thuha19051234
Pearl
Các nhà khoa học đã tìm ra một trong những lý do khiến chó trở thành loài vật dễ thương nhất mà loài người từng biết. Chính mối quan hệ lâu đời giữa người và chó đã hình thành sự tiến hóa của loài chó — từ sủa đến những biểu cảm đáng yêu.
Khi so sánh các cơ mặt ở loài chó nhà và chó sói, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những con chó đã thuần hóa có cơ bắp co giật nhanh hơn, so với những người anh em họ gần gũi nhất của chúng. Các sợi cơ này co lại nhanh chóng, cho phép chó kiểm soát được biểu hiện trên khuôn mặt trong thời gian ngắn hơn.
Đồng tác giả nghiên cứu Anne Burrows cho biết phát hiện này "gợi ý rằng việc có các sợi cơ nhanh hơn góp phần vào khả năng giao tiếp hiệu quả của chó với con người."
Burrows nói: “Loài chó là loài duy nhất so với các động vật có vú khác ở mối quan hệ có đi có lại với con người. Mối quan hệ đó có thể được chứng minh thông qua ánh nhìn lẫn nhau, điều mà chúng ta không quan sát được giữa con người và các loài có vú đã được thuần hóa khác như ngựa, mèo. Những chú chó là bạn đồng hành thân thiết nhất của con người. Chúng không có quan hệ họ hàng gần gũi với chúng ta nếu xét về tiêu chí giống nòi, nhưng chúng sống cùng chúng ta, làm việc với chúng ta, thậm chí còn chăm sóc con cái và nhà cửa cho chúng ta. Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc điều tra các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ giữa người và chó sẽ giúp hiểu được sự tiến hóa của con người."
Từ ngoại hình đến những tiếng sủa có tính chất báo động, nhóm của Burrows đã điều tra cách loài chó đã tiến hóa để thể hiện bản thân nhằm đạt được danh hiệu “người bạn tốt nhất của con người”. Nhóm cũng đang thực hiện giải phẫu chi tiết để hiểu cách chó và sói tiến hóa như thế nào, để có những đặc điểm khác nhau, từ nét mặt đến giọng nói.
Các nhà nghiên cứu không rõ con người bắt đầu nhân giống những con sói thân thiện khi nào, nhưng theo ước tính là hơn 30.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu ở Siberia gần đây đã tìm thấy hài cốt 18.000 năm tuổi của một con chó con, có thể là con chó sớm nhất từng được phát hiện, cũng có thể đây là chó sói. Thời gian loài chó được thuần hóa vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng theo nghiên cứu, từ 15.000 đến 35.000 năm trước, những người Homo sapiens đầu tiên ở các vùng của châu Âu và Siberia bắt đầu thay đổi mối quan hệ của họ với các quần thể sói địa phương.
Những giả thuyết cho việc bắt đầu mối quan hệ giữa người và chó cho rằng, một vài con sói bạo dạn hơn bắt đầu hợp tác săn mồi với con người. Tuy nhiên, Burrows nói: “Nó có thể là một cái gì đó hoàn toàn khác, nhưng các giả thuyết chính là nó liên quan đến thức ăn bằng cách nào đó. Nhìn vào quá trình tiến hóa của loài chó trong bối cảnh giao thoa hàng thiên niên kỷ có thể cho thấy, tổ tiên loài người đã sống và tồn tại như thế nào trong quá khứ."
Dù loài chó xuất hiện vào thời điểm nào thì con người và loài chó đã phát triển một mối quan hệ gắn bó đặc biệt.
Burrows nói: “Cho dù chúng ta có biết hay không, chó và người vẫn thường xuyên nhìn vào mặt nhau, và cố gắng hiểu đối phương đang cảm thấy gì và đối phương có ý định gì. Vì vậy, biểu hiện trên khuôn mặt là đại diện của chúng tôi để hiểu mối quan hệ giữa chó và người”.
