minhbao171
Pearl
Điều này xảy ra ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Bạn muốn xem một đoạn phim, nhưng khi mở lên thì lại nhận được thông báo “Nội dung này không khả dụng tại khu vực của bạn”.
Vì sao lại như vậy?
Các công ty có thể áp dụng bộ lọc vị trí theo từng quốc gia, tiểu bang, thành phố, hay thậm chí là ở cấp độ nhỏ hơn như khu phố và toà nhà. Hình thức áp dụng rất khác biệt tuỳ vào từng dịch vụ. Một số vẫn cho phép bạn tìm kiếm và lựa chọn nội dung nhưng không cho phép bạn tiếp tục xem nó. Một số khác sẽ ẩn hoàn toàn nội dung tại những khu vực bị chặn, vì vậy bạn sẽ không thể biết được những nội dung bị chặn tại khu vực của bạn. Một ví dụ điển hình nhất chính là dịch vụ Netflix.
Ví dụ, một số bộ phim nổi tiếng như Friends hay Harry Potter được Netflix cung cấp tại thị trường Canada và Anh, nhưng tại Mỹ thì lại không có, hay tại Việt Nam, Netflix chỉ phát sóng bộ phim Friends mà không có Harry Potter. Rất nhiều chương trình được các dịch vụ phát trực tuyến khác mua bản quyền phân phối độc quyền tại thị trường Mỹ, như Hulu hoặc HBO Max. Với Youtube cũng tương tự như vậy. Bạn có thể vô tình gặp phải những đoạn phim trên Youtube nhưng lại không thể xem được vì quốc gia nơi bạn truy cập bị chặn. Thông thường là vì những đơn vị đăng tải đoạn phim đó, thường là các công ty phân phối nội dung, không có bản quyền phân phối bộ phim hoặc đoạn phim đó tại khu vực của bạn.
Một lý do khác mà các công ty thực hiện geo-blocking là để phân loại thị trường. Mỗi thị trường có mức chi phí, ngôn ngữ và nội dung ưu tiên khác nhau, vì vậy công ty phát trực tuyến sẽ phải cân đo đong đếm dịch vụ của mình phù hợp với từng khu vực cụ thể. Đó cũng là lý do vì sao một số dịch vụ không xuất hiện ở một nhóm các nước. Ví dụ, nhiều nước Châu Á có những nội dung mang tính địa phương mà ở Mỹ không có.
Một ví dụ dễ thấy nhất là các chương trình thể thao. Nhiều dịch vụ phát sóng chương trình thể thao, như NBA League Pass, chặn người xem ở một số khu vực xem các trận đấu đang được chiếu trên kênh truyền hình địa phương tại thành phố hoặc tiểu bang của họ. Đó là vì những kênh truyền hình truyền thống ở địa phương thường bỏ tiền mua bản quyền phát sóng độc quyền tại địa phương đó. Điều này dẫn đến một tình huống oái ăm là những người duy nhất không được xem trực tiếp trận Utah Jazz trên League Pass lại chính là những người sống tại Utah.
Bên cạnh việc chặn các bộ phim, geo-blocking còn có những ứng dụng khác khá thú vị. Ví dụ, khoảng vài năm trước, ứng dụng Snapchat cập nhật một tính năng có tên “geofilters”. Tính năng này chỉ cho phép người dùng tại những khu vực cụ thể mới có thể sử dụng những bộ lọc đặc biệt. Geofilters thường được sử dụng ở những sự kiện đặc biệt như đại nhạc hội, trận đấu thể thao, đám cưới hoặc trong những cộng đồng thu nhỏ như trường đại học. Các công ty quảng cáo cũng sử dụng geo-blocking để tạo ra những quảng cáo “siêu cục bộ” dành cho một nhóm người cụ thể tại một khu vực cụ thể.
Giải pháp đơn giản nhất là sử dụng dịch vụ VPN, hay nôm na là “mạng riêng ảo”. Dịch vụ này cho phép bạn định hướng luồng truy cập của mình qua một địa chi IP của bên thứ 3 tại một quốc gia khác. Ví dụ, nếu bạn kết nối với một máy chủ ở Nhật Bản, bạn sẽ có thể truy cập vào thư viện nội dung của Netflix tại thị trường Nhật Bản. Cách này không thể áp dụng với mọi thiết bị hay mọi dịch vụ (một số dịch vụ có thể chặn truy cập từ các dịch vụ VPN), nhưng đây là một cách khá hiệu quả đấy.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ VPN tại đây, tham khảo cách chọn dịch vụ VPN uy tín và lý do vì sao bạn nên tránh xa những dịch vụ VPN miễn phí.
Theo How To Geek
Vì sao lại như vậy?
Geo-Blocking là gì?
