VNR Content
Pearl
Đối với các fan truyện tranh ở Mỹ, có 2 sự lựa chọn chính khi ra các hiệu sách báo, đó là truyện tranh phương Tây mà chủ yếu đến từ Big 2 (Marvel và DC), phần còn lại là truyện tranh Nhật Bản tức manga. Đây là 2 thế lực chi phối thị trường truyện tranh Mỹ hiện nay và trong truyện tranh phương Tây, siêu anh hùng là thể loại được biết đến rộng rãi hơn cả. Nhờ hàng loạt các bản chuyển thể trên màn ảnh do Hollywood thực hiện, cũng như những tựa game AAA chất lượng cao, giúp truyện tranh siêu anh hùng thêm phần phổ biến.
Tuy nhiên, xu hướng vài năm gần đây cho thấy, manga Nhật đang dần áp đảo cả truyện tranh siêu anh hùng trên chính sân nhà. Không chỉ doanh số mà cả ảnh hưởng lên văn hóa cũng có chiều hướng thay đổi. Dù siêu anh hùng đã là xu hướng chủ đạo cả trăm năm qua trên thị trường truyện tranh Mỹ, nhưng ở bức tranh toàn cầu thì manga vẫn phổ biến hơn. Do vậy, khi để mất thị trường sân nhà vào tay đối thủ, rõ ràng truyện tranh siêu anh hùng càng cho thấy sự thua kém của mình.
Mặc dù có sự giúp đỡ từ điện ảnh và trò chơi điện tử, truyện tranh siêu anh hùng vẫn không thể bằng manga ở 1 số khía cạnh. Tranh cãi giữa 2 cộng đồng fan đã có từ lâu và vẫn còn đó, câu trả lời chính xác có thể không làm hài lòng tất cả. Song, thực tế cho thấy manga đang ngày càng mở rộng ở ngay sân nhà nước Mỹ sau khi đã đánh chiếm ở thị trường toàn cầu, đẩy doanh số đối thủ xuống thấp. Câu trả lời nằm ở đâu? Vì sao bây giờ người Mỹ mua manga Nhật nhiều hơn truyện tranh siêu anh hùng?
Nhiều báo cáo cho biết, manga đã bán rất chạy ở phương Tây trong vài năm qua. Các tựa phổ biến gồm Demon Slayer, Jujutsu Kaisen và My Hero Academia xuất hiện thường xuyên trong top bán chạy nhất.
Số liệu từ Publishers Weekly cho biết, manga đóng góp 45% trong tổng doanh số truyện tranh được tiêu thụ vào năm 2022. Đáng ngạc nhiên, manga vượt qua cả truyện tranh thiếu nhi, thể loại từng giúp phục hồi ngành truyện Mỹ và có lúc thống trị mạnh mẽ hơn siêu anh hùng. Publishers Weekly cũng trích dẫn 1 trong các nguyên nhân là manga hưởng lợi theo sự phổ biến của anime.
Theo Business Insider, tổng doanh thu năm 2021 của truyện tranh đã đạt kỷ lục hơn 2 tỷ USD, vậy mà chỉ riêng manga đã chiếm tới 1.47 tỷ USD. Năm đó, Attack on Titan là 1 trong các đầu truyện hot nhất. Trái ngược với doanh số từng issue của comics chỉ mang về 435 triệu USD. Rõ ràng manga đang ngày càng phổ biến ở Mỹ. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự bùng nổ đó?
Theo CBR, giá cả và điểm bán có thể là nguyên nhân đầu tiên. Mức giá của 1 quyển manga phù hợp với túi tiền mọi người hơn. Truyện tranh siêu anh hùng phát hành theo kiểu truyền thống với mỗi issue chỉ vài chục trang, giá 5 USD. Đối với tiểu thuyết đồ họa (graphic novel) có thể hơn 100 trang và giá thấp nhất 10 USD. Song, nếu mua manga theo từng quyển (tankobon) với số trang gần 200, giá vẫn khoảng 10 USD.
Mặc dù comics siêu anh hùng được tô màu sẽ thu hút thị giác hơn những nét vẽ đen trắng của manga, nhưng rõ ràng tỉ lệ p/p bạn nhận được vẫn dễ nhận ra là cái nào giá trị hơn. Người tiêu dùng chọn mua 1 tập truyện Nhật khoảng 10 USD thay vì mua từng issue. Nhất là với dân sưu tập, họ lại càng tín nhiệm manga hơn và mua cả bộ hàng chục quyển 1 lúc.