Những nghiên cứu trước đây cũng chứng minh rằng chó có thể đọc và phản ứng với các biểu hiện trên khuôn mặt của con người - và thậm chí đồng bộ hóa cảm xúc của chúng để đáp lại. "Những con chó đang theo dõi chúng ta rất tỉ mỉ, một trong số đó dựa trên ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể của chúng ta, nhưng cũng dựa trên âm thanh chúng ta tạo ra và mùi hương mà chúng ta tỏa ra."
Các nhà nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ giữa các sợi cơ co giật nhanh và co giật chậm trong một số cơ mặt nhất định. Các sợi cơ co giật nhanh có thể co lại nhanh chóng, nhưng không mất nhiều thời gian khiến chúng mệt mỏi. Còn ở người, những vận động viên chạy nước rút có xu hướng có nhiều cơ co giật nhanh hơn ở chân. Các cơ co giật chậm không có độ nhanh nhạy bằng, nhưng chúng hiệu quả hơn và gần như không mệt mỏi. Những điều này phổ biến hơn ở những vận động viên chạy marathon.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các sợi từ 2 loại cơ: cơ orbicularis oris và cơ chính zygomaticus ở sói xám và một số giống chó. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: Cơ mặt của chó chứa từ 66% đến 95% sợi co giật nhanh. Còn đối với loài sói, tỷ lệ này chỉ là 25%. Ngược lại, chó chỉ có 10% sợi cơ co giật chậm trên khuôn mặt trong khi chó sói trung bình là 29%.
Nghiên cứu này không phải là bằng chứng đầu tiên giải thích việc loài chó trở nên dễ thương hơn trong mắt chúng ta. Một vài năm trước, Burrows và các nhà nghiên cứu khác đã báo cáo bằng chứng cho thấy chó có một cơ đặc biệt giúp chúng có thể nhướng mày theo cách đặc biệt. Họ cũng so sánh hành vi của chó và sói, nhận thấy rằng chó nhướng mày thường xuyên hơn và dữ dội hơn nhiều so với sói.
Đối với nghiên cứu mới nhất, Burrows và các nghiên cứu sinh của cô đã lấy mẫu các mặt cắt của cơ mặt ở người, chó và sói và xác định số lượng của từng loại sợi. Cô cùng lưu ý rằng kích thước mẫu của dữ liệu sơ bộ là nhỏ, với chỉ 6 mẫu vật chó sói và 10 mẫu vật các giống chó khác nhau. Dựa trên những dữ liệu ban đầu này, nhóm cũng kỳ vọng rằng cấu trúc cơ bắp của chó và người sẽ giống nhau, trong khi loài sói sẽ khác biệt.
Một con sói xám hoang dã (trái) và một con chó núi Bernese đã được thuần hóa (phải) có sự khác biệt trên cơ mặt, vốn là đặc điểm hỗ trợ giao tiếp.
Tuy nhiên, họ lại phát hiện ra con người và chó sói thực sự giống nhau hơn với tổng thể nhiều sợi co giật chậm hơn, trong khi chó có nhiều sợi co giật nhanh hơn.
Phát hiện này khiến nhóm nghiên cứu rất kinh ngạc. "Nhưng khi chúng tôi nghĩ về chức năng của các sợi cơ trên khuôn mặt, nó bắt đầu có ý nghĩa hơn một chút. Con người chủ yếu sử dụng giọng nói, điều đó có nghĩa là chúng ta phải mím môi lại để có thể phát âm rõ ràng âm thanh của giọng nói. Tương tự những con sói sử dụng tiếng hú và đó là một cách phát âm kéo dài — chúng giống như phát ra một cái phễu từ môi" Riêng với loài chó, tiếng sủa của chúng ngắn và đứt quãng hơn nhiều.
