra, cấu trúc của TV trong suốt cũng giống màn hình điện thoại hơn là TV. Do đó, một số điện thoại đã tích hợp cấu trúc này. Khi đó, toàn bộ màn hình không trong suốt mà chỉ có phần viền, vẫn để lộ camera nhưng không còn vết khuyết trên màn hình, giúp ẩn camera selfie.
#TVtrongsuốt
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top