Vì sao Samsung phải "cắp sách" sang học Sony và Hitachi để vượt qua khủng hoảng?

Homelander The Seven

I will laser every f****** one of you!
Samsung đang đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có, đẩy tập đoàn này vào cuộc khủng hoảng được ví như "sóng gió bủa vây". Từ kết quả kinh doanh quý 3 không đạt kỳ vọng, những dấu hiệu thụt lùi của mảng kinh doanh chip bán dẫn, chững lại của smartphone và TV, cho đến làn sóng nhân sự cấp cao "dứt áo ra đi" lũ lượt, tất cả đang gióng lên hồi chuông báo động về một cuộc khủng hoảng cần được tháo gỡ một cách toàn diện và triệt để.

Theo Nikkei, Samsung đã không thay đổi mô hình kinh doanh tập trung vào bán dẫn, điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng và màn hình trong hơn một thập kỷ. Kết quả là, cả bốn lĩnh vực này đang mất dần khả năng cạnh tranh vào tay các công ty Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng hiện tại trong các mảng kinh doanh chủ lực đã thôi thúc Samsung xem xét lại triết lý quản lý của cố chủ tịch Lee Kun-hee. Tập đoàn đã triển khai dự án "Sự đi xuống và trỗi dậy của ngành điện tử Nhật Bản", do chính Chủ tịch Jay Y. Lee phụ trách, nhằm phân tích hoạt động của 110 công ty Nhật Bản. Mục tiêu chính là xác định và nuôi dưỡng các cơ hội kinh doanh mới cho Samsung.

1729655624607.png


Cụ thể, Samsung đang tập trung nghiên cứu cách Sony chuyển đổi trọng tâm từ điện tử sang nội dung như trò chơi, âm nhạc và phim ảnh. Hitachi thu hẹp đế chế kinh doanh ban đầu để tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng chính, loại bỏ bớt 1 số đơn vị yếu kém, cũng là một đối tượng nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, Samsung cũng đang phân tích các chiến lược của các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản như Mitsubishi - những doanh nghiệp đã chuyển đổi thành công sang phát triển tài nguyên vào đầu những năm 2000.

Điều đáng nói là, Samsung dường như đang đi theo "vết xe đổ" của chính các đối thủ Nhật Bản cách đây vài năm. Nikkei chỉ ra rằng, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã vượt qua các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực bán dẫn và tivi, nhưng giờ đây lại rơi vào thế phòng thủ khi dần bị các công ty Trung Quốc bắt kịp, giống hệt như tình huống mà các công ty Nhật Bản từng mắc phải.

Việc Samsung nghiên cứu cách các công ty Nhật Bản như Sony và Hitachi đã vực dậy thành công hoạt động kinh doanh của họ trong những năm gần đây sau khi tụt hậu so với các công ty Hàn Quốc vào những năm 1990 là một động thái đáng chú ý.

Tuy nhiên, liệu Samsung có thể thành công trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh và lấy lại vị thế dẫn đầu hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Bài học từ quá khứ của chính đối thủ có thể là chìa khóa, nhưng thành công của Samsung phụ thuộc vào việc họ vận dụng những bài học đó như thế nào trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top