Với những kết quả của nghiên cứu mới, Burrows và các cộng sự của cô đã đặt giả thuyết rằng con người có thể đã ưa thích những con sói có âm vực âm thanh ngắn trong quá trình thuần hóa chúng. Các nhà nhân chủng học cũng Các nhà nhân chủng học đã gợi ý rằng khi con người thuần hóa chó, họ tìm kiếm những con vật có thể bảo vệ hoặc cảnh báo chúng về bất kỳ mối đe dọa bất ngờ nào. Những tiếng sửa - tiếng kêu báo động - có thể rất quan trọng trong việc thuần hóa của họ. Cả hai loài đều thể hiện nhiều loại âm thanh nhưng chúng ta lại dựa trên "phong cách" thể hiện của chúng để lựa chọn những người bạn. "Loài chó sử dụng giọng nói rất khác so với cách loài sói sử dụng chúng."
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu xem cơ mặt của các giống chó cổ đại, như huskies, malamutes và chow chows, so với chó sói, cũng như các giống chó nhỏ hơn như thế nào. Những giống chó cũ hơn có thể giúp các nhà nhân chủng học hiểu tường tận hơn về mối quan hệ đã biến sói thành chó nhà.
Burrows nói: “Lịch sử tiến hóa trở thành con người của chúng ta gắn liền với quá trình thuần hóa chó. Khi nhìn vào một con chó ngày nay, chúng ta thấy điều gì là quan trọng đối với những người thuộc thời kỳ Đồ đá cũ Thượng, hơn 30.000 năm trước. Những chú chó chỉ giúp chúng ta theo cách mà không loài động vật nào khác làm được ”.
>>> Tại sao chó liếm vết thương?
Tham khảo: Popsci.
Khi so sánh các cơ mặt ở loài chó nhà và chó sói, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những con chó đã thuần hóa có cơ bắp co giật nhanh hơn, so với những người anh em họ gần gũi nhất của chúng. Các sợi cơ này co lại nhanh chóng, cho phép chó kiểm soát được biểu hiện trên khuôn mặt trong thời gian ngắn hơn.
Đồng tác giả nghiên cứu Anne Burrows cho biết phát hiện này "gợi ý rằng việc có các sợi cơ nhanh hơn góp phần vào khả năng giao tiếp hiệu quả của chó với con người."
Mối quan hệ giữa người và chó
Hầu hết người nuôi thú cưng đều hiểu cảm giác khi nhìn vào đôi mắt "chó con" đó, bất kể độ tuổi của nó. Khi thú cưng của bạn nhìn bạn với đôi lông mày cong và ánh mắt đăm đăm, thật khó để không cho nó một cái vuốt ve yêu thương hoặc một món ăn ngon. Không có gì ngạc nhiên cho mối quan hệ đặc biệt này bởi vì người bạn "lông lá" của bạn đã được thuần hóa và điều hòa trong hàng nghìn năm tiến hóa để có được sự gần gũi với con người như ngày nay.Burrows nói: “Loài chó là loài duy nhất so với các động vật có vú khác ở mối quan hệ có đi có lại với con người. Mối quan hệ đó có thể được chứng minh thông qua ánh nhìn lẫn nhau, điều mà chúng ta không quan sát được giữa con người và các loài có vú đã được thuần hóa khác như ngựa, mèo. Những chú chó là bạn đồng hành thân thiết nhất của con người. Chúng không có quan hệ họ hàng gần gũi với chúng ta nếu xét về tiêu chí giống nòi, nhưng chúng sống cùng chúng ta, làm việc với chúng ta, thậm chí còn chăm sóc con cái và nhà cửa cho chúng ta. Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc điều tra các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ giữa người và chó sẽ giúp hiểu được sự tiến hóa của con người."
