VNR Content
Pearl
Muối bảo quản thực phẩm bằng cách hút ẩm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại và khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có ích. Vậy tại sao chúng cũng có thể "hết hạn"?
Muối là một nguyên liệu cực kỳ phổ biến quá đỗi quen thuộc với hầu hết chúng ta. Muối là một phân tử vô cơ đơn giản bao gồm hai ion cực nhỏ là natri và clorua nhưng khả năng tạo hương vị và bảo quản mới là điều khiến nó có giá trị - giá trị đến nỗi nó trở thành “lương” trong tiếng Anh. (lương-salary trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ “sal” là tên gọi muối trong tiếng Latin).
(Ảnh: LifeHacker)
Thủ phạm không phải là natri clorua mà là các chất phụ gia mà một số nhà sản xuất trộn vào để ngăn muối vón cục hoặc bổ sung chất dinh dưỡng.
I-ốt, các chất chống vón cục và khoáng chất vi lượng trong muối hồng, đỏ hoặc đen có thể bị phân hủy theo thời gian, nhưng không hẳn là sự phân hủy này sẽ có hại. Các chất phụ gia cũng có thể không làm tốt nhiệm vụ của chúng — muối của bạn bắt đầu vón cục và bạn không thể xem đó là nguồn i-ốt đáng tin cậy — nhưng i-ốt kém hiệu quả hơn sẽ không gây hại, và bạn vẫn sẽ không thấy nấm mốc nào trong bình lắc muối của mình.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ mặc muối của mình — kể cả muối không chứa chất phụ gia, hay nên bảo quản theo những cách cũ. Đặc tính hút ẩm (hấp thụ nước) của muối khiến môi trường ngoài trời không hề lý tưởng chút nào. Muối không chỉ có thể hút ẩm từ không khí mà còn có thể hút mùi từ nhà bếp của bạn, điều này sẽ để lại một thứ muối vón cục, bốc mùi.
(Ảnh: Go Bad Or Not)
Hãy cất muối trong hộp kín hơi và bảo quản ở chỗ tối, thoáng mát. Nếu bạn cất muối trong một hộp đựng muối hoặc vật chứa khác bên bếp lò, hãy cố gắng kiềm chế ham muốn giữ muối luôn đầy và để ý đến nó để đảm bảo rằng nó không bị nhiễm bẩn từ thức ăn, nước hoặc dầu bắn vào, hay các con thiêu thân trong bếp.
Và, như với bất kỳ thứ gì trong nhà bếp của bạn, hãy vứt bỏ muối nếu bạn thấy có bọ hoặc nấm mốc. Mặc dù cả bọ lẫn nấm mốc đều không phát triển trong muối tinh khiết nhưng nhà bếp là một nơi lộn xộn, và ngay cả natri clorua tinh khiết nhất cũng không phải đối thủ của thức ăn thiu đâu.
Nguồn: LifeHacker
Muối là một nguyên liệu cực kỳ phổ biến quá đỗi quen thuộc với hầu hết chúng ta. Muối là một phân tử vô cơ đơn giản bao gồm hai ion cực nhỏ là natri và clorua nhưng khả năng tạo hương vị và bảo quản mới là điều khiến nó có giá trị - giá trị đến nỗi nó trở thành “lương” trong tiếng Anh. (lương-salary trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ “sal” là tên gọi muối trong tiếng Latin).
Thủ phạm không phải là natri clorua mà là các chất phụ gia mà một số nhà sản xuất trộn vào để ngăn muối vón cục hoặc bổ sung chất dinh dưỡng.
I-ốt, các chất chống vón cục và khoáng chất vi lượng trong muối hồng, đỏ hoặc đen có thể bị phân hủy theo thời gian, nhưng không hẳn là sự phân hủy này sẽ có hại. Các chất phụ gia cũng có thể không làm tốt nhiệm vụ của chúng — muối của bạn bắt đầu vón cục và bạn không thể xem đó là nguồn i-ốt đáng tin cậy — nhưng i-ốt kém hiệu quả hơn sẽ không gây hại, và bạn vẫn sẽ không thấy nấm mốc nào trong bình lắc muối của mình.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ mặc muối của mình — kể cả muối không chứa chất phụ gia, hay nên bảo quản theo những cách cũ. Đặc tính hút ẩm (hấp thụ nước) của muối khiến môi trường ngoài trời không hề lý tưởng chút nào. Muối không chỉ có thể hút ẩm từ không khí mà còn có thể hút mùi từ nhà bếp của bạn, điều này sẽ để lại một thứ muối vón cục, bốc mùi.
Hãy cất muối trong hộp kín hơi và bảo quản ở chỗ tối, thoáng mát. Nếu bạn cất muối trong một hộp đựng muối hoặc vật chứa khác bên bếp lò, hãy cố gắng kiềm chế ham muốn giữ muối luôn đầy và để ý đến nó để đảm bảo rằng nó không bị nhiễm bẩn từ thức ăn, nước hoặc dầu bắn vào, hay các con thiêu thân trong bếp.
Và, như với bất kỳ thứ gì trong nhà bếp của bạn, hãy vứt bỏ muối nếu bạn thấy có bọ hoặc nấm mốc. Mặc dù cả bọ lẫn nấm mốc đều không phát triển trong muối tinh khiết nhưng nhà bếp là một nơi lộn xộn, và ngay cả natri clorua tinh khiết nhất cũng không phải đối thủ của thức ăn thiu đâu.
Nguồn: LifeHacker