Vì sao chính sách "Made In America" của Donald Trump lại khiến Intel phải bán mình cho TSMC?

Phương Huyền
Phương Huyền
Phản hồi: 0
Giữa những đồn đoán về một thỏa thuận tiềm năng giữa Intel và TSMC nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất chip tiên tiến tại Mỹ, một báo cáo từ báo chí Đài Loan đã thổi bùng lên một giả thuyết táo bạo như là TSMC có thể mua tới 20% cổ phần trong mảng kinh doanh đúc chip Intel Foundry Services (IFS) của Intel.
1739774599691.png

Thông thường, luật chống độc quyền sẽ ngăn cản những gã khổng lồ trên thị trường bắt tay hợp tác. Tuy nhiên, việc sở hữu 20% cổ phần sẽ cho phép TSMC "song kiếm hợp bích" với Intel mà không vướng phải sự giám sát khắt khe từ các cơ quan quản lý. Thực tế, những tin đồn này đã khiến cổ phiếu của Intel tăng vọt, đạt mức tăng 22,5% trong năm ngày qua và 16,7% từ đầu năm đến nay. Đây được xem là một cú hích đáng kể được thúc đẩy bởi những phát biểu ủng hộ việc sản xuất chất bán dẫn tiên tiến tại Hoa Kỳ của Phó chủ tịch JD Vance tại Paris.
Tuy nhiên, việc TSMC trực tiếp điều hành các xưởng đúc của Intel được cho là khó khả thi. Các công ty chip thường sử dụng những quy trình hoạt động rất khác nhau để sản xuất chip. Ngoài ra, bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến Intel và TSMC chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý và có thể không được chấp thuận do lo ngại về độc quyền.
Báo cáo mới từ Economic Daily của Đài Loan hé lộ một hướng đi khác đó là TSMC có thể mua lại cổ phần thiểu số của Intel. Bên cạnh đó, những ông lớn thiết kế chip của Hoa Kỳ như Qualcomm và Broadcom cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong thương vụ này. Theo báo cáo, họ có thể giúp đạt được thỏa thuận bằng cách đặt hàng với thực thể mới và đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang trạng thái hoạt động.
Điều đáng chú ý, báo cáo của Economic Daily nhấn mạnh rằng chính quyền Trump, với tham vọng "Made in America", hy vọng TSMC sẽ mua 20% cổ phần trong IFS của Intel. Khoản đầu tư này có thể được thực hiện thông qua việc bơm tiền mặt hoặc cung cấp công nghệ, với các điều khoản cuối cùng vẫn chưa được quyết định.
Đối với Broadcom và Qualcomm, việc đầu tư vào IFS sẽ giúp họ cạnh tranh tốt hơn với MediaTek của Đài Loan. Trong khi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei không thể mua được chip được sản xuất bằng các quy trình tiên tiến nhất, MediaTek không phải đối mặt với những hạn chế như vậy và hoạt động rộng khắp châu Á cho phép công ty cạnh tranh với các công ty Hoa Kỳ về mặt chi phí.
Kể từ khi cựu CEO Patrick Gelsinger bất ngờ từ chức vào năm ngoái, những đồn đoán về việc Intel "chia tách" hoặc "bán mình" đã lan truyền. Việc vận hành các cơ sở sản xuất chip là một nỗ lực tốn kém, và Intel đã phải vật lộn để tài trợ do thị trường máy tính cá nhân trì trệ và nhu cầu GPU ngày càng tăng trong lĩnh vực máy tính doanh nghiệp.
Những khó khăn về tài chính đã buộc công ty phải tiến hành sa thải hàng loạt và tạm dừng trả cổ tức. Mặc dù cổ phiếu của Intel đã tăng 16,7% từ đầu năm đến nay, nhưng vẫn giảm 46% trong năm qua khi công ty này chạy đua để giới thiệu sản phẩm mới và đạt được sản lượng và năng suất ổn định với nút công nghệ quy trình sản xuất chip 18A.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top