Tiếp theo là điểm bán, bất chấp sự phổ biến nhiều năm qua của truyện tranh siêu anh hùng cùng nở rộ của những bộ phim chiếu rạp, đây vẫn là 1 mặt hàng thuộc về không gian riêng. Một góc sở thích nhỏ trong cửa hàng sách hoặc những cửa hàng chuyên phục vụ cộng đồng hâm mộ siêu anh hùng. Đối tượng chính của comics siêu anh hùng vẫn là nam giới, trẻ vị thanh niên. Cộng thêm sự độc hại (toxic) của không ít người hâm mộ khiến những người khác có cái nhìn kém thiện cảm.
Trái lại, đáng ngạc nhiên là manga lại mang tính phổ quát hơn hẳn và không bị nhiều người kỳ thị vì fandom toxic hay giới hạn theo độ tuổi, giới tính. Vì thế, chúng xuất hiện đàng hoàng ở những hiệu sách lớn như Barnes và Noble ở Mỹ, không chỉ ở riêng 1 hiệu sách chuyên về thể loại siêu anh hùng. Những ấn bản bìa mềm hoặc bìa cứng được mua bởi đủ mọi kiểu người, không giới hạn trong fandom nào. Manga rất đa dạng thể loại, phục vụ mọi đối tượng chứ không riêng nam giới và thiếu niên.
Và sau đó là tới 1 nguyên nhân quan trọng. Manga có sự tuyến tính trong việc phát hành cao hơn truyện siêu anh hùng. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới quyết định đọc của độc giả mới, tác động mạnh hơn cả giá bán và điểm bán. Manga sẽ được phát hành tuần tự từng tập 1, 2, 3,… và cứ thế tiếp tục, khá giống với các tiểu thuyết dài kỳ cũng phát hành từng quyển. Còn phía comics thì rất tệ trong việc giới thiệu tới độc giả mới đầu đuôi câu chuyện như thế nào. Khái niệm đa vũ trụ khiến Marvel và DC có vô số các đầu truyện tái khởi động, sự kiện được làm mới hay thậm chí viết lại hoàn toàn, 1 câu chuyện mới về 1 bản thể ở vũ trụ khác, thay đổi nguồn gốc nhân vật,...
Đối với độc giả, đó là 1 mê cung bất tận và là cơn ác mộng khi họ muốn khám phá thứ gì đó. Thậm chí bạn phải cập nhật các đầu truyện mới liên tục để biết về nhân vật hay sự kiện trước đây, vì nó có thể bị thay đổi trong bản phát hành mới khiến hiểu biết của bạn trở nên lỗi thời. Như 1 mớ bòng bong vậy. Chỉ sau 1 đầu truyện, nhân vật từng là dị nhân lại trở thành 1 thí nghiệm khoa học. Chỉ sau 1 đầu truyện, những nhân vật đã là cha con lại bị thay đổi thành nhận nuôi, nhân vật thực chất lại có khởi nguồn khác hẳn trước đây.
Chỉ 1 nhân vật Wonder Woman hay chủng tộc dị nhân X-Men thôi cũng có hàng tá các khởi nguồn, bản thể, thậm chí thay đổi lớn đến mức viết lại hoàn toàn lịch sử, mở ra 1 kỷ nguyên mới. Vậy làm sao truyện siêu anh hùng có thể phổ cập tới độc giả mới nếu không có những fan cuồng nhiệt hướng dẫn? Ngay cả việc làm 1 fan comics cũng vất vả vì phải tìm đọc liên tục những đầu truyện mới, đôi khi khiến họ ức chế vì issue mới không hay hoặc phá hỏng nhân vật. Chỉ 1 sự kiện làm đảo lộn vũ trụ thôi cũng khiến những gì bạn từng tin tưởng trở nên lạc hậu, không còn đúng nữa.
Manga không bao giờ phải chịu sự thay đổi liên xoành xoạch như thế, cho dù kéo dài hàng chục năm nhưng vẫn nhất quán và không thay đổi sự kiện đã xảy ra một cách ngẫu hứng.
Không ngạc nhiên khi manga ngày càng được chuộng hơn truyện tranh siêu anh hùng. Chúng dễ mua hơn, tiếp cận rộng rãi đối tượng với sư phong phú vô biên về thể loại, mạch truyện thống nhất và không “phản bội” niềm tin của những người đã đọc qua. Đánh bại truyện tranh siêu anh hùng ngay trên chính sân nhà dường như không phải là quá khó với 1 ngành công nghiệp.
>>> Manga Nhật "thổi bay" Marvel và DC ngay trên sân nhà nước Mỹ - chuyện gì đang xảy ra?
