Vào ngày 17 tháng 3 năm 2025, Aniplex và Crunchyroll đã công bố thành lập công ty sản xuất anime mới mang tên HAYATE thông qua liên doanh chung. Cả 2 đều là công ty con hoạt động trong lĩnh vực anime của tập đoàn Sony.
Mục tiêu chính của HAYATE là “lập kế hoạch và sản xuất các tác phẩm anime tập trung vào dịch vụ phát trực tuyến Crunchyroll”.
Hầu hết các series anime truyền hình hiện nay tại Nhật Bản được sản xuất theo mô hình ủy ban sản xuất. Đây là một hình thức hợp tác không chính thức, trong đó các công ty tham gia (thường là đài truyền hình, nền tảng phát trực tuyến, nhãn hàng, công ty quảng cáo, cơ quan thương mại,...) cùng góp vốn để đáp ứng chi phí sản xuất anime. Đổi lại, họ được chia sẻ quyền khai thác kinh doanh phát sóng, phát trực tuyến, băng đĩa, hàng hóa ăn theo,... Đồng thời nhận lợi nhuận nếu dự án thành công tùy theo tỷ lệ đóng góp. Liều ăn nhiều.
Mô hình này phổ biến từ thập niên 1990 giúp giảm rủi ro tài chính cho từng bên và thúc đẩy số lượng anime được sản xuất hàng năm. Đặc biệt khi các studio thường không đủ nguồn lực cho dự án. Và nếu dự án chẳng may thất bại, studio sẽ gánh chịu tất cả, nguy cơ giải thể sập tiệm vì thua lỗ. Nếu đi theo ủy ban sản xuất, studio không phải lo gánh chịu thất bại, tài chính được đảm bảo và có kế hoạch lịch trình từ trước để họ tập trung tối đa vào chuyên môn sản xuất. Aniplex chính là 1 đơn vị như vậy, thường xuyên dẫn dắt các dự án chuyển thể anime, đôi khi góp vốn vào 1 ủy ban của bên khác.
Tuy nhiên, mô hình ủy ban sản xuất có những hạn chế rõ rệt:
Điều kiện “mọi nhà đầu tư phải tham gia vào một phần hoạt động kinh doanh” khiến các công ty nước ngoài khó tham gia vì khác biệt văn hóa, môi trường.
Sự phân chia quyền lợi khai thác giữa các bên đôi khi cản trở ra quyết định nhanh chóng hoặc tận dụng thời cơ chớp nhoáng thị trường. Thường thì càng góp nhiều vốn sẽ càng có tiếng nói, chồng chéo lợi ích khiến kế hoạch phải điều chỉnh sao cho hài hòa nhất, mất nhiều thời gian sắp xếp như vậy.
Nếu anime không đạt doanh thu mong đợi, cả ủy ban có thể chịu lỗ chung. Lúc này ông nào bỏ càng nhiều vốn sẽ chịu thiệt hại nặng hơn người khác.
Sự xuất hiện của các ông lớn phát trực tuyến ngoại quốc như Netflix, Disney+, Amazon Prime đã làm lung lay mô hình truyền thống này. Netflix từng chi trả 2-3 tỷ Yên (hoặc hơn) cho mỗi dự án anime để đảm bảo độc quyền phát sóng trong khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp studio nhận được nguồn vốn ổn định mà không cần phụ thuộc vào ủy ban.
Tuy nhiên, sau giai đoạn thử nghiệm, Netflix đã cắt giảm mạnh sản xuất anime gốc do không đạt lượng người xem như kỳ vọng. Cho thấy mô hình “độc quyền phát trực tuyến” không phải lúc nào cũng thành công.
Trong khi đó, nhu cầu đối với anime tiếp tục tăng vọt. Các series sản xuất theo mô hình ủy ban khi được phát trên nhiều nền tảng trực tuyến (không độc quyền) đã mang lại doanh thu quốc tế đáng kể. Theo Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản, thị trường anime toàn cầu đã tăng từ 11 tỷ USD năm 2013 lên hơn 22 tỷ USD năm 2023. Tuy nhiên tại Nhật Bản, cạnh tranh giành quyền sản xuất ngày càng khốc liệt, biến nó thành “thị trường của người bán” (studio) trong khi các công ty sản xuất không giữ quyền phát trực tuyến lại không hưởng lợi tương xứng.
