A-Train The Seven
...'cause for once, I didn't hate myself.
Một trải nghiệm cá nhân trong kỳ nghỉ gần đây đã khiến cây bút Victor Hristov của trang công nghệ Phone Arena phải đặt ra câu hỏi nhức nhối: Tại sao những chiếc điện thoại flagship đắt đỏ lại thường có dung lượng lưu trữ eo hẹp đến khó tin? Ông cho rằng đây là một chiến lược "ép giá" tinh vi, một cách để các nhà sản xuất tối đa hóa lợi nhuận trên lưng người tiêu dùng, khiến chiếc điện thoại ngàn đô đôi khi giống như một gói bim bim mà "85% là không khí".
Câu chuyện bắt đầu khi Victor đang tận hưởng kỳ nghỉ ở Ba Lan. Trong lúc quay video phong cảnh từ một quán bar trên tầng thượng, chiếc iPhone 15 Pro 128GB trị giá 1.000 USD của ông bất ngờ báo đầy bộ nhớ. Sự ngạc nhiên nhanh chóng chuyển thành thất vọng. Ông tự hỏi với một số tiền lớn như vậy, lẽ ra ông phải sở hữu chiếc điện thoại đủ dùng thoải mái trong vài năm mà không cần bận tâm đến dung lượng lưu trữ.
Sự việc chỉ thực sự "vỡ lẽ" vài ngày sau đó, khi ông trở lại trụ sở Phone Arena và bắt gặp hai chiếc điện thoại mới trên bàn làm việc: CMF Phone 2 Pro và Motorola Edge 60. Một sự so sánh nhanh chóng khiến ông không khỏi tức giận:
Cảm giác bị "lừa đảo" càng trở nên rõ ràng hơn khi Victor tìm hiểu về chi phí thực tế của bộ nhớ. Sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa một mô-đun lưu trữ 128GB và 512GB chỉ vào khoảng 10 USD. Thế nhưng, người dùng lại bị yêu cầu trả thêm tới 250 USD (hoặc hơn) để nâng cấp dung lượng.
Về mặt pháp lý, các nhà sản xuất không sai. Họ đã công bố rõ ràng thông số kỹ thuật và giá bán, người dùng hoàn toàn biết mình mua gì. Tuy nhiên, việc tận dụng chênh lệch chi phí nhỏ để tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc nâng cấp dung lượng mang lại cảm giác đây là một hình thức trục lợi trắng trợn, một điều lẽ ra không nên hợp pháp. Nhà sản xuất chỉ tốn 10-20 USD để nâng cấp linh kiện bộ nhớ, nhưng người dùng chúng ta phải bỏ ra số tiền gấp 10 lần để sở hữu phiên bản dung lượng thoải mái hơn.
Tại sao người dùng chấp nhận mức giá cao cho dung lượng thấp như vậy? Victor chỉ ra rằng các nhà sản xuất đã có một tính toán cực kỳ khôn ngoan, dựa trên lý do chính khiến người dùng sẵn sàng chi tiền cho điện thoại đắt đỏ: đó chính là camera.
Các hãng điện thoại biết rất rõ điều này và họ bảo vệ "vũ khí bí mật" đó một cách cẩn trọng, không bao giờ để những tính năng camera cao cấp nhất xuất hiện trên các thiết bị giá rẻ. Hãy nhìn vào các mẫu smartphone giá rẻ xung quanh, điểm chung dễ nhận thấy là không có chiếc nào sở hữu hệ thống camera thực sự xuất sắc, đặc biệt là camera tele (ống kính zoom quang học). Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Camera tele không phải là một linh kiện quá đắt đỏ, việc nó vắng mặt trên điện thoại giá rẻ là có chủ đích.
Chiến lược này đảm bảo các dòng flagship luôn có lợi thế khác biệt bất kể giá thành. Bạn muốn có camera chụp ảnh đẹp? Hãy mua flagship. Bạn muốn có khả năng zoom quang học tốt? Hãy chuẩn bị chi ít nhất 1.000 USD.
