dangkhoabg1997
Pearl
Năm 2021, rừng nhiệt đới Amazon tại Brazil đã chứng kiến nạn tàn phá tăng kỷ lục, đạt mức cao nhất trong 15 năm qua. Thậm chí, có thông tin cho rằng khu rừng đang thải ra nhiều cacbon hơn cả mức nó có thể hấp thụ. Trong khi đáng lẽ ra, đây phải là "lá phổi xanh" của thế giới.
Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE) tháng trước ước tính, 13.235 km vuông rừng đã bị chặt phá từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021. Đây là diện tích lớn nhất bị mất vì nạn phá rừng Amazon của Brazil, kể từ năm 2006.
Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 vào tháng 11, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã ký cam kết quốc tế chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030. Song, nạn phá rừng đã gia tăng mạnh ở Brazil dưới thời của ông. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Jair Bolsonaro đã gây tranh cãi khi khuyến khích các hoạt động khai thác mỏ và nông nghiệp ở Amazon, đồng thời bị chỉ trích vì nỗ lực thông qua luật cho phép phát triển thương mại trên đất rừng phòng hộ.
Chính quyền Bolsonaro cũng đưa ra nhiều ưu đãi tài chính cho những bộ tộc bản xứ, kêu gọi phát triển đất đai, canh tác thành đồn điền đậu nành ngay trong rừng nhiệt đới, theo Reuters.
Vào tháng 8, Hạ viện Brazil đã thông qua một dự luật giúp những người đang nắm giữ đất công dễ dàng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Nó được đưa ra sau khi một dự luật riêng biệt, được hạ viện thông qua vào tháng 5, mở đường cho các dự án khai thác, nông nghiệp và các dự án khác ở Amazon trở nên dễ dàng hơn. Cả hai dự luật hiện đang được Thượng viện Brazil xem xét để thông qua.
Luciana Gatti, một nhà khoa học khí hậu tại INPE, đã mô tả mức độ phá rừng ở Amazon là “một cơn ác mộng”.
“Giới chức Brazil đang thực sự điên cuồng khi tự hủy hoại bản thân - đây thực sự là một cơn ác mộng đối với các nhà khoa học vì chúng tôi cố gắng kêu gọi mọi người rằng đây là con đường hoàn toàn trái ngược với nơi chúng ta cần đến, nhưng họ không lắng nghe. Chúng ta cần duy trì hệ sinh thái rừng Amazon để duy trì lượng mưa, điều chỉnh nhiệt và hấp thụ CO2”, Gatti trả lời trên CNBC.
“Nếu bạn đang dùng thịt bò nhập khẩu từ Brazil, 40% trong số đó đến từ Amazon – nhiều doanh nghiệp nhập khẩu không quan tâm đến những bằng chứng cho thấy các mặt hàng nhập khẩu này là đại diện cho nạn phá rừng”, cô nói.
“Vấn đề trong vài năm gần đây là tiền của Brazil đang trở nên rất rẻ, vì vậy đối với các công ty sản xuất xuất khẩu thịt bò, ngô hoặc đậu nành, đây sẽ là khoản tiền sinh lợi lớn. Sau đó họ tiếp tục phát triển quy mô các trang web của mình trên đất rừng Amazon”.
Một cam kết chính mà chính quyền Bolsonaro đưa ra là mở cửa nền kinh tế Brazil với thế giới thông qua thương mại quốc tế. Khi vụ cháy rừng hoành hành ở Amazon vào năm 2019, một số quốc gia cho rằng Brazil nên đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu không bảo vệ được rừng nhiệt đới. Trong khi Bolsonaro phản ứng với sự tức giận trước những đề xuất đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này hiện là Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro
Gatti cũng cho biết việc khai thác mỏ trong rừng nhiệt đới đang đầu độc nguồn nước mà người dân bản địa và động vật hoang dã dựa vào để sinh tồn.
Chính phủ không nhận thức rằng kho báu lớn nhất mà Brazil có được là rừng Amazon. Đây là nơi bảo vệ khí hậu của Trái Đất vì nó hấp thụ carbon và tạo ra lượng mưa đáng kể. Nhưng hiện nay, mỗi mùa hanh khô, nắng nóng hơn và tình trạng này bùng phát dữ dội. Nếu cứ chạy đua sản xuất dựa trên tài nguyên của Amazon, cả Brazil và toàn thể nhân loại sẽ gặp phải một cơn ác mộng khủng khiếp vì mất cân bằng hệ sinh thái rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh.
