Năm 1630, theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng một công trình lũy quân sự ở bờ nam sông Nhật Lệ (nay là Đồng Hới, Quảng Bình), có tên là Lũy Thầy, hay còn gọi là lũy Đào Duy Từ. Công trình này nhằm bảo vệ Đàng Trong trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài.
Thời điểm đó, Lũy Thầy vô cùng đồ sộ, đến mức nhân dân còn lưu truyền câu thơ: “Khôn ngoan vượt được Thanh Hà/Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy” . Quả thật vậy, sau hơn 100 năm sau, Lũy Thầy vẫn sừng sững, đứng vững trước nhiều cuộc chiến mà không hề bị xuyên thủng.
Lũy Thầy còn được gọi là Lũy Đào Duy Từ vì đây là vị quan chỉ huy thiết kế, xây dựng công trình. Ông quê ở phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Với tài đức của mình, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn vô cùng kính nể, còn gọi ông là thầy. Người dân gọi thành lũy ông xây là Lũy Thầy cũng phần nào để bày tỏ lòng tôn kính đến vị đại quan này.
Lại nói về Lũy Thầy, nơi đây có 3 chiến lũy chính là lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Trường Dục. Lũy được xây từ Đầu Mâu đến cửa Nhật Lệ, dài đến 12km. Qua thời gian, chiến tranh, nay Lũy Thầy chỉ còn di tích của 3 cửa là cửa Tấn Nhật Lệ, cửa Lý chính Đại quan môn (sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng), cửa vào Dinh Quảng Bình (còn gọi là Quảng Bình Quan).
Lũy Thầy được đắp bằng đất và đá, phía ngoài đóng cọc bằng gỗ lim, phía trong đóng cọc tre. Chiều cao trung bình của lũy là từ 3 – 6m, rộng 6m, cao 5 tầng. Lũy kiên cố đến mức voi hay ngựa cũng có thể đi lại được. Lũy Thầy xây dọc sông Nhật Lệ nên độ khó đánh phá lại càng cao.
Lịch sử chép lại, năm 1774, trong lúc chúa Nguyễn đang đối phó với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ, Trịnh Sâm đã sai tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh vào Phú Xuân (Huế). 3 vạn quân do Hoàng Ngũ Phúc vượt sông Gianh, kết hợp với việc tướng giữ thành ngầm dâng Lũy Thầy nên dễ dàng nam tiến và bắt được Trương Phúc Loan mang về kinh trị tội.
Thời điểm đó, Lũy Thầy vô cùng đồ sộ, đến mức nhân dân còn lưu truyền câu thơ: “Khôn ngoan vượt được Thanh Hà/Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy” . Quả thật vậy, sau hơn 100 năm sau, Lũy Thầy vẫn sừng sững, đứng vững trước nhiều cuộc chiến mà không hề bị xuyên thủng.
Lũy Thầy còn được gọi là Lũy Đào Duy Từ vì đây là vị quan chỉ huy thiết kế, xây dựng công trình. Ông quê ở phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Với tài đức của mình, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn vô cùng kính nể, còn gọi ông là thầy. Người dân gọi thành lũy ông xây là Lũy Thầy cũng phần nào để bày tỏ lòng tôn kính đến vị đại quan này.
Lại nói về Lũy Thầy, nơi đây có 3 chiến lũy chính là lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Trường Dục. Lũy được xây từ Đầu Mâu đến cửa Nhật Lệ, dài đến 12km. Qua thời gian, chiến tranh, nay Lũy Thầy chỉ còn di tích của 3 cửa là cửa Tấn Nhật Lệ, cửa Lý chính Đại quan môn (sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng), cửa vào Dinh Quảng Bình (còn gọi là Quảng Bình Quan).
Lũy Thầy được đắp bằng đất và đá, phía ngoài đóng cọc bằng gỗ lim, phía trong đóng cọc tre. Chiều cao trung bình của lũy là từ 3 – 6m, rộng 6m, cao 5 tầng. Lũy kiên cố đến mức voi hay ngựa cũng có thể đi lại được. Lũy Thầy xây dọc sông Nhật Lệ nên độ khó đánh phá lại càng cao.
Lịch sử chép lại, năm 1774, trong lúc chúa Nguyễn đang đối phó với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ, Trịnh Sâm đã sai tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh vào Phú Xuân (Huế). 3 vạn quân do Hoàng Ngũ Phúc vượt sông Gianh, kết hợp với việc tướng giữ thành ngầm dâng Lũy Thầy nên dễ dàng nam tiến và bắt được Trương Phúc Loan mang về kinh trị tội.