Tuy nhiên, xu hướng vài năm gần đây cho thấy, manga Nhật đang dần áp đảo cả truyện tranh siêu anh hùng trên chính sân nhà. Không chỉ doanh số mà cả ảnh hưởng lên văn hóa cũng có chiều hướng thay đổi. Dù siêu anh hùng đã là xu hướng chủ đạo cả trăm năm qua trên thị trường truyện tranh Mỹ, nhưng ở bức tranh toàn cầu thì manga vẫn phổ biến hơn. Do vậy, khi để mất thị trường sân nhà vào tay đối thủ, rõ ràng truyện tranh siêu anh hùng càng cho thấy sự thua kém của mình.
Nhiều báo cáo cho biết, manga đã bán rất chạy ở phương Tây trong vài năm qua. Các tựa phổ biến gồm Demon Slayer, Jujutsu Kaisen và My Hero Academia xuất hiện thường xuyên trong top bán chạy nhất.
Số liệu từ Publishers Weekly cho biết, manga đóng góp 45% trong tổng doanh số truyện tranh được tiêu thụ vào năm 2022. Đáng ngạc nhiên, manga vượt qua cả truyện tranh thiếu nhi, thể loại từng giúp phục hồi ngành truyện Mỹ và có lúc thống trị mạnh mẽ hơn siêu anh hùng. Publishers Weekly cũng trích dẫn 1 trong các nguyên nhân là manga hưởng lợi theo sự phổ biến của anime.
Theo CBR, giá cả và điểm bán có thể là nguyên nhân đầu tiên. Mức giá của 1 quyển manga phù hợp với túi tiền mọi người hơn. Truyện tranh siêu anh hùng phát hành theo kiểu truyền thống với mỗi issue chỉ vài chục trang, giá 5 USD. Đối với tiểu thuyết đồ họa (graphic novel) có thể hơn 100 trang và giá thấp nhất 10 USD. Song, nếu mua manga theo từng quyển (tankobon) với số trang gần 200, giá vẫn khoảng 10 USD.
Mặc dù comics siêu anh hùng được tô màu sẽ thu hút thị giác hơn những nét vẽ đen trắng của manga, nhưng rõ ràng tỉ lệ p/p bạn nhận được vẫn dễ nhận ra là cái nào giá trị hơn. Người tiêu dùng chọn mua 1 tập truyện Nhật khoảng 10 USD thay vì mua từng issue. Nhất là với dân sưu tập, họ lại càng tín nhiệm manga hơn và mua cả bộ hàng chục quyển 1 lúc.
Trái lại, đáng ngạc nhiên là manga lại mang tính phổ quát hơn hẳn và không bị nhiều người kỳ thị vì fandom toxic hay giới hạn theo độ tuổi, giới tính. Vì thế, chúng xuất hiện đàng hoàng ở những hiệu sách lớn như Barnes và Noble ở Mỹ, không chỉ ở riêng 1 hiệu sách chuyên về thể loại siêu anh hùng. Những ấn bản bìa mềm hoặc bìa cứng được mua bởi đủ mọi kiểu người, không giới hạn trong fandom nào. Manga rất đa dạng thể loại, phục vụ mọi đối tượng chứ không riêng nam giới và thiếu niên.
Đối với độc giả, đó là 1 mê cung bất tận và là cơn ác mộng khi họ muốn khám phá thứ gì đó. Thậm chí bạn phải cập nhật các đầu truyện mới liên tục để biết về nhân vật hay sự kiện trước đây, vì nó có thể bị thay đổi trong bản phát hành mới khiến hiểu biết của bạn trở nên lỗi thời. Như 1 mớ bòng bong vậy. Chỉ sau 1 đầu truyện, nhân vật từng là dị nhân lại trở thành 1 thí nghiệm khoa học. Chỉ sau 1 đầu truyện, những nhân vật đã là cha con lại bị thay đổi thành nhận nuôi, nhân vật thực chất lại có khởi nguồn khác hẳn trước đây.
Manga không bao giờ phải chịu sự thay đổi liên xoành xoạch như thế, cho dù kéo dài hàng chục năm nhưng vẫn nhất quán và không thay đổi sự kiện đã xảy ra một cách ngẫu hứng.
Không ngạc nhiên khi manga ngày càng được chuộng hơn truyện tranh siêu anh hùng. Chúng dễ mua hơn, tiếp cận rộng rãi đối tượng với sư phong phú vô biên về thể loại, mạch truyện thống nhất và không “phản bội” niềm tin của những người đã đọc qua. Đánh bại truyện tranh siêu anh hùng ngay trên chính sân nhà dường như không phải là quá khó với 1 ngành công nghiệp.
>>> Manga Nhật "thổi bay" Marvel và DC ngay trên sân nhà nước Mỹ - chuyện gì đang xảy ra?