Khi đã thành công trong việc thu hút người dùng chi tiền cho một chiếc điện thoại có camera tốt, các nhà sản xuất lại tiếp tục tìm cách "tối đa hóa lợi nhuận" thêm một lần nữa. Đó là lúc vấn đề dung lượng lưu trữ xuất hiện. Khi thiết bị có camera tốt, người dùng càng thích chup ảnh và quay phim nhiều hơn. Thế là bộ nhớ nhanh chóng bị đầy, nỗi lo sợ hết dung lượng càng thôi thúc chúng ta chọn phiên bản có dung lượng lưu trữ cao ngay từ đầu, và thế là họ lại càng bán được hàng giá cao hơn.
Hầu hết các điện thoại flagship có camera tốt đều bị "cắt giảm" dung lượng lưu trữ ở phiên bản cơ bản. Victor gọi đây là sự khan hiếm nhân tạo – một cách để các hãng "bóp thêm tiền" từ những người sẵn sàng trả giá cao cho một chiếc điện thoại chụp ảnh đẹp. Thay vì cung cấp một trải nghiệm hoàn chỉnh, họ tạo ra một rào cản mới (dung lượng thấp) để khuyến khích người dùng chi thêm tiền nâng cấp.
Tốn thêm khoảng 5 triệu đồng để nâng cấp dung lượng bộ nhớ iPhone 16 Pro Max
Victor Hristov cho rằng, về mặt lý thuyết, chúng ta đáng lẽ đã có thể sở hữu những chiếc điện thoại chụp ảnh hoàn hảo với mức giá dưới 500 USD từ nhiều năm trước. Nhưng thay vì để giá điện thoại giảm xuống mức hợp lý hơn khi công nghệ phát triển, dường như có một "sự đồng thuận ngầm trong toàn ngành" để bảo toàn lợi nhuận, tối đa hóa chúng và tính thêm tiền của khách hàng một chút mỗi năm thông qua các chiêu trò như hạn chế dung lượng lưu trữ.
Kết cục là người dùng phải trả một cái giá đắt đỏ hơn nhiều cho một trải nghiệm lẽ ra phải trọn vẹn hơn. Cách duy nhất để tránh khỏi sự khó chịu vì hết dung lượng, theo Victor, đáng buồn thay lại chính là... chấp nhận trả thêm tiền ngay từ đầu để mua phiên bản có dung lượng lưu trữ đủ lớn. Sau đó, hãy cố gắng sử dụng chiếc điện thoại đó càng lâu càng tốt để tối ưu hóa khoản đầu tư của mình.
Sự tỉnh ngộ đắng lòng
Câu chuyện bắt đầu khi Victor đang tận hưởng kỳ nghỉ ở Ba Lan. Trong lúc quay video phong cảnh từ một quán bar trên tầng thượng, chiếc iPhone 15 Pro 128GB trị giá 1.000 USD của ông bất ngờ báo đầy bộ nhớ. Sự ngạc nhiên nhanh chóng chuyển thành thất vọng. Ông tự hỏi với một số tiền lớn như vậy, lẽ ra ông phải sở hữu chiếc điện thoại đủ dùng thoải mái trong vài năm mà không cần bận tâm đến dung lượng lưu trữ.

Sự việc chỉ thực sự "vỡ lẽ" vài ngày sau đó, khi ông trở lại trụ sở Phone Arena và bắt gặp hai chiếc điện thoại mới trên bàn làm việc: CMF Phone 2 Pro và Motorola Edge 60. Một sự so sánh nhanh chóng khiến ông không khỏi tức giận:
- Chiếc CMF Phone 2 Pro giá chỉ 280 USD lại sở hữu dung lượng lưu trữ gấp đôi iPhone 1.000 USD của ông.
- Chiếc Motorola Edge 60 giá 400 USD thậm chí còn có bộ nhớ lên tới 512GB.
Cảm giác bị lừa
Cảm giác bị "lừa đảo" càng trở nên rõ ràng hơn khi Victor tìm hiểu về chi phí thực tế của bộ nhớ. Sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa một mô-đun lưu trữ 128GB và 512GB chỉ vào khoảng 10 USD. Thế nhưng, người dùng lại bị yêu cầu trả thêm tới 250 USD (hoặc hơn) để nâng cấp dung lượng.

