Vì sao càng già, con người càng khó có đc giấc ngủ ngon?

Ai cũng biết rằng càng già thì chúng ta càng khó có được giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, cơ chế sinh học khiến điều này xảy ra cho tới nay vẫn chưa được khoa học lí giải một cách trọn vẹn.
Theo Hindustan Times, một nhóm các nhà khoa học Mỹ hiện đã xác định được cách thức khiến hệ thống mạch não điều chỉnh cảm giác buồn ngủ và tỉnh táo trở nên suy giảm theo thời gian ở chuột. Họ cho rằng điều này có thể dẫn đến việc chế tạo ra được những loại thuốc tốt hơn cho con người.
Vì sao càng già, con người càng khó có đc giấc ngủ ngon?
Giáo sư Luis de Lecea của Đại học Stanford, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Hơn một nửa số người từ 65 tuổi trở lên phàn nàn về chất lượng giấc ngủ”.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng thiếu ngủ có liên quan đến việc tăng nguy cơ dẫn đ sức khỏe kém, từ tăng huyết áp đến đau tim, tiểu đường, trầm cảm và hình thành các mảng bám não liên quan đến bệnh Alzheimer.
Chứng mất ngủ thường được điều trị bằng một loại thuốc có tên là “hypnotics” (thuốc ngủ), bao gồm Ambien. Tuy nhiên, loại thuốc này không có nhiều hiệu quả đối với những người lớn tuổi.
Đối với nghiên cứu mới, de Lecea và các đồng nghiệp đã quyết định điều tra hypocretins, chất hóa học quan trọng của não chỉ được tạo ra bởi một cụm tế bào thần kinh nhỏ ở vùng dưới đồi của não, một khu vực nằm giữa mắt và tai.
Trong số hàng tỷ tế bào thần kinh trong não, chỉ có khoảng 50.000 tế bào tạo ra hypocretins.
Năm 1998, de Lecea và các nhà khoa học khác đã phát hiện ra rằng các hypocretins truyền tín hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sự tỉnh táo.
Nhiều loài động vật đánh mất giấc ngủ ngon khi già đi. Vì vậy, các nhà khoa học suy đoán cơ chế dẫn đến điều này giống nhau ở những động vật có vú. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự suy thoái của hypocretins dẫn đến chứng ngủ rũ ở người, chó và chuột.
Nhóm nghiên cứu đã chọn những con chuột non (từ ba đến năm tháng) và chuột già (18 đến 22 tháng) và sử dụng ánh sáng truyền qua các sợi để kích thích các tế bào thần kinh cụ thể. Họ ghi lại kết quả bằng kỹ thuật hình ảnh.
Những gì họ phát hiện ra là những con chuột già đã mất khoảng 38% hypocretins so với những con chuột trẻ hơn.
Họ cũng phát hiện ra rằng những con chuột già dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh hơn và điều này làm chúng dễ tỉnh giấc.
Điều này có thể là do sự suy giảm theo thời gian của "kênh kali" - Kênh kali là loại kênh ion phân bố rộng rãi nhất và được tìm thấy trong hầu như tất cả các sinh vật sống. Chúng tạo thành các lỗ để chọn lọc kali trải qua màng tế bào. Các kênh kali được tìm thấy trong hầu hết các loại tế bào và kiểm soát nhiều loại chức năng tế bào (Theo Wikipedia). Đây được xem là công tắc bật-tắt sinh học quan trọng đối với chức năng của nhiều loại tế bào.
Lecea nói: “Các tế bào thần kinh có xu hướng hoạt động nhiều hơn. Và nếu chúng làm điều này, bạn sẽ thức giấc thường xuyên hơn”.
Laura Jacobson và Daniel Hoyer, thuộc Viện Khoa học Thần kinh và Sức khỏe Tâm thần Florey của Úc, cho rằng việc tìm ra con đường cụ thể dẫn đến mất ngủ có thể giúp tạo ra các loại thuốc tốt hơn.
Các phương pháp điều trị hiện tại, chẳng hạn như thuốc ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức, hoạt động. Các nhà khoa học cho biết các loại thuốc nhắm vào một ‘kênh’ cụ thể của tế bào não sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.
Những thứ này sẽ cần phải được kiểm tra trong các thử nghiệm lâm sàng - nhưng có một loại thuốc gọi là retigabine, hiện được sử dụng để điều trị chứng động kinh và nhắm vào một con đường tương tự - có thể sẽ mang đến nhiều hứa hẹn.
Theo Hindustan Times
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top