Vì sao nhiều doanh nghiệp không muốn cập nhật Windows 11?

Dữ liệu mới từ Lansweeper, một nhà cung cấp phần mềm quản lý tài sản cho thấy mức độ nâng cấp Windows 11 chỉ là 1,44%.
Vì sao nhiều doanh nghiệp không muốn cập nhật Windows 11?
Cụ thể dữ liệu công bố của Lansweeper chỉ ra, các bản nâng cấp lên Windows 11 đã tăng gần gấp ba trong 3 tháng qua nhưng tỷ lệ chấp nhận bản cập nhật này vẫn còn rất nhỏ.
Cuộc khảo sát hơn 10 triệu thiết bị Microsoft của phần mềm quản lý PC Lansweeper tiết lộ, 1,44% thiết bị hiện đang chạy Windows 11, tăng từ mức 0,52% hồi tháng 1/2022.
Lansweeper cho biết: “Việc chấp nhận nói chung vẫn còn chậm, gần sáu tháng kể từ khi ra mắt Windows 11 lần đầu tiên vì nghiên cứu trước đó của Lansweeper tiết lộ 55% thiết bị được quét không có khả năng nâng cấp lên Windows 11”.
Vì sao nhiều doanh nghiệp không muốn cập nhật Windows 11?
Trong khi phần lớn các thiết bị Microsoft được quét bởi phần mềm của Lansweeper đều vượt qua bài kiểm tra RAM (91%), chỉ khoảng một nửa số TPM (Mô-đun nền tảng đáng tin cậy) được kiểm tra đáp ứng yêu cầu, 19% không thành công và 28% không tương thích TPM hoặc không có.
Tuy nhiên dự báo với các máy trạm, máy ảo kém lạc quan hơn. Mặc dù khả năng tương thích của CPU cao hơn một chút ở mức 44,9% nhưng nghiên cứu của Lansweeper cho thấy chỉ 66,4% thiết bị có đủ RAM.
Dữ liệu của Lansweeper trái ngược hẳn với dữ liệu của nhà cung cấp phần mềm giám sát máy tính AdDuplex với tỷ lệ chấp nhận là 19,4%. Tuy nhiên, nghiên cứu của AdDuplex cho thấy sự tăng trưởng của Windows 11 đang dần bị đình trệ trong tháng trước. Hệ điều hành này chỉ tăng 0,1% thị phần so với các phiên bản Windows khác.
Vì sao nhiều doanh nghiệp không muốn cập nhật Windows 11?
Alan Mendelevich, CEO của AdDuplex, cho biết sự chênh lệch về tỷ lệ chấp nhận đến từ một thực tế rằng, dữ liệu của Lansweeper thu thập từ PC của người dùng doanh nghiệp trong khi của AdDuplex chủ yếu đến từ PC của người dùng cá nhân.
Mendelevich cho rằng, dù dữ liệu có thể không chính xác hoàn toàn nhưng con số dưới 1,5% nghe có vẻ hơi thấp so với thực tế, nhất là khi nhắc đến những chiếc PC chạy Windows 11 mới được bán ra.
Thông thường tất cả PC có điều kiện đều có cơ hội nâng cấp vì vậy ngay cả khi chưa đến một số PC đủ điều kiện nâng cấp thì con số cài đặt Windows 11 có thể khá gần với con số của AdDuplex.
Jack Gold, nhà phân tích chính tại J. Gold Associates cho biết con số chấp nhận nâng cấp lên Windows 11 của AdDuplex là quá cao và việc Lansweeper khẳng định 55% máy không thể chạy Windows 11 là quá thấp.
Gold nói: “Tôi thực sự nghi ngờ rằng Windows 11 đang chạy trên 19% tổng số máy sử dụng hiện nay vì Windows 10 chỉ chạy trên khoảng 75% số máy đang sử dụng. Điều đó có nghĩa là ở mức 19%, khoảng 25% máy tính Windows 10 có thể cập nhật lên Windows 11. Tôi cảm thấy khó tin rằng 25% trong số tất cả các máy Windows 10 trên thị trường thậm chí còn tương thích với Windows 11 vì nhiều PC đã sử dụng được từ 3-5 năm."
Khi đánh giá dữ liệu từ cả AdDuplex và Lansweeper, điều quan trọng là phải hiểu cách các công ty đưa ra các con số tương ứng của họ, cho dù thông qua trình duyệt web tương tác với các trang web nhất định hay thông qua một người dùng tự nguyện chạy.
Gold cho biết, có khả năng là bất kỳ máy nào hơn một vài năm tuổi sẽ không tương thích với và do đó không thể nâng cấp lên Windows 11. Và PC thậm chí khó có khả năng tuân thủ nếu chúng là máy cũ hơn, cấp thấp hơn.

