Vì sao lại gọi Trái Đất là "hành tinh quái thú" suốt 3 kỷ địa chất dài hàng triệu năm?

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Kỷ nguyên khủng long, trải dài suốt 3 kỷ Tam Điệp, Jura và Phấn Trắng, chứng kiến sự tiến hóa mạnh mẽ về kích thước và đa dạng loài của khủng long, cùng các loài bò sát bay (dực long) và bò sát biển (thương long, ngư long). Xuất hiện với kích thước nhỏ bé vào giữa kỷ Tam Điệp, chúng đã trở thành những "quái thú" khổng lồ thống trị hành tinh vào cuối kỷ Phấn Trắng.

Bí quyết đằng sau sự bành trướng này vừa được hé lộ nhờ một loại hóa thạch ít được chú ý: phân và chất nôn của khủng long (coprolite và regurgitalite). Các nhà nghiên cứu từ Đại học Uppsala (Thụy Điển) đã phân tích các hóa thạch này thu thập từ hơn 500 địa điểm ở lưu vực Ba Lan.

1732939099973.png


Phân tích cho thấy chế độ ăn của khủng long đa dạng và phong phú hơn bất kỳ loài nào hiện nay. Các nhà khoa học tìm thấy trong phân và chất nôn khủng long hóa thạch đủ loại thức ăn: côn trùng, cá, xương, răng, thực vật… thậm chí cả một mảnh hộp sọ của loài lưỡng cư temnospondyl.

Khả năng ăn tạp đã giúp khủng long có khả năng thích nghi phi thường, sinh tồn qua nhiều giai đoạn biến đổi khí hậu khắc nghiệt, khiến nhiều loài khác tuyệt chủng. Việc luôn được cung cấp đủ thức ăn đã giúp chúng phát triển mạnh về kích thước và số lượng, mở rộng lãnh thổ sinh sống.

Tuy nhiên, ngay cả sự thích nghi phi thường này cũng không thể giúp khủng long trụ vững trước thảm họa thiên nhiên do vụ va chạm tiểu hành tinh Chicxulub 66 triệu năm trước gây ra. Sự thống trị của những "quái thú" khổng lồ đã kết thúc, nhường chỗ cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử Trái Đất.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top