Vì sao các hãng công nghệ đều đặn phá hủy hàng triệu ổ cứng mỗi năm?

Các công ty công nghệ thường phá hủy các thiết bị lưu trữ được cho là lỗi thời vì sợ rò rỉ dữ liệu. Các chuyên gia cho biết, cách làm này rất lãng phí, bởi các công ty có thể xóa dữ liệu một cách an toàn để tái sử dụng bộ nhớ. Tình trạng phá hủy thiết bị lưu trữ cũ để đảm bảo an ninh sẽ có tác động tiêu cực đến vấn đề môi trường.

Theo một thông tin mới từ Financial Times, quy trình tiêu chuẩn của các công ty là hủy bỏ máy chủ và ổ cứng vài năm một lần thay vì xóa sạch và bán chúng. Điều này trực tiếp gây hại cho hành tinh chúng ta.
Những gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Microsoft và Google nâng cấp phần cứng lưu trữ của họ theo chu kỳ 4 hoặc 5 năm. Theo ước tính, những công ty công nghệ này cùng các ngân hàng, dịch vụ cảnh sát và cơ quan chính phủ đã phá hủy hàng chục triệu thiết bị lưu trữ lỗi thời hàng năm bởi lo ngại để lộ dữ liệu sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một vụ rò rỉ có thể khiến các cơ quan quản lý tức giận và làm tổn hại lòng tin từ phía người dùng.
Tháng trước, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã phạt Morgan Stanley 35 triệu USD vì bán đấu giá hàng nghìn ổ cứng trước khi xóa chúng, làm rò rỉ dữ liệu của hàng triệu khách hàng. Dù không có bằng chứng gì cho thấy có bất kỳ khách hàng nạo bị hại, thế nhưng nhiều công ty – đặc biệt là những công ty vận hành dịch vụ đám mây – có thể không muốn chịu số phận tương tự.
Một số nhóm có thể nghĩ rằng việc vứt bỏ phần cứng lỗi thời là không thân thiện với môi trường, trong khi số khác lại nghĩ ngược lại. Các lo ngại liên quan đến chất thải điện tử, các vấn đề sử dụng và tái chế năng lượng thực tế vô cùng phức tạp, không dễ lý giải một cách rành mạch.
Các công ty có thể nâng cấp lên phần cứng mới hơn vì nó tiết kiệm năng lượng hơn, được cho là tạo ra lượng khí thải carbon thấp hơn. Tuy nhiên, hầu lượng khí thải carbon công nghệ đến từ quá trình sản xuất, không phải từ hoạt động vận hành các thiết bị lưu trữ. Các nhà nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison mới đây đã phát hiện điều đó diễn ra với ổ SSD, và các nhà nghiên cứu Harvard cũng có những phát hiện tương tự về lượng carbnon tổng thể từ các công ty công nghệ.
Vì sao các hãng công nghệ đều đặn phá hủy hàng triệu ổ cứng mỗi năm?
Hơn nữa, dù phần cứng có thể lấy lại khoảng 70% sau khi tái chế, nhưng quá trình tái chế lại ra lượng khí thải tương đương quá trình sản xuất mới. Như vậy, tái sử dụng những vật liệu đó đồng nghĩa chúng ta lặp lại quá trình phát xạ nhiều khí thái carbon nhất của phần cứng. Tệ hơn nữa, các vật liệu như đất hiếm thường không tái chế được.
Vì sao các hãng công nghệ đều đặn phá hủy hàng triệu ổ cứng mỗi năm?
Các công ty có thể nghĩ rằng phá hủy là cách duy nhất để đảm bảo an ninh dữ liệu, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng đó là một lựa chọn không cần thiết. Nhiều ổ cứng cũng như máy chủ có thể vẫn được sử dụng trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỉ và có rất ít nguy cơ bị kẻ xấu khôi phục dữ liệu từ bộ nhớ cũ bằng phần mềm. Google và Microsoft cho biết họ đã bắt đầu sử dụng một số máy chủ được tân trang lại, nhưng việc phá hủy vật lý vẫn là quy trình tiêu chuẩn đối với ổ cứng.
>>> Mua ổ cứng SSD có bền hơn HDD không?
Nguồn: TechSpot
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top