Trong bối cảnh này, việc Aniplex và Crunchyroll lập HAYATE phản ánh một chiến lược mới nhằm vượt qua hạn chế của mô hình truyền thống và tận dụng cơ hội từ thị trường quốc tế:
Tận dụng thế mạnh đôi bên: Aniplex là một trong những công ty lớn nhất thế giới về sản xuất và phân phối anime, sở hữu 2 studio A-1 Pictures (Sword Art Online) và CloverWorks (Bocchi the Rock!) cùng kinh nghiệm lập kế hoạch dày dặn qua các hit như Demon Slayer hay Fate. Trong khi đó, Crunchyroll là nền tảng phát trực tuyến anime hàng đầu với hơn 15 triệu thuê bao trả phí, phủ sóng tại hơn 200 quốc gia, sở hữu dữ liệu khán giả và năng lực tiếp thị mạnh mẽ.
Vượt qua rào cản tham gia: Thay vì mời Crunchyroll tham gia các ủy ban sản xuất tại Nhật vốn đòi hỏi “sự tham gia kinh doanh” phức tạp, thành lập HAYATE cho phép hai bên hợp tác trực tiếp dưới 1 pháp nhân chung, tối ưu hóa nguồn lực và quyền kiểm soát.
Định hướng toàn cầu: HAYATE tập trung sản xuất anime cho Crunchyroll có lợi thế phát sóng đồng thời (simulcast) ngay sau khi ra mắt tại Nhật. Điều này khác Netflix vốn ưu tiên độc quyền dài hạn nhưng không đạt hiệu quả như mong đợi. Crunchyroll với mô hình linh hoạt hơn (miễn phí kèm quảng cáo và trả phí), có thể tối ưu hóa doanh thu từ lượng người xem phương Tây khổng lồ.
Giảm rủi ro: Thay vì phụ thuộc vào thành công của từng dự án “hợp tác sản xuất” riêng lẻ như cách làm truyền thống, HAYATE cho phép xây dựng danh mục anime dài hạn, tận dụng quy mô của Crunchyroll để phân tán rủi ro.
2 công ty đã hợp tác trong dự án Solo Leveling đạt thành công vang dội. Đây là bài học kinh nghiệm cho sự ra đời của HAYATE sau này. HAYATE không thay thế hoàn toàn ủy ban sản xuất mà là kênh bổ sung nhắm đến thị trường quốc tế – cơ sở người dùng vững chắc ở Crunchyroll. Điều này cũng phù hợp với chiến lược của Sony. Sau khi mua Crunchyroll năm 2021, tập đoàn muốn tạo chuỗi giá trị anime từ sản xuất (Aniplex) đến phân phối (Crunchyroll) thành mô hình khép kín.
Sony cũng có thể tích hợp HAYATE với các dự án khác như AnimeCanvas (phần mềm sản xuất anime đang phát triển), học viện đào tạo nhân lực (đang phát triển) nhằm tối ưu hóa quy trình sáng tạo.
Tóm lại, việc thành lập HAYATE là nước đi chiến lược của Aniplex và Crunchyroll, phản ánh xu hướng toàn cầu hóa anime, nỗ lực vượt qua giới hạn của mô hình ủy ban sản xuất. Sự kết hợp giữa chuyên môn sản xuất của Aniplex và mạng lưới phân phối của Crunchyroll, giúp HAYATE tạo ra các tác phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu fan quốc tế.
Mục tiêu chính của HAYATE là “lập kế hoạch và sản xuất các tác phẩm anime tập trung vào dịch vụ phát trực tuyến Crunchyroll”.
![]()
Sony thành lập studio anime mới
Aniplex và Crunchyroll, hai tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp anime thuộc tập đoàn Sony, đã chính thức công bố hợp tác đầu tư và thành lập 1 liên doanh sản xuất anime hoàn toàn mới mang tên Hayate. Studio mới này sẽ tập trung vào phát triển và sản xuất anime chất lượng cao, nhắm đến khán giả...vnreview.vn
Hầu hết các series anime truyền hình hiện nay tại Nhật Bản được sản xuất theo mô hình ủy ban sản xuất. Đây là một hình thức hợp tác không chính thức, trong đó các công ty tham gia (thường là đài truyền hình, nền tảng phát trực tuyến, nhãn hàng, công ty quảng cáo, cơ quan thương mại,...) cùng góp vốn để đáp ứng chi phí sản xuất anime. Đổi lại, họ được chia sẻ quyền khai thác kinh doanh phát sóng, phát trực tuyến, băng đĩa, hàng hóa ăn theo,... Đồng thời nhận lợi nhuận nếu dự án thành công tùy theo tỷ lệ đóng góp. Liều ăn nhiều.

