Video hiếm quay được cảnh mực đổi màu theo môi trường chỉ trong chớp mắt

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Đây là lần đầu tiên người ta quan sát thấy khả năng ngụy trang ở mực trong phòng thí nghiệm.
Một nhóm các nhà khoa học ở Nhật Bản đã ghi lại được hình ảnh mực ngụy trang theo môi trường xung quanh, giống như bạch tuộc và mực nang. Mực trong tự nhiên vốn được biết có thể thay đổi màu sắc và đó là lý do các nhà khoa học đã tạo một thí nghiệm để xác nhận khả năng này trong phòng thí nghiệm.
Giống như các loài động vật chân đầu khác, mực có hàng nghìn tế bào sắc tố (tế bào thay đổi màu sắc) dưới da của chúng. Tế bào sắc tố có thể phồng lên và co lại để tạo ra vẻ tối hơn hoặc sáng hơn, cho phép các loài động vật giao tiếp với nhau và hòa nhập với môi trường xung quanh.
Loài mực hình bầu dục mà nhóm nghiên cứu là Sepioteuthis lessoniana chưa bao giờ được quan sát thấy thực hiện kiểu ngụy trang này ngoài môi trường. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Okinawa (Nhật) đã nuôi nhốt con mực hình bầu dục và chứng kiến chúng thay đổi màu sắc để ẩn mình trong bể nước. Nghiên cứu đã được công bố vào tuần trước trên tạp chí Scientific Reports.
Ryuta Nakajima, một nhà sinh vật học tại Đại học Minnesota Duluth, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Mực thường bơi lượn trong đại dương nhưng chúng tôi muốn tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi chúng di chuyển gần hơn một chút đến rạn san hô hoặc nếu chúng bị săn đuổi bởi kẻ săn mồi dưới đáy đại dương. Nếu chất nền là thứ quan trọng đối với mực để tránh bị săn mồi thì điều đó cho thấy việc tăng hoặc giảm quần thể mực thậm chí còn liên quan nhiều hơn đến sức khỏe của rạn san hô hơn chúng ta tưởng”.
Có một số lý do mà các nhà khoa học trước đây không thể biết, đó là mức độ thay đổi màu sắc của mực theo môi trường của chúng. Mực có thể khó nuôi trong điều kiện nuôi nhốt và không giống như bạch tuộc và mực nang, mực ống có xu hướng sống trong đại dương rộng mở, nghĩa là không có nhiều chất nền để hòa trộn.
Video hiếm quay được cảnh mực đổi màu theo môi trường chỉ trong chớp mắt
Michael Vecchione, một nhà sinh vật học tại Viện Smithsonian và NOAA cho biết: “Loài Sepioteuthis sepioidea thường sống ở Đại Tây Dương và đã được quan sát rất nhiều. Nó được mô tả có rất nhiều hành vi và màu sắc,…nhưng nó gần như là các quan sát thực địa. Theo như tôi biết, đây là lần đầu tiên kiểu ngụy trang như này được quan sát trong điều kiện phòng thí nghiệm”.
Trong môi trường sống tự nhiên ngoài khơi Okinawa, mực ống hình bầu dục có màu sáng, phản chiếu ánh sáng mặt trời xuyên qua bề mặt đại dương. Nhưng khi nuôi trong bể, mực có thể bắt chước các bề mặt trong bể.
Khi các nhà nghiên cứu đang làm sạch bể, họ nhận ra màu sắc của các con vật đang thay đổi tùy thuộc vào việc chúng đang bơi trên mặt có tảo phủ hay mặt trơn của bể.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thí nghiệm để ghi lại sự thay đổi màu sắc đó, ví dụ như cố ý làm cho một mặt của bể được phủ đầy tảo và mặt còn lại là trơn láng hoàn toàn. Khi bởi gần phía tảo, loài cephalopods chuyển sang màu xanh lục đậm nhưng khi bơi sang phần trơn của bể, chúng trở nên gần như mờ đục.
Zdeněk Lajbner, nhà sinh vật học tại Viện Okinawa và là đồng tác giả chia sẻ: “Hiệu ứng này thực sự rất ấn tượng. Tôi vẫn ngạc nhiên là không ai nhận ra khả năng này của chúng. Nó cho thấy chúng ta biết rất ít về những loài động vật tuyệt vời như thế này”.
Dưới đây là các video lại quá trình thử nghiệm biến đổi màu sắc dựa theo môi trường xung quanh của loài mực:


Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top