Các nhà nghiên cứu không rõ con người bắt đầu nhân giống những con sói thân thiện khi nào, nhưng theo ước tính là hơn 30.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu ở Siberia gần đây đã tìm thấy hài cốt 18.000 năm tuổi của một con chó con, có thể là con chó sớm nhất từng được phát hiện, cũng có thể đây là chó sói. Thời gian loài chó được thuần hóa vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng theo nghiên cứu, từ 15.000 đến 35.000 năm trước, những người Homo sapiens đầu tiên ở các vùng của châu Âu và Siberia bắt đầu thay đổi mối quan hệ của họ với các quần thể sói địa phương.
Những giả thuyết cho việc bắt đầu mối quan hệ giữa người và chó cho rằng, một vài con sói bạo dạn hơn bắt đầu hợp tác săn mồi với con người. Tuy nhiên, Burrows nói: “Nó có thể là một cái gì đó hoàn toàn khác, nhưng các giả thuyết chính là nó liên quan đến thức ăn bằng cách nào đó. Nhìn vào quá trình tiến hóa của loài chó trong bối cảnh giao thoa hàng thiên niên kỷ có thể cho thấy, tổ tiên loài người đã sống và tồn tại như thế nào trong quá khứ."
Dù loài chó xuất hiện vào thời điểm nào thì con người và loài chó đã phát triển một mối quan hệ gắn bó đặc biệt.
"Câu chuyện về loài chó cũng là câu chuyện của con người"
Burrows nói: “Chó là loài sớm nhất mà con người thuần hóa. Nói chung, hiểu về loài chó hơn sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về bản thân mình.” Burrows quyết định tập trung vào cách chó giao tiếp với con người thông qua khuôn mặt của chúng - một đặc điểm độc đáo hiếm gặp giữa các loài không liên quan. Điều này cũng được truyền cảm hứng từ công trình nghiên cứu cơ mặt ở động vật linh trưởng trước đây của cô. Nghiên cứu cho thấy tinh tinh đã thể hiện khả năng hiểu nét mặt của các thành viên khác trong loài của chúng, tương tự như cách con người phụ thuộc vào khuôn mặt để tìm dấu hiệu trong bối cảnh nhất định.Burrows nói: “Cho dù chúng ta có biết hay không, chó và người vẫn thường xuyên nhìn vào mặt nhau, và cố gắng hiểu đối phương đang cảm thấy gì và đối phương có ý định gì. Vì vậy, biểu hiện trên khuôn mặt là đại diện của chúng tôi để hiểu mối quan hệ giữa chó và người”.
Cơ mặt của chó giúp giao tiếp bằng ánh nhìn tốt hơn
Một nghiên cứu khác vào tháng 7/2021 trên tạp chí Current Biology cho thấy, chó con giao tiếp bằng mắt với người nhiều hơn chó sói, ngay cả khi sói con được nuôi gần như từ khi mới sinh.Các nhà nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ giữa các sợi cơ co giật nhanh và co giật chậm trong một số cơ mặt nhất định. Các sợi cơ co giật nhanh có thể co lại nhanh chóng, nhưng không mất nhiều thời gian khiến chúng mệt mỏi. Còn ở người, những vận động viên chạy nước rút có xu hướng có nhiều cơ co giật nhanh hơn ở chân. Các cơ co giật chậm không có độ nhanh nhạy bằng, nhưng chúng hiệu quả hơn và gần như không mệt mỏi. Những điều này phổ biến hơn ở những vận động viên chạy marathon.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các sợi từ 2 loại cơ: cơ orbicularis oris và cơ chính zygomaticus ở sói xám và một số giống chó. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: Cơ mặt của chó chứa từ 66% đến 95% sợi co giật nhanh. Còn đối với loài sói, tỷ lệ này chỉ là 25%. Ngược lại, chó chỉ có 10% sợi cơ co giật chậm trên khuôn mặt trong khi chó sói trung bình là 29%.