Mô hình này phổ biến từ thập niên 1990 giúp giảm rủi ro tài chính cho từng bên và thúc đẩy số lượng anime được sản xuất hàng năm. Đặc biệt khi các studio thường không đủ nguồn lực cho dự án. Và nếu dự án chẳng may thất bại, studio sẽ gánh chịu tất cả, nguy cơ giải thể sập tiệm vì thua lỗ. Nếu đi theo ủy ban sản xuất, studio không phải lo gánh chịu thất bại, tài chính được đảm bảo và có kế hoạch lịch trình từ trước để họ tập trung tối đa vào chuyên môn sản xuất. Aniplex chính là 1 đơn vị như vậy, thường xuyên dẫn dắt các dự án chuyển thể anime, đôi khi góp vốn vào 1 ủy ban của bên khác.
Tuy nhiên, mô hình ủy ban sản xuất có những hạn chế rõ rệt:




Sự xuất hiện của các ông lớn phát trực tuyến ngoại quốc như Netflix, Disney+, Amazon Prime đã làm lung lay mô hình truyền thống này. Netflix từng chi trả 2-3 tỷ Yên (hoặc hơn) cho mỗi dự án anime để đảm bảo độc quyền phát sóng trong khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp studio nhận được nguồn vốn ổn định mà không cần phụ thuộc vào ủy ban.
Tuy nhiên, sau giai đoạn thử nghiệm, Netflix đã cắt giảm mạnh sản xuất anime gốc do không đạt lượng người xem như kỳ vọng. Cho thấy mô hình “độc quyền phát trực tuyến” không phải lúc nào cũng thành công.
Trong khi đó, nhu cầu đối với anime tiếp tục tăng vọt. Các series sản xuất theo mô hình ủy ban khi được phát trên nhiều nền tảng trực tuyến (không độc quyền) đã mang lại doanh thu quốc tế đáng kể. Theo Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản, thị trường anime toàn cầu đã tăng từ 11 tỷ USD năm 2013 lên hơn 22 tỷ USD năm 2023. Tuy nhiên tại Nhật Bản, cạnh tranh giành quyền sản xuất ngày càng khốc liệt, biến nó thành “thị trường của người bán” (studio) trong khi các công ty sản xuất không giữ quyền phát trực tuyến lại không hưởng lợi tương xứng.

Trong bối cảnh này, việc Aniplex và Crunchyroll lập HAYATE phản ánh một chiến lược mới nhằm vượt qua hạn chế của mô hình truyền thống và tận dụng cơ hội từ thị trường quốc tế:





2 công ty đã hợp tác trong dự án Solo Leveling đạt thành công vang dội. Đây là bài học kinh nghiệm cho sự ra đời của HAYATE sau này. HAYATE không thay thế hoàn toàn ủy ban sản xuất mà là kênh bổ sung nhắm đến thị trường quốc tế – cơ sở người dùng vững chắc ở Crunchyroll. Điều này cũng phù hợp với chiến lược của Sony. Sau khi mua Crunchyroll năm 2021, tập đoàn muốn tạo chuỗi giá trị anime từ sản xuất (Aniplex) đến phân phối (Crunchyroll) thành mô hình khép kín.
Sony cũng có thể tích hợp HAYATE với các dự án khác như AnimeCanvas (phần mềm sản xuất anime đang phát triển), học viện đào tạo nhân lực (đang phát triển) nhằm tối ưu hóa quy trình sáng tạo.
Tóm lại, việc thành lập HAYATE là nước đi chiến lược của Aniplex và Crunchyroll, phản ánh xu hướng toàn cầu hóa anime, nỗ lực vượt qua giới hạn của mô hình ủy ban sản xuất. Sự kết hợp giữa chuyên môn sản xuất của Aniplex và mạng lưới phân phối của Crunchyroll, giúp HAYATE tạo ra các tác phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu fan quốc tế.