Năm 2019, Bolsonaro đã từng xảy ra xung đột với các nhà lãnh đạo thế giới về việc xử lý đám cháy rừng khổng lồ đang hoành hành ở Amazon và bị cáo buộc đã sa thải cựu lãnh đạo của INPE sau khi cơ quan vũ trụ công bố dữ liệu cho thấy sự gia tăng đột biến về đám cháy rừng.
Philip Fearnside, nhà sinh thái học tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Brazil ở Amazonia, cho biết với CNBC rằng tình hình ở Amazon “chắc chắn đang trở nên tồi tệ hơn” với nạn phá rừng và suy thoái rừng gia tăng do các hoạt động như khai thác gỗ và cháy rừng.
“Hầu hết tất cả vụ cháy rừng đều do con người gây ra. Thỉnh thoảng, người ta có thể đổ nguyên nhân cháy rừng là do sét. Tuy nhiên, đây là rừng nhiệt đới chứ nhưng không phải rừng lá kim như ở Bắc Mỹ, nơi mà phần lớn nguyên nhân cháy rừng đến từ sét đánh tự nhiên”, Fearnside cho biết.
Việc hợp pháp hóa các yêu sách đối với đất công ở Amazon đã khiến cho việc chiếm đất trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời điều này đã khiến việc phá rừng là “cách chúng ta đặt quyền sở hữu của mình lên đất đai”.
Ông nói thêm rằng khoảng 47% của bang Amazonas thuộc đất công được chỉ định và khu vực này rất dễ bị xâm hại bởi những kẻ cướp đất. Tiếp tục với tốc độ “phát triển” này đồng nghĩa với việc Brazil phát thải đáng kể khí nhà kính và các hậu quả khí hậu khác.
“Năm nay, chúng tôi đã gặp phải một đợt hạn hán nghiêm trọng với hậu quả rất lớn. Điều đó không trực tiếp do nạn phá rừng mà nó còn liên quan đến sự nóng lên toàn cầu. Nhưng nếu nhiệt độ tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu, việc giảm lượng nước được cung cấp từ Amazonia sẽ là thảm họa đối với Brazil. Ngoài Brazil, Argentina và các nước khác cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy đây không phải tác động toàn cầu, nhưng nó gây ra những hậu quả to lớn ở khu vực này của thế giới”, Fearnside phân tích.
Nguồn: CNBC
Viện Nghiên cứu Không gian Quốc gia Brazil (INPE) tháng trước ước tính, 13.235 km vuông rừng đã bị chặt phá từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021. Đây là diện tích lớn nhất bị mất vì nạn phá rừng Amazon của Brazil, kể từ năm 2006.
Cơn ác mộng đối với giới khoa học
Rừng nhiệt đới Amazon trải dài ở 9 quốc gia, nhưng có khoảng 60% diện tích nằm ở Brazil. Theo tổ chức Hòa bình xanh, 1/3 số vụ phá rừng ở Amazon của Brazil có liên quan đến cái gọi là chiếm dụng đất công, chủ yếu do các nhà sản xuất thịt dọn dẹp cây để có không gian cho các trang trại chăn nuôi gia súc.Chính quyền Bolsonaro cũng đưa ra nhiều ưu đãi tài chính cho những bộ tộc bản xứ, kêu gọi phát triển đất đai, canh tác thành đồn điền đậu nành ngay trong rừng nhiệt đới, theo Reuters.
Vào tháng 8, Hạ viện Brazil đã thông qua một dự luật giúp những người đang nắm giữ đất công dễ dàng được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Nó được đưa ra sau khi một dự luật riêng biệt, được hạ viện thông qua vào tháng 5, mở đường cho các dự án khai thác, nông nghiệp và các dự án khác ở Amazon trở nên dễ dàng hơn. Cả hai dự luật hiện đang được Thượng viện Brazil xem xét để thông qua.
Luciana Gatti, một nhà khoa học khí hậu tại INPE, đã mô tả mức độ phá rừng ở Amazon là “một cơn ác mộng”.
“Giới chức Brazil đang thực sự điên cuồng khi tự hủy hoại bản thân - đây thực sự là một cơn ác mộng đối với các nhà khoa học vì chúng tôi cố gắng kêu gọi mọi người rằng đây là con đường hoàn toàn trái ngược với nơi chúng ta cần đến, nhưng họ không lắng nghe. Chúng ta cần duy trì hệ sinh thái rừng Amazon để duy trì lượng mưa, điều chỉnh nhiệt và hấp thụ CO2”, Gatti trả lời trên CNBC.