Về mặt pháp lý, các nhà sản xuất không sai. Họ đã công bố rõ ràng thông số kỹ thuật và giá bán, người dùng hoàn toàn biết mình mua gì. Tuy nhiên, việc tận dụng chênh lệch chi phí nhỏ để tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc nâng cấp dung lượng mang lại cảm giác đây là một hình thức trục lợi trắng trợn, một điều lẽ ra không nên hợp pháp. Nhà sản xuất chỉ tốn 10-20 USD để nâng cấp linh kiện bộ nhớ, nhưng người dùng chúng ta phải bỏ ra số tiền gấp 10 lần để sở hữu phiên bản dung lượng thoải mái hơn.
Vũ khí bí mật của điện thoại flagship
Tại sao người dùng chấp nhận mức giá cao cho dung lượng thấp như vậy? Victor chỉ ra rằng các nhà sản xuất đã có một tính toán cực kỳ khôn ngoan, dựa trên lý do chính khiến người dùng sẵn sàng chi tiền cho điện thoại đắt đỏ: đó chính là camera.
Các hãng điện thoại biết rất rõ điều này và họ bảo vệ "vũ khí bí mật" đó một cách cẩn trọng, không bao giờ để những tính năng camera cao cấp nhất xuất hiện trên các thiết bị giá rẻ. Hãy nhìn vào các mẫu smartphone giá rẻ xung quanh, điểm chung dễ nhận thấy là không có chiếc nào sở hữu hệ thống camera thực sự xuất sắc, đặc biệt là camera tele (ống kính zoom quang học). Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Camera tele không phải là một linh kiện quá đắt đỏ, việc nó vắng mặt trên điện thoại giá rẻ là có chủ đích.

Chiến lược này đảm bảo các dòng flagship luôn có lợi thế khác biệt bất kể giá thành. Bạn muốn có camera chụp ảnh đẹp? Hãy mua flagship. Bạn muốn có khả năng zoom quang học tốt? Hãy chuẩn bị chi ít nhất 1.000 USD.
"Móc túi" lần 2
Khi đã thành công trong việc thu hút người dùng chi tiền cho một chiếc điện thoại có camera tốt, các nhà sản xuất lại tiếp tục tìm cách "tối đa hóa lợi nhuận" thêm một lần nữa. Đó là lúc vấn đề dung lượng lưu trữ xuất hiện. Khi thiết bị có camera tốt, người dùng càng thích chup ảnh và quay phim nhiều hơn. Thế là bộ nhớ nhanh chóng bị đầy, nỗi lo sợ hết dung lượng càng thôi thúc chúng ta chọn phiên bản có dung lượng lưu trữ cao ngay từ đầu, và thế là họ lại càng bán được hàng giá cao hơn.
Hầu hết các điện thoại flagship có camera tốt đều bị "cắt giảm" dung lượng lưu trữ ở phiên bản cơ bản. Victor gọi đây là sự khan hiếm nhân tạo – một cách để các hãng "bóp thêm tiền" từ những người sẵn sàng trả giá cao cho một chiếc điện thoại chụp ảnh đẹp. Thay vì cung cấp một trải nghiệm hoàn chỉnh, họ tạo ra một rào cản mới (dung lượng thấp) để khuyến khích người dùng chi thêm tiền nâng cấp.

Tốn thêm khoảng 5 triệu đồng để nâng cấp dung lượng bộ nhớ iPhone 16 Pro Max
Cái giá sau cùng của người dùng
Victor Hristov cho rằng, về mặt lý thuyết, chúng ta đáng lẽ đã có thể sở hữu những chiếc điện thoại chụp ảnh hoàn hảo với mức giá dưới 500 USD từ nhiều năm trước. Nhưng thay vì để giá điện thoại giảm xuống mức hợp lý hơn khi công nghệ phát triển, dường như có một "sự đồng thuận ngầm trong toàn ngành" để bảo toàn lợi nhuận, tối đa hóa chúng và tính thêm tiền của khách hàng một chút mỗi năm thông qua các chiêu trò như hạn chế dung lượng lưu trữ.
Kết cục là người dùng phải trả một cái giá đắt đỏ hơn nhiều cho một trải nghiệm lẽ ra phải trọn vẹn hơn. Cách duy nhất để tránh khỏi sự khó chịu vì hết dung lượng, theo Victor, đáng buồn thay lại chính là... chấp nhận trả thêm tiền ngay từ đầu để mua phiên bản có dung lượng lưu trữ đủ lớn. Sau đó, hãy cố gắng sử dụng chiếc điện thoại đó càng lâu càng tốt để tối ưu hóa khoản đầu tư của mình.