Ứng dụng VnExpress bị đánh giá 1 sao trong một đêm sau khi đăng bài liên quan đến Pi Network (Cập nhật)

Ngày hôm qua 27/7, báo VnExpress vừa đăng tải một bài viết về mánh bán hàng "thanh toán đồng Pi". Trong bài viết tác giả chia sẻ việc đào pi không tạo ra giá trị và người đào đứng trước nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân.
Ứng dụng VnExpress bị đánh giá 1 sao trong một đêm sau khi đăng bài liên quan đến Pi Network (Cập nhật)
Ngay sau khi đăng tải, cộng đồng Pi đã phản đối, cho rằng bài báo không đúng sự thật kèm hàng loạt các phản hồi tiêu cực dành cho tác giả ngay dưới phần bình luận. Đồng thời, cộng đồng Pi đã tràn vào tấn công ứng dụng VnExpress chỉ còn 1 sao trên Google Play với gần 23k đánh giá.
Ứng dụng VnExpress bị đánh giá 1 sao trong một đêm sau khi đăng bài liên quan đến Pi Network (Cập nhật)
Trong khi dưới bài viết trên báo VnExpress - đã được kiểm duyệt - có rất nhiều ý kiến đồng tình với nội dung bài báo.
Ứng dụng VnExpress bị đánh giá 1 sao trong một đêm sau khi đăng bài liên quan đến Pi Network (Cập nhật)
Ảnh chụp màn hình
Trên Google Play, người dùng lại chỉ trích báo viết không có căn cứ, không đúng sự thật.
Ứng dụng VnExpress bị đánh giá 1 sao trong một đêm sau khi đăng bài liên quan đến Pi Network (Cập nhật)
Ảnh chụp màn hình
Cập nhật quan điểm cá nhân của mình:

Mình không phải là thành viên của cộng đồng Pi, cũng không sở hữu đồng Pi hay bất kỳ đồng coin nào cả. Quan điểm của mình là tất cả các đồng coin đều không chịu bất kỳ sự quản lý nên rủi nhiều hơn may, nhà đầu tư không được pháp luật bảo vệ.
Về bài báo trên VnExpress, mình thấy mới phản ánh một chiều từ các diễn đàn mạng, từ hình ảnh trên mạng, từ người nào đó nói mà CHƯA THẤY CÓ SỰ KIỂM CHỨNG THÔNG TIN TRONG ĐÓ. Mà công việc của phóng viên là người kiểm chứng tính xác thực của thông tin.
Chẳng hạn, vấn đề giao dịch bằng đồng Pi, tôi đang ăn sáng và tiện tay chụp ảnh và post lên mạng, nói là "Mình vừa mua cái bánh mì bằng đồng Pi". Thế có nghĩa là với mọi người, kể cả nhà báo, là tôi mua bánh mì bằng đồng Pi thật sao? Tôi chỉ lấy ví dụ dễ hiểu nhất về phản ánh của bài viết liên quan đến "mánh bán hàng thanh toán bằng Pi".
Rất có thể có những người đang cố tình lôi kéo sự chú ý, tạo ảnh hưởng cho đồng Pi để "lùa gà" bằng cách tung tin chấp thuận mua bán bằng Pi, như ví dụ mình vừa nói ở trên. Do đó, tôi trông mong ở bài báo làm rõ được điều này, cho độc giả thấy rằng có giao dịch bằng Pi thật, (tác giả có thể trực tiếp liên hệ hỏi mua theo địa chỉ quảng cáo; hoặc có chứng cứ ai đã mua Pi, mua cái gì? ở đâu bán?...). Không biết mọi người thấy thế nào, chứ mình không thấy những điều này có trong bài báo.
Mình cũng đã tìm trên mạng xem có chỗ nào giao dịch đồng Pi đều thấy những thông tin không đáng tin cậy về người bán hàng, liên hệ số điện thoại thì hoặc không có số hoặc không phải.
Chúng ta thừa biết, trong thời buổi ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội để bơm vá cho sản phẩm đồng tiền số nói riêng là rất phổ biến. Thậm chí nó còn tạo thành những cơn sóng đáng sợ, cuốn trôi cả những người dày dặn kinh nghiệm nhất.
Bởi vậy, giữa tràn ngập thông tin đúng sai chưa rõ, trách nhiệm của phóng viên, cũng là ưu thế của họ so với cư dân mạng, là KIỂM CHỨNG THÔNG TIN. Nếu không làm được việc này, thì họ cũng chỉ đơn giản là một cư dân mạng loan tin trên nền tảng báo mà thôi, bị chỉ trích không đáng tin cậy cũng không hề quá đáng.
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận để cùng trao đổi.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top