Trách nhiệm quốc tế
Gatti cho biết hoạt động chiếm dụng đất bất hợp pháp ở Amazon đang thúc đẩy tốc độ phá rừng hiện nay, nhưng cho rằng nhiều quốc gia đang tiếp tay cho việc tàn phá rừng nhiệt đới bằng cách nhập khẩu một số sản phẩm, như gỗ và thịt bò, từ Brazil.“Nếu bạn đang dùng thịt bò nhập khẩu từ Brazil, 40% trong số đó đến từ Amazon – nhiều doanh nghiệp nhập khẩu không quan tâm đến những bằng chứng cho thấy các mặt hàng nhập khẩu này là đại diện cho nạn phá rừng”, cô nói.
“Vấn đề trong vài năm gần đây là tiền của Brazil đang trở nên rất rẻ, vì vậy đối với các công ty sản xuất xuất khẩu thịt bò, ngô hoặc đậu nành, đây sẽ là khoản tiền sinh lợi lớn. Sau đó họ tiếp tục phát triển quy mô các trang web của mình trên đất rừng Amazon”.
Một cam kết chính mà chính quyền Bolsonaro đưa ra là mở cửa nền kinh tế Brazil với thế giới thông qua thương mại quốc tế. Khi vụ cháy rừng hoành hành ở Amazon vào năm 2019, một số quốc gia cho rằng Brazil nên đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu không bảo vệ được rừng nhiệt đới. Trong khi Bolsonaro phản ứng với sự tức giận trước những đề xuất đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này hiện là Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới.
Gatti cũng cho biết việc khai thác mỏ trong rừng nhiệt đới đang đầu độc nguồn nước mà người dân bản địa và động vật hoang dã dựa vào để sinh tồn.
Chính phủ không nhận thức rằng kho báu lớn nhất mà Brazil có được là rừng Amazon. Đây là nơi bảo vệ khí hậu của Trái Đất vì nó hấp thụ carbon và tạo ra lượng mưa đáng kể. Nhưng hiện nay, mỗi mùa hanh khô, nắng nóng hơn và tình trạng này bùng phát dữ dội. Nếu cứ chạy đua sản xuất dựa trên tài nguyên của Amazon, cả Brazil và toàn thể nhân loại sẽ gặp phải một cơn ác mộng khủng khiếp vì mất cân bằng hệ sinh thái rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh.
“Họ đang muốn bịt miệng chúng tôi”
Theo Gatti, những người lao động liên bang như cô đang chịu áp lực phải tuân theo đường lối của chính phủ về các vấn đề như môi trường. Chúng tôi cảm thấy “vô cùng áp lực khi không được nói những gì mà chính phủ không thích. Họ không thích nghe về nạn phá rừng và biến đổi khí hậu. Thay vào đó họ có những ý tưởng điên rồ. Họ không thích tôi vì tôi nói những điều mà họ không tin. Họ muốn bịt miệng tôi”, Gatti nói với CNBC.Năm 2019, Bolsonaro đã từng xảy ra xung đột với các nhà lãnh đạo thế giới về việc xử lý đám cháy rừng khổng lồ đang hoành hành ở Amazon và bị cáo buộc đã sa thải cựu lãnh đạo của INPE sau khi cơ quan vũ trụ công bố dữ liệu cho thấy sự gia tăng đột biến về đám cháy rừng.
Philip Fearnside, nhà sinh thái học tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Brazil ở Amazonia, cho biết với CNBC rằng tình hình ở Amazon “chắc chắn đang trở nên tồi tệ hơn” với nạn phá rừng và suy thoái rừng gia tăng do các hoạt động như khai thác gỗ và cháy rừng.
Việc hợp pháp hóa các yêu sách đối với đất công ở Amazon đã khiến cho việc chiếm đất trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời điều này đã khiến việc phá rừng là “cách chúng ta đặt quyền sở hữu của mình lên đất đai”.
Ông nói thêm rằng khoảng 47% của bang Amazonas thuộc đất công được chỉ định và khu vực này rất dễ bị xâm hại bởi những kẻ cướp đất. Tiếp tục với tốc độ “phát triển” này đồng nghĩa với việc Brazil phát thải đáng kể khí nhà kính và các hậu quả khí hậu khác.
“Năm nay, chúng tôi đã gặp phải một đợt hạn hán nghiêm trọng với hậu quả rất lớn. Điều đó không trực tiếp do nạn phá rừng mà nó còn liên quan đến sự nóng lên toàn cầu. Nhưng nếu nhiệt độ tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu, việc giảm lượng nước được cung cấp từ Amazonia sẽ là thảm họa đối với Brazil. Ngoài Brazil, Argentina và các nước khác cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Tuy đây không phải tác động toàn cầu, nhưng nó gây ra những hậu quả to lớn ở khu vực này của thế giới”, Fearnside phân tích.
Nguồn: CNBC