Mới đây, các phi hành gia có nhiệm vụ theo dõi dữ liệu không gian từ Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) đã phát hiện hiện tượng kỳ lạ: một vật thể với tên gọi TIC 400799224 có độ sáng dao động bất thường.
Phân tích của nhóm phi hành gia cho thấy TIC 400799224 thực chất là hai ngôi sao, một trong số đó đang được quay quanh bởi một vật thể bí ẩn. Họ nghi ngờ vật thể đó có thể là một tiểu hành tinh lớn hoặc một hành tinh nhỏ, và nó đang giải phóng ra những đám mây bụi, che khuất ánh sáng của TIC 400799224.
TESS, được phóng vào năm 2018, có nhiệm vụ tìm kiếm các ngoại hành tinh - nằm ngoài hệ mặt trời chúng ta - thường đi phía trước ngôi sao trung tâm của chúng, tạo độ mờ có thể dò được nhờ ánh sáng từ ngôi sao. Cho đến nay, TESS đã phát hiện ra 172 ngoại hành tinh cùng 4.703 ngoại hành tinh đang chờ phân tích. Những phát hiện của TESS giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thành phần vũ trụ cũng như sự đa dạng của những hành tinh.
TIC 400799224 có thể là một sao nhị phân hoặc hai ngôi sao quay quanh nhau. Khoảng cách giữa chúng được ước tính là khoảng 300 AU, với 1 AU là khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác ngôi sao nào chứa vật thể che mờ ánh sáng của nó. Độ mờ xảy ra mỗi 19,77 ngày một lần, nhưng độ dài, cường độ và hình dạng của mỗi lần mờ lại hoàn toàn khác nhau.
Tính chu kỳ của độ mờ là bằng chứng khiến các nhà khoa học tin rằng có một vật thể chuyển động với quỹ đạo tròn đang làm ánh sáng dao động. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với mọi dịch chuyển, họ đặt ra thêm một nhân tố phụ trợ khác: những đám mây bụi không thể thoát đi.
Một điều đặc biệt là kích thước của những đám mây bụi lớn hơn nhiều so với dự đoán của nhóm khoa học, với giả định cho rằng chúng là sản phẩm của quá trình phân hủy vật thể theo thời gian. Theo Trung tâm Vật lý Thiên văn, sự tan rã chậm có thể là nguyên nhân khiến các đám mây bụi bay ra khỏi Ceres - một hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời.
Hiện tại, nhóm khoa học vẫn tiếp tục quan sát hiện tượng trên cũng như tìm hiểu những tư liệu cũ về ánh sáng của TIC 400799224 để sớm biết có chuyện gì xảy ra ở đó.
Nguồn: Gizmodo
TESS, được phóng vào năm 2018, có nhiệm vụ tìm kiếm các ngoại hành tinh - nằm ngoài hệ mặt trời chúng ta - thường đi phía trước ngôi sao trung tâm của chúng, tạo độ mờ có thể dò được nhờ ánh sáng từ ngôi sao. Cho đến nay, TESS đã phát hiện ra 172 ngoại hành tinh cùng 4.703 ngoại hành tinh đang chờ phân tích. Những phát hiện của TESS giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thành phần vũ trụ cũng như sự đa dạng của những hành tinh.
TIC 400799224 có thể là một sao nhị phân hoặc hai ngôi sao quay quanh nhau. Khoảng cách giữa chúng được ước tính là khoảng 300 AU, với 1 AU là khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Tính chu kỳ của độ mờ là bằng chứng khiến các nhà khoa học tin rằng có một vật thể chuyển động với quỹ đạo tròn đang làm ánh sáng dao động. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với mọi dịch chuyển, họ đặt ra thêm một nhân tố phụ trợ khác: những đám mây bụi không thể thoát đi.
Một điều đặc biệt là kích thước của những đám mây bụi lớn hơn nhiều so với dự đoán của nhóm khoa học, với giả định cho rằng chúng là sản phẩm của quá trình phân hủy vật thể theo thời gian. Theo Trung tâm Vật lý Thiên văn, sự tan rã chậm có thể là nguyên nhân khiến các đám mây bụi bay ra khỏi Ceres - một hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời.
Hiện tại, nhóm khoa học vẫn tiếp tục quan sát hiện tượng trên cũng như tìm hiểu những tư liệu cũ về ánh sáng của TIC 400799224 để sớm biết có chuyện gì xảy ra ở đó.
Nguồn: Gizmodo