Windows 11 không có quá nhiều điều thú vị thu hút người dùng​

Microsoft đã thúc đẩy người dùng nâng cấp lên Windows 11 nhưng đại đa số vẫn chọn sử dụng Windows 10.
Roel Decneut, giám đốc chiến lược của Lansweeper cho biết không giống như các phiên bản Windows trước, Windows 11 chỉ đơn giản là một phiên bản cải tiến lại từ Windows 10 và sự khác biệt cốt lõi giữa hai phiên bản này không nhiều. Decneut cho rằng: “Đây có thể là lý do chính khiến các doanh nghiệp còn ngần ngại nâng cấp lên Windows 11 vì nó không khác Windows 10 là mấy”.
Steve Kleynhans, phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu của Gartner cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng, không nhiều khách hàng thương mại muốn nâng cấp lên hệ điều hành Windows 11. Họ dự kiến sẽ không làm như vậy cho đến ít nhất năm 2023.
Tuy nhiên, Kleynhans cho biết còn "hơi sớm" để đưa ra bất kỳ kết luận nào về sự thành công của Windows 11. Trong một cuộc phỏng vấn trước đó, Kleynhans chia sẻ: “Mặc dù về mặt kỹ thuật, bản cập nhật hệ điều hành đã phát hành được sáu tháng nhưng một tỷ lệ rất lớn máy không còn nhận được bản cập nhật. Tỷ lệ cài đặt hiện tại có thể chỉ là diễn biến bình thường của thị trường trong giai đoạn đầu của bất kỳ phiên bản hệ điều hành mới nào và không phải là dấu hiệu của các vấn đề khác”.
Kết quả khảo sát cập nhật của Lansweeper cho thấy số lượng máy chạy các hệ điều hành cũ đã giảm xuống còn 6,6%, so với 9,75% vào tháng 1/2022. Một phần đáng kể trong số các hệ thống này đang chạy Windows XP và Windows 7 (hai phiên bản đã dừng hỗ trợ vào năm 2014 và 2020).
Vì sao nhiều doanh nghiệp không muốn cập nhật Windows 11?
Mặc dù tỷ lệ chấp nhận hệ điều hành mới đang tăng lên từng ngày nhưng rõ ràng là lộ trình nâng cấp Windows 11 không diễn ra nhanh như Microsoft từng kỳ vọng, đặc biệt là với các đối tác kinh doanh. Nhiều tổ chức đã không mua máy mới đáp ứng các điều kiện phần cứng lên Windows 11. Trong khi đó, nhiều tổ chức khác chỉ đơn giản là hài lòng với Windows 10 vì nó còn được hỗ trợ tới ít nhất năm 2025.
Do có sự khác biệt khá nhỏ giữa Windows 10 và 11 nên không ngạc nhiên khi người dùng doanh nghiệp lại chần chừ trong việc nâng cấp. Decnuet giải thích, đối với những người muốn nâng cấp lên Windows 11, bước đầu tiên là đánh giá thiết bị đó có đủ khả năng nâng cấp hay không.
Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp rất coi trọng việc quản lý tài sản công nghệ và cân nhắc xem liệu họ có đủ khả năng nâng cấp các thiết bị hay không.

>>> 7 điều tệ nhất trên Windows 11.
Nguồn: Computerworld
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top