Nghiên cứu này không phải là bằng chứng đầu tiên giải thích việc loài chó trở nên dễ thương hơn trong mắt chúng ta. Một vài năm trước, Burrows và các nhà nghiên cứu khác đã báo cáo bằng chứng cho thấy chó có một cơ đặc biệt giúp chúng có thể nhướng mày theo cách đặc biệt. Họ cũng so sánh hành vi của chó và sói, nhận thấy rằng chó nhướng mày thường xuyên hơn và dữ dội hơn nhiều so với sói.
Đối với nghiên cứu mới nhất, Burrows và các nghiên cứu sinh của cô đã lấy mẫu các mặt cắt của cơ mặt ở người, chó và sói và xác định số lượng của từng loại sợi. Cô cùng lưu ý rằng kích thước mẫu của dữ liệu sơ bộ là nhỏ, với chỉ 6 mẫu vật chó sói và 10 mẫu vật các giống chó khác nhau. Dựa trên những dữ liệu ban đầu này, nhóm cũng kỳ vọng rằng cấu trúc cơ bắp của chó và người sẽ giống nhau, trong khi loài sói sẽ khác biệt.
Tuy nhiên, họ lại phát hiện ra con người và chó sói thực sự giống nhau hơn với tổng thể nhiều sợi co giật chậm hơn, trong khi chó có nhiều sợi co giật nhanh hơn.
Phát hiện này khiến nhóm nghiên cứu rất kinh ngạc. "Nhưng khi chúng tôi nghĩ về chức năng của các sợi cơ trên khuôn mặt, nó bắt đầu có ý nghĩa hơn một chút. Con người chủ yếu sử dụng giọng nói, điều đó có nghĩa là chúng ta phải mím môi lại để có thể phát âm rõ ràng âm thanh của giọng nói. Tương tự những con sói sử dụng tiếng hú và đó là một cách phát âm kéo dài — chúng giống như phát ra một cái phễu từ môi" Riêng với loài chó, tiếng sủa của chúng ngắn và đứt quãng hơn nhiều.
Con người đã thuần hóa chó dựa trên sở thích
Những phát hiện nói lên rất nhiều điều về những gì con người mong muốn ở chó. "Trong quá trình thuần hóa, con người có thể đã lai tạo ra những con chó có chọn lọc, dựa trên biểu hiện trên khuôn mặt giống với con người. ”Với những kết quả của nghiên cứu mới, Burrows và các cộng sự của cô đã đặt giả thuyết rằng con người có thể đã ưa thích những con sói có âm vực âm thanh ngắn trong quá trình thuần hóa chúng. Các nhà nhân chủng học cũng Các nhà nhân chủng học đã gợi ý rằng khi con người thuần hóa chó, họ tìm kiếm những con vật có thể bảo vệ hoặc cảnh báo chúng về bất kỳ mối đe dọa bất ngờ nào. Những tiếng sửa - tiếng kêu báo động - có thể rất quan trọng trong việc thuần hóa của họ. Cả hai loài đều thể hiện nhiều loại âm thanh nhưng chúng ta lại dựa trên "phong cách" thể hiện của chúng để lựa chọn những người bạn. "Loài chó sử dụng giọng nói rất khác so với cách loài sói sử dụng chúng."
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu xem cơ mặt của các giống chó cổ đại, như huskies, malamutes và chow chows, so với chó sói, cũng như các giống chó nhỏ hơn như thế nào. Những giống chó cũ hơn có thể giúp các nhà nhân chủng học hiểu tường tận hơn về mối quan hệ đã biến sói thành chó nhà.
Burrows nói: “Lịch sử tiến hóa trở thành con người của chúng ta gắn liền với quá trình thuần hóa chó. Khi nhìn vào một con chó ngày nay, chúng ta thấy điều gì là quan trọng đối với những người thuộc thời kỳ Đồ đá cũ Thượng, hơn 30.000 năm trước. Những chú chó chỉ giúp chúng ta theo cách mà không loài động vật nào khác làm được ”.
>>> Tại sao chó liếm vết thương?
Tham khảo: Popsci.