Geo-blocking, còn được gọi là geo-filtering hay region-locking, là khi một công ty chặn một vài vùng địa lý mà người xem tại đó không thể xem được nội dung bị chặn. Mọi thể loại nội dung đều có thể thực hiện geo-blocking, bao gồm báo chí, trang web và cả dịch vụ, nhưng phổ biến nhất là dịch vụ phát trực tuyến. Bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng mọi trang phát trực tuyến và nền tảng chia sẻ video, từ Youtube cho đến Hulu, đều có thể kích hoạt geo-blocking dưới nhiều hình thức khác nhau. Thậm chí nếu bạn chưa từng chủ động giới hạn người xem theo vị trí địa lý thì ít nhất có lẽ bạn cũng đã từng bị chặn xem một vài nội dung.Các công ty có thể áp dụng bộ lọc vị trí theo từng quốc gia, tiểu bang, thành phố, hay thậm chí là ở cấp độ nhỏ hơn như khu phố và toà nhà. Hình thức áp dụng rất khác biệt tuỳ vào từng dịch vụ. Một số vẫn cho phép bạn tìm kiếm và lựa chọn nội dung nhưng không cho phép bạn tiếp tục xem nó. Một số khác sẽ ẩn hoàn toàn nội dung tại những khu vực bị chặn, vì vậy bạn sẽ không thể biết được những nội dung bị chặn tại khu vực của bạn. Một ví dụ điển hình nhất chính là dịch vụ Netflix.
Vì sao các dịch vụ sử dụng geo-blocking?
Một trong những lý do phổ biến nhất là vấn đề bản quyền. Để được cung cấp nội dung một cách hợp pháp tại khu vực của bạn, dịch vụ đó cần sở hữu quyền phân phối nội dung tại những thị trường cụ thể. Với các chương trình truyền hình, chúng ta rất dễ nhận thấy việc một số nội dung của cùng một dịch vụ được phát sóng tại nhiều thị trường trong khi số khác thì không.Ví dụ, một số bộ phim nổi tiếng như Friends hay Harry Potter được Netflix cung cấp tại thị trường Canada và Anh, nhưng tại Mỹ thì lại không có, hay tại Việt Nam, Netflix chỉ phát sóng bộ phim Friends mà không có Harry Potter. Rất nhiều chương trình được các dịch vụ phát trực tuyến khác mua bản quyền phân phối độc quyền tại thị trường Mỹ, như Hulu hoặc HBO Max. Với Youtube cũng tương tự như vậy. Bạn có thể vô tình gặp phải những đoạn phim trên Youtube nhưng lại không thể xem được vì quốc gia nơi bạn truy cập bị chặn. Thông thường là vì những đơn vị đăng tải đoạn phim đó, thường là các công ty phân phối nội dung, không có bản quyền phân phối bộ phim hoặc đoạn phim đó tại khu vực của bạn.
Một ví dụ dễ thấy nhất là các chương trình thể thao. Nhiều dịch vụ phát sóng chương trình thể thao, như NBA League Pass, chặn người xem ở một số khu vực xem các trận đấu đang được chiếu trên kênh truyền hình địa phương tại thành phố hoặc tiểu bang của họ. Đó là vì những kênh truyền hình truyền thống ở địa phương thường bỏ tiền mua bản quyền phát sóng độc quyền tại địa phương đó. Điều này dẫn đến một tình huống oái ăm là những người duy nhất không được xem trực tiếp trận Utah Jazz trên League Pass lại chính là những người sống tại Utah.
Geo-blocking hoạt động như thế nào?
Các công ty có thể xác định vị trí của người dùng dựa trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Các ứng dụng sẽ sử dụng địa chỉ IP, dữ liệu GPS, hoặc cài đặt vùng trên thiết bị để xác định vị trí thực của người dùng. Nếu Netflix được cấp quyền truy cập vào dữ liệu vị trí, mỗi khi bạn khởi động ứng dụng, biểu tượng vị trí sẽ xuất hiện trên thanh thông báo của thiết bị. Khi bạn đến một quốc gia khác, bạn sẽ nhận ra những bộ phim và chương trình truyền hình có thể xem trên Netflix đã có sự thay đổi.Bên cạnh việc chặn các bộ phim, geo-blocking còn có những ứng dụng khác khá thú vị. Ví dụ, khoảng vài năm trước, ứng dụng Snapchat cập nhật một tính năng có tên “geofilters”. Tính năng này chỉ cho phép người dùng tại những khu vực cụ thể mới có thể sử dụng những bộ lọc đặc biệt. Geofilters thường được sử dụng ở những sự kiện đặc biệt như đại nhạc hội, trận đấu thể thao, đám cưới hoặc trong những cộng đồng thu nhỏ như trường đại học. Các công ty quảng cáo cũng sử dụng geo-blocking để tạo ra những quảng cáo “siêu cục bộ” dành cho một nhóm người cụ thể tại một khu vực cụ thể.
Làm thế nào để "vượt rào"?
Tôi biết cái cảm giác khó chịu khi nhìn thấy thông báo nội dung không khả dụng trên màn hình, nhất là khi bạn không còn gì để xem. Rất may là có những cách bạn có thể áp dụng để tránh bị geo-blocking.Bạn có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ VPN tại đây, tham khảo cách chọn dịch vụ VPN uy tín và lý do vì sao bạn nên tránh xa những dịch vụ VPN miễn phí.
Theo How To Geek