Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói: 'Trên thế giới bây giờ chỉ thiếu xe chứ không thừa xe', có thực như thế không?

Mới đây, trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ: 'Trên thế giới bây giờ chỉ thiếu xe chứ không thừa xe'. Vậy tại sao lại có câu nói này? Tình hình sản xuất xe ô tô điện đang diễn ra như nào?

Tình hình sản xuất xe ô tô điện toàn cầu​

Tình hình sản xuất xe ô tô điện toàn cầu đang gặp phải rất nhiều khó khăn bởi vấn đề thiếu chip và nguồn nguyên liệu sản xuất pin dành cho xe điện. Sự thiếu hụt ở nhiều hạng mục xuất hiện ngay cả ở những hãng đi đầu trong sản xuất ô tô điện như Tesla, Ford, Volkswagen,...
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói: 'Trên thế giới bây giờ chỉ thiếu xe chứ không thừa xe', có thực như thế không?
Ảnh: Reuters
Trước đó, chỉ trong tháng 5 nhà máy của Tesla tại thành phố Thượng Hải đã phải dừng hoạt động do một số nguyên nhân liên quan tới nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng. Sự cố này xảy ra chỉ 3 tuần sau khi nhà sản xuất xe điện của Mỹ quay trở lại sản xuất một phần vào ngày 19/4.
Không rõ tới khi nào các vấn đề chuỗi cung ứng mới được giải quyết và Tesla mới có thể quay lại hoạt động bình thường. Ngoài ra, người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc cũng sẽ phải chờ đợi vài tháng mới có thể sở hữu những mẫu xe như Tesla Model 3 hay Model Y. Trong khi đó, tại Mỹ để sở hữu mẫu xe Tesla sẽ phải chờ đợi đến đầu năm 2023 hoặc đến quý 2 năm 2023 mới có thể nhận xe.
Theo SCMP, với tình trạng thiếu hụt hiện tại, các nhà sản xuất chỉ có thể tung ra khoảng 4 triệu xe sử dụng năng lượng mới (NEV) trong năm nay, thiếu hụt khoảng 1 triệu xe so với nhu cầu thị trường. NEV được tính bao gồm cả xe điện chạy pin và xe hybrid.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói: 'Trên thế giới bây giờ chỉ thiếu xe chứ không thừa xe', có thực như thế không?
Ford F150 Lightning electric hiện đang ngừng tiếp nhận đơn đặt hàng.
Nhìn sang các hãng khác như Ford hay Volkswagen đều đang gặp tình trạng chung khi quyết định ngừng nhận đặt hàng mẫu xe chạy điện của hãng và chuyển sang bàn giao xe đến năm 2023.
Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của mình VinFast cũng đang bàn triển khai bàn giao mẫu xe VF e34 nhưng với số lượng ít so với lượng đặt hàng.

Phương án giải quyết tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất xe​

Cũng trong cuộc họp trên, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ với cổ đông Vingroup đã lập ra các nhóm vật liệu chiến lược để tính toán phương án dự trữ lâu dài.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói: 'Trên thế giới bây giờ chỉ thiếu xe chứ không thừa xe', có thực như thế không?
"Doanh nghiệp đến nay chưa gặp vấn đề do quy mô sản xuất nhỏ, nhưng khi tăng số lượng, đây sẽ là yêu cầu cấp thiết", ông nói. Hiện Vingroup đã tìm các đầu mối hợp tác, như các công ty khai thác mỏ trên thế giới để đặt mua với khối lượng lớn, trong dài hạn.
Việc công xưởng thế giới là Trung Quốc đang gián đoạn cung ứng do Covid-19, theo ông Vượng, cũng gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp khi một phần linh kiện được nhập từ thị trường này. Nhiều nhà máy của Mỹ, Đức, châu Âu tại Trung Quốc đã đóng cửa. Trong khi đó, một chiếc xe ôtô có khoảng 3.000-4.000 linh kiện mà thiếu một con ốc thì không xuất xưởng được tạo áp lực rất lớn.
Ngoài ra, Vingroup cũng sẽ thúc đẩy nội địa hoá linh kiện và mời các nhà sản xuất chip, linh kiện mở nhà máy tại Việt Nam với nhiều ưu đãi hỗ trợ.
Trước đó, VinFast cũng đã khởi công xây dựng nhà máy Sản xuất Pin VinES để làm chủ được quy trình sản xuất pin dành cho phương tiện của hãng.
Như vậy, có thể thấy nguồn nguyên liệu sản xuất pin và chip khiến cho ngành sản xuất xe ô tô điện trên toàn cầu gặp nhiều bất lợi. Và trong tình hình chung, nếu các hãng làm chủ được nguồn nguyên liệu sẽ giúp cho tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh số lẫn thị trường xe điện hiện có.
>>Thiếu chip, thiếu linh kiện, hạ tầng sạc... ô tô điện muốn phát triển phải vượt qua